Giai đoạn cửa sổ HIV là gì? Kéo dài trong bao lâu?

HIV là một loại virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tại mỗi giai đoạn khác nhau, bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Vậy giai đoạn cửa sổ HIV có những biểu hiện lâm sàng nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin về HIV giai đoạn cửa sổ.

276125504 1473998806355271 8728664060514540187 n

Giai đoạn cửa sổ HIV là gì?

Ngay khi bị nhiễm bệnh, virus HIV sẽ bắt đầu sinh sản trong cơ thể của bạn. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với các kháng nguyên bằng cách tạo ra các tế bào chống lại virus (kháng thể).

Giai đoạn cửa sổ HIV là giai đoạn giữa thời điểm phơi nhiễm HIV (virus mới xâm nhập vào cơ thể) đến khi phát hiện virus HIV bằng cách xét nghiệm.  Một người bị mắc HIV thường mất khoảng từ 3 – 6 tháng để cơ thể sản sinh ra đủ một lượng kháng thể chống lại virus.

Trong giai đoạn cửa sổ HIV, dù bệnh nhân đã thực sự bị nhiễm bệnh nhưng khi xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính.  Đặc biệt, bạn vẫn có thể lây nhiễm HIV cho người khác trong giai đoạn này. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh những kết quả cho lại âm tính thì bạn nên tiếp tục thực hiện các xét nghiệm trong 1 – 3 tháng để xác nhận. Và trong khoảng thời gian này, bạn cần dùng BCS khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa khả năng lây bệnh.

Xét nghiệm HIV thường cho ra kết quả âm tính trong giai đoạn cửa sổ
Xét nghiệm HIV thường cho ra kết quả âm tính trong giai đoạn cửa sổ

Bệnh HIV lây nhiễm qua đường nào?

HIV hay còn được gọi là căn bệnh thế kỷ, là một bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Khi mắc bệnh, virus sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Virus HIV chủ yếu lây nhiễm qua các con đường sau:

Đường máu

  • Sử dụng chung kim tiêm, dụng cụ y tế, tiêm chích ma túy
  • Truyền qua đường máu hoặc các chế phẩm từ máu mà chưa thông qua sàng lọc
  • Dùng chung dụng cụ sắc nhọn, như: dụng cụ xăm

Đường tình dục

  • QHTD bằng âm đạo, hậu môn, miệng mà không sử dụng BCS hoặc dùng BCS sai cách
  • QHTD với nhiều người khác nhau
  • QHTD với bệnh nhân bị nhiễm HIV

Từ mẹ sang con

  • Trong giai đoạn mang thai hoặc khi sinh con
  • Qua đường sữa mẹ

Tuy nhiên, bạn không thể bị lây HIV thông qua các trường hợp sau:

  • Ôm, bắt tay, hôn hoặc ăn uống chung với người bệnh
  • Hắt hơi, ho
  • Côn trùng cắn hoặc muỗi đốt

Các biểu hiện của HIV qua các giai đoạn

Giai đoạn cửa sổ (giai đoạn đầu: nhiễm cấp tính)

Trong giai đoạn cửa sổ HIV, các virus sẽ nhân lên một cách nhanh chóng trong cơ thể bệnh nhân, dẫn đến có nhiều loại virus máu ngoài biên. Số lượng virus HIV trong máu có thể lên đến vài triệu hạt trong mỗi ml.

Lúc này, người bị HIV có thể xuất hiện các biểu hiện như bệnh bạch cầu đơn nhân hoặc cảm cúm trong vòng 2 – 4 tuần đầu kể từ khi virus bắt đầu phát tán trong cơ thể. Các triệu chứng phổ biến mà bệnh nhân có thể gặp phải, gồm phát ban, sốt, nổi hạch, đau cơ, viêm họng, mệt mỏi, khó chịu, lở loét thực quản và miệng.

Một số biểu hiện lâm sàng ít phổ biến như: buồn nôn, nhức đầu, sưng gan và lá lách, bệnh tưa miệng, sụt cân và các triệu chứng khác về thân kinh. Với mỗi người, các triệu chứng trong giai đoạn này là khác nhau, trung bình sẽ kéo dài khoảng 28 ngày và ngắn nhất là 1 tuần.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải các triệu chứng trên, một người bệnh không xuất hiện bất cứ biểu hiện gì trong giai đoạn này. Ngay cả khi thăm khám bác sĩ cũng có thể bị chuẩn đoán nhầm thành một bệnh nhiễm khuẩn thông thường có các triệu chứng tương tự. Do đó, nếu nghi ngờ bạn nên thực hiện xét nghiệm thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời cũng như ngăn ngừa sự lây nhiễm sang cho người khác.

Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn cửa sổ HIV
Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn cửa sổ HIV

HIV giai đoạn 2: Nhiễm mãn tính

Sau khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn “bại trận” với virus HIV, các triệu chứng phát bệnh giống như cảm cúm cũng sẽ biến mất. Bác sĩ gọi giai đoạn này là tiềm ẩn hoặc giai đoạn lâm sàng không triệu chứng. Trong giai đoạn 2, hầu hết các người bệnh không có bất cứ biểu hiện này. Do đó, bạn cũng không nhận ra mình đã bị nhiễm HIV hoặc có thể đã lây nhiễm sang cho người khác. Giai đoạn tiềm ẩn này có thể kéo dài lên đến 10 năm hoặc thậm chí là lâu hơn thế.

Vào giai đoạn này, nếu HIV không được điều trị kịp thời sẽ giết chết các tế bào T-CD4 (có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh) và phá hủy hệ thống miễn dịch của bạn. Số lượng CD4 của một người bình thường sẽ dao động từ 450 – 1400 tế bào trên mỗi microliter. Nếu không được điều trị bệnh, số lượng CD4 sẽ suy giảm và khiến cho sức đề kháng của người bệnh yếu đi, từ đó rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác cũng tăng theo khi số lượng virus HIV trong máu tăng nhanh. Vấn đề cấp thiết là không thể để giai đoạn này diễn ra lâu. Nếu bạn sử dụng thuốc chống HIV trong giai đoạn này, chúng sẽ giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch và ngăn chặn virus lây lan. Đồng thời, hãy đến khám bác sĩ thường xuyên và xây dựng thói quen sống lành mạnh để có một cuộc sống thoải mái hơn và có ích hơn.

HIV giai đoạn cuối: AIDS

Trong giai đoạn cuối của bệnh HIV hay còn được gọi là AIDS, người bệnh thường xuất hiện một số biểu hiện sau:

  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Sốt kéo dài trên 10 ngày
  • Sưng ở bẹn hoặc cổ
  • Sụt cân không lý do
  • Thường xuyên đổ mồ hôi đêm
  • Xuất hiện những đốm nâu trên da
  • Tiêu chảy nặng và kéo dài
  • Khó thở
  • Xuất hiện vết bầm tím hoặc chảy máu không lý do
  • Nhiễm nấm men ở âm đạo, cổ họng hoặc ở miệng

Nếu không sử dụng thuốc, người bị AIDS chỉ sống được khoảng 3 năm, nếu bị nhiễm trùng nguy hiểm thì khoảng thời gian còn ít hơn. Tuy nhiên, HIV vẫn có thể được điều trị trong giai đoạn này. Nếu sử dụng thuốc và nghe theo lời khuyên của bác sĩ về tình trạng mà bạn đang mắc phải cũng như có phương pháp đúng đắn và lối sống lành mạnh thì bạn có thể sống lâu hơn.

Các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn AIDS
Các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn AIDS

HIV giai đoạn cửa sổ thường diễn ra bao lâu?

Giai đoạn cửa sổ HIV sẽ có sự khác nhau giữa từng bệnh nhân và cũng tùy thuộc vào loại xét nghiệm HIV. Hầu hết các loại xét nghiệm phát hiện HIV đều là xét nghiệm kháng thể. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh cần có khoảng thời gian để tạo ra đủ kháng thể cho xét nghiệm HIV để xác định đã bị nhiễm HIV hay chưa.

Khoảng thời gian sớm nhất để xét nghiệm HIV có thể phát hiện ra sự nhiễm trùng là 3 tuần. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể phát hiện sớm  sự phát triển của các kháng thể mà phải mất một khoảng thời gian từ 3 – 12 tuần sau khi mắc bệnh.

Vời thời kỳ cuối của giai đoạn cửa sổ, lượng kháng thể trong cơ thể người bệnh sẽ tăng cao đến mức có thể phát hiện được người mắc HIV bằng phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Tức là huyết thanh đã chuyển từ kết quả âm sang dương, người ta còn gọi đây là giai đoạn chuyển đổi huyết thanh. Và giai đoạn này có thể kéo dài trung bình từ 5 – 10 năm hoặc lâu hơn tùy vào thể trạng của người bệnh.

Giai đoạn HIV cửa sổ thường kéo dài từ 3 – 12 tuần
Giai đoạn HIV cửa sổ thường kéo dài từ 3 – 12 tuần

Với những thông tin được chia sẻ trên, rất mong bạn đã có thêm nhiều kiến thức về giai đoạn cửa sổ HIV cũng như các triệu chứng của giai đoạn này. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người mắc HIV có thể kéo dài sự sống và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang cho người khác.

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *