Bệnh giang mai và các thông tin cần biết về xét nghiệm bệnh giang mai

Bệnh giang mai là loại bệnh được xếp vào nhóm bệnh nhiễm trùng khá nguy hiểm. Giang mai có thể lây lan từ người sang người bởi việc quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Hãy cùng Phòng khám đa khoa Galant tìm hiểu về bệnh giang mai và các thông tin cần biết về xét nghiệm bệnh giang mai để có thể bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người xung quanh.

Bệnh giang mai là gì

benh giang mai va cac thong tin can biet ve xet nghiem benh giang mai 1

Bệnh giang mai lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng, hậu môn với người bị bệnh giang mai. Bệnh giang mai có 3 giai đoạn chính, kéo dài trong vài tuần, vài tháng và vài năm. Do đó người nghi nhiễm cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Ba giai đoạn của bệnh giang mai bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Các triệu chứng như loét cơ quan sinh dục xuất hiện từ 6 đến 8 tuần và tự động hết. Ở nam giới, đó là loét ở bao quy đầu. Ở nữ giới, đó là loét âm đạo, môi bé. Các vết loét có hình dạng tròn hoặc bầu, màu đỏ, không bị ngứa và không có mủ. Ở giai đoạn đầu này, nếu bệnh nhân đến các cơ sở ý tế để khám và xét nghiệm thì việc điều trị sẽ mang lại được hiệu quả cao.
  • Giai đoạn 2: Các triệu chứng như cơ thể bị nổi các vết sần, xuất hiện các nốt hồng trên da giống vết phỏng nước, lở loét da và các bộ phận niêm mạc như niêm mạc mắt, niêm mạc môi
  • Giai đoạn 3: Các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, não,… đã bị vi khuẩn xâm nhập. Đây là giai đoạn muộn và nguy hiểm nhất đối với sức khỏe cả người bệnh.

Theo y học, thời gian giữa các giai đoạn của bệnh giang mai nếu không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng thì được xem là bệnh giang mai kín. Các bệnh giang mai kín chỉ được phát hiện khi bệnh nhân được bác sĩ chỉ định tiến hành xét nghiệm huyết thanh. Do bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh lâu nên nếu kịp thời có phương án xét nghiệm bệnh giang mai và phương án chữa bệnh thì khả năng khỏi bệnh rất cao. Ngoài ra, chữa trị sớm, đúng cách góp phần hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra cho người bệnh.

Xem thêm: Những điều nên biết về bệnh giang mai giai đoạn đầu

Nên làm gì để tránh nhiễm bệnh giang mai

Các bác sĩ khuyên tốt nhất để tránh các bệnh lây nhiễm như giang mai là không quan hệ tính dục thông qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Nếu có quan hệ tình dục, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai theo các biện pháp sau đây:

  • Duy trì mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Cả hai trước khi bắt đầu mối quan hệ này cần xét nghiệm giang mai, đảm bảo không ai mắc bệnh giang mai.
  • Nên sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục và phải sử dụng bao cao su đúng cách. Bao cao su giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét của cơ thể. Tuy nhiên, không phải vết loét nào cũng ở nơi bao cao su có thể che lại. Nếu bao cao su không thể che được vết loét và cơ thể bạn tiếp xíu với vết loét thì bạn vẫn có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai.

Xét nghiệm bệnh giang mai như thế nào

benh giang mai va cac thong tin can biet ve xet nghiem benh giang mai 2

Bệnh giang mai có nhiều phương pháp xét nghiệm. Trong đó có thể kể đến như:

Soi kính hiển vi trường tối

Đây là phương pháp được sử dụng cho các bệnh nhân mắc giang mai ở giai đoạn 1. Lúc này các xoắn khuẩn Treponema Pallidum chưa có cơ hộiu xâm nhập sâu vào máu nên có thể được soi bởi kính hiển vi trường tối. Các bác sĩ có thể dùng các vết loét, dịch âm đạo, niệu đạo của các bệnh nhân để làm mẫu vật soi dưới kính hiển vi để tìm các vi khuẩn.

Xét nghiệm sàng lọc RPR

Phương pháp xét nghiệm sàng lọc RPR được dùng để xét nghiệm cho các bệnh nhân ở giai đoạn 2. Phương pháp này hỗ trợ tìm các kháng thể bên trong cơ thể người bệnh, chống lại các nhiễm trùng.

Xét nghiệm tìm các kháng thể đặc hiệu giang mai

Các xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu giang mai được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu và dịch tủy của người bệnh. Từ đó kiểm tra xác nhận xem có kháng thể Treponema Pallidum xuất hiện hay không.

Có 2 dạng xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu giang mai là TPHA (hay còn có tên gọi khác là TPPA) định tính hoặc định lượng và Syphilis tự động để tìm kháng thể đặc hiệu với các vi khuẩn gây ra bệnh giang mai.

Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường nào và những điều cần biết

Không chỉ riêng giang mai, các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ có thể ngăn chặn khi bạn có đời sống chung thủy một vợ một chồng và không tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh. Nếu nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh giang mai, bạn có thể đến Phòng khám đa khoa Galant  hoặc các cơ sở uy tín để thực hiện các xét nghiệm bệnh giang mai. Hãy luôn sống lành mạnh vì sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *