Thuốc PrEP là gì? Toàn tập thông tin cần biết về PrEP

Thuốc PrEP là gì? Với đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao phơi nhiễm HIV, bác sĩ thường tư vấn sử dụng PrEP. HIV PrEP hẳn không còn xa lạ với cộng đồng MSM. Đây được xem như giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn căn bệnh thế kỷ HIV / AIDS lây lan rộng ra cộng đồng. Vậy chính xác thuốc PrEP là gì? PrEP áp dụng dùng cho những trường hợp cụ thể nào?

Thuốc PrEP là gì?

Thuốc PrEP là gì? PrEP hay Pre-Exposure Prophylaxis có nghĩa là tự phòng trước phơi nhiễm. Dự phòng ở đây còn được hiểu là sự ngăn chặn, kiểm soát quá trình lây lan của virus HIV. Như vậy, PrEP giữ vai trò quan trọng trong phòng chống lây nhiễm HIV với đối tượng dễ bị phơi nhiễm virus HIV.

Ảnh 1: Thuốc PrEP là gì?
Ảnh 1: Thuốc PrEP là gì?

Nói cách khác, PrEP là nhóm thuốc kháng virus có tác dụng phòng lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Đối tượng sử dụng PrEP bao gồm tất cả người chưa nhiễm HIV nhưng có khả năng phơi nhiễm cao. Chẳng hạn như:

  • Người thực hành quan hệ tình dục đồng giới nam
  • Người thường xuyên tiêm chích ma túy
  • Đối tượng chuyển giới nữ
  • Người có bạn tình là người nhiễm HIV nhưng chưa điều trị bằng ARV hoặc tải lượng virus thấp hơn 200 bản sao lưu / ml

Tuy vậy, người dùng PrEP cũng không thể coi những loại thuốc này như một loại vacxin. Bởi khi tiêm vacxin có nghĩa hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng phòng chống nhiễm trùng trong thời gian dài. Thế nhưng với thuốc PrEP, người dùng phải uống liên tục mỗi ngày để phòng lây nhiễm HIV. Điều này cũng có nghĩa khi dừng sử dụng thuốc, cơ thể không còn khả năng chống lại virus HIV.

Tính hiệu quả của PrEP

Thuốc PrEP là gì? Nếu như tuân thủ đúng phác đồ bác sĩ đưa ra, PrEP đảm bảo tỷ lệ phòng chống lây nhiễm HIV tới hơn 90%. Hiệu quả của PrEP đã trải qua nhiều thử nghiệm với nhóm đối tượng có nguy cơ cao trên khắp toàn cầu.

Ảnh 2: Hiệu quả dự phòng phơi nhiễm của PrEP lên đến hơn 90%
Ảnh 2: Hiệu quả dự phòng phơi nhiễm của PrEP lên đến hơn 90%

Sau 7 ngày sử dụng liên tục kể từ thời điểm thực hành quan hệ đồng giới nam, PrEP sẽ phát huy tác dụng. Thuốc phải được dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người dùng cần tuyệt đối tuân thủ không tự động dừng hoặc chuyển sang loại thuốc khác.

Đối với trường hợp quan hệ đồng tính nam, bên cạnh PrEP hành ngày thì người dùng có thể chuyển sang PrEP tình huống (ED – PrEP). Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ.

PrEP tình huống thích hợp tác dụng cho đối tượng quan hệ tình dục đồng giới nam với tần suất thấp (dưới 2 lần / tuần). Thuốc dự phòng phơi nhiễm thường được sử dụng theo nguyên tắc 2 + 1 + 1.

  • Uống 2 viên trước thời điểm quan hệ tình dục qua đường hậu môn từ 2-24 tiếng
  • Viên thứ 3 (1 viên) uống sau 24 tiếng kể từ khi uống 2 viên đầu tiên
  • Viên thứ 4 (1 viên) uống sau 24 tiếng sau khi uống viên thứ 3

Khi có nhu cầu chuyển sang PrEP hành ngày, người dùng cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, mặc dù đã hiệu quả đến hơn 90% trong dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục hậu môn. Thế nhưng, PrEP lại không thể hỗ trợ người dùng phòng chống các căn bệnh thường lây nhiễm khác qua đường tình dục (lậu, giang mai,..). Vì thế, để đảm bảo an toàn hơn, chuyên gia khuyên người dùng nên sử dụng cả bao cao su song song với thuốc.

Đối tượng chống chỉ định của PrEP

Ảnh 3: PrEP không sử dụng với trường hợp nữ và người chuyển giới nữ
Ảnh 3: PrEP không sử dụng với trường hợp nữ và người chuyển giới nữ

Thuốc dùng trong chương trình dự phòng phơi nhiễm PrEP không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng tùy tiện. Với một số nhóm đối tượng cụ thể, PrEP tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV này. Cụ thể:

  • Nữ giới nói chung
  • Người chuyển giới nữ
  • Nam giới thực hành quan hệ tình dục với nữ giới thông qua đường hậu môn – âm đạo
  • Người xét nghiệm dương tính với virus HIV

Đối với người thường xuyên tiêm chích ma túy, nếu muốn sử dụng thì phải làm xét nghiệm HIV (kết quả âm tính).

Tác dụng phụ của thuốc PrEP

Khi tìm hiểu thuốc PrEP là gì, người hùng cũng nên tham khảo tác dụng phụ khi sử dụng những loại thuốc này.

Ảnh 4: PrEP vẫn ít nhiều gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng
Ảnh 4: PrEP vẫn ít nhiều gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng

Theo đó, phần đông người dùng PrEP đều gặp phải ít nhiều tác dụng phụ. Ở mức độ nhẹ thì thường là nôn ói, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi,.. Sau khoảng 1 đến 2 tuần sử dụng, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như biến chứng bệnh lý về thận có thể xuất hiện ở  số ít người dùng. Tuy vậy cho dù triệu chứng nặng hay nhẹ, nếu chúng không biến mất, người dùng cần liên hệ với bác sĩ, đi kiểm tra sức khỏe tại các trung tâm y tế.

Giải đáp một vài thắc mắc về PrEP

Tiếp nối bài tổng hợp về chủ đề PrEP là gì, GALANT sẽ tiến hành giải đáp các thắc mắc liên quan đến quá trình sử dụng thuốc.

PrEP cần sử dụng trong bao lâu?

Trả lời: Thời gian sử dụng PrEP tùy vào từng trường hợp, trước khi ngưng dùng thuốc người dùng cần trao đổi với bác sĩ. Khi điện thấy nguy cơ lây nhiễm HIV không còn cao, người dùng có thể tạm dừng sử dụng thuốc.

Ảnh 5: Thời gian sử dụng PrEP tùy vào từng trường hợp
Ảnh 5: Thời gian sử dụng PrEP tùy vào từng trường hợp

Ngoài ra những tác dụng phụ không mong muốn, lộ trình sử dụng thuốc nghiêm ngặt cũng chính là nguyên nhân khiến không ít người từ bỏ PrEP. Tuy nhiên nếu ngừng dùng thuốc mà vẫn nằm trong nhóm nguy cơ cao, mọi người cần cần áp dụng các biện pháp phòng tránh thay thế (dùng bao cao su, không dùng chung kim tiêm,..).

Dùng PrEP rồi thì có cần sử dụng bao cao su?

Trả lời: Thuốc PrEP nói dung chỉ có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Còn bệnh lây lan qua đường tình dục khác như lậu, giang mai,.. PrEP gần như không có nhiều tác dụng. Do đó, bao cao su nên sử dụng song song với thuốc PrEP.

Nên bắt đầu sử dụng PrEP khi nào?

Trả lời: Nếu như nhận thấy đang trong nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV, mọi người nên liên hệ với người bác sĩ để được tư vấn chương trình dự phòng PrEP. Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu mọi người làm một số xét nghiệm tổng quát. Trường hợp xét nghiệm huyết học sơ kết quả âm tính với HIV, bác sĩ mới bắt đầu kê đơn thuốc PrEP.

Trong thời gian sử dụng thuốc, người dùng cần tái khám thường xuyên. Việc tái khám định kỳ giúp người dùng thuốc nắm rõ tình trạng sức khỏe. Trường hợp không phù hợp đối với phác đồ cũ, bác sĩ có thể tư vấn chuyển sang phác đồ mới. Nếu như nhận thấy chắc khỏe bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc hoặc muốn ngừng sử dụng thuốc, người dùng cũng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước.

PrEP có thực sự an toàn không?

Trả lời: Trước khi đưa vào lưu hành, các loại thuốc hỗ trợ dự phòng phơi nhiễm HIV đều phải trải qua thử nghiệm lâm sàng. Tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn trường biến mất sau khoảng một tháng sử dụng. Nhìn chung, chúng không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe người dùng.

Giới thiệu PrEP – chương trình dự phòng phơi nhiễm HIV

Trong thời gian sử dụng thuốc, người dùng cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp có nhu cầu làm dịch vụ xét nghiệm, tư vấn điều trị HIV và điều trị dự phòng PrEP, mọi người hãy tin tưởng tìm đến PrEP.

Kết luận

Hi vọng phần chia sẻ trên đây của GALANT trợ giúp mọi người hiểu rõ thuốc PrEP là gì. Những loại thuốc dùng trong chương trình dự phòng phơi nhiễm HIV có hiệu quả phòng chống lây nhiễm đến hơn 90% nếu sử dụng đúng cách. Chúng được xem như cứu cánh cho cộng đồng MSM.

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *