[Góc giải đáp] Điều trị ARV trái tuyến có được hưởng BHYT?

Mỗi năm nước ta có hàng chục ngàn bệnh nhân nhiễm HIV / AIDS phải điều trị ARV, nhằm ngăn chặn sự nhân lên của virus. Phần đông người bệnh đều được BHYT chi trả. Vậy bệnh nhân điều trị ARV trái tuyến có nằm trong hay thức hỗ trợ của BHYT không? Thủ tục chuyển tuyến cho người bệnh cần điều trị ARV có phức tạp không?

Điều trị ARV trái tuyến có được hưởng BHYT không?

Theo thông tư mới nhất của Bộ Y tế, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị thuốc ARV tại cơ sở y tế tuyến Trung ương, tỉnh, thành phố không phải nơi đăng ký BHYT khám chữa lần đầu chỉ được tiếp tục hỗ trợ BHYT đến hết thời điểm 31/12/2019.

Ảnh 1: Điều trị ARV trái tuyến phải làm thủ tục chuyển tuyến để hưởng BHYT
Ảnh 1: Điều trị ARV trái tuyến phải làm thủ tục chuyển tuyến để hưởng BHYT

Có nghĩa kể từ ngày 1/1/2020, bệnh nhân nếu muốn tiếp tục chi trả bằng BHYT bắt buộc phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến. Trong đó nhóm đối tượng cụ thể cần làm thủ tục chuyển tuyến điều trị ARV bao gồm:

  • Bệnh nhân nhiễm HIV / AIDS từ 16 tuổi trở lên an đang điều trị ARV tại cơ sở y tế tuyến Trung ương, tỉnh và thành phố phố nơi không đăng ký BHYT khám chữa bệnh ban đầu.
  • Bệnh nhân chưa có thủ tục chuyển tuyến phù hợp để tiếp tục hưởng chế độ điều trị HIV / AIDS tại cơ sở y tế tuyến Trung ương, tỉnh và thành phố nơi không đăng ký BHYT khám chữa bệnh ban đầu.

Khi đó, nếu muốn tiếp tục điều trị ARV trái tuyến bệnh nhân cần tiến hành làm thủ tục xin chuyển tuyến hưởng BHYT mỗi năm một lần. Thời điểm áp dụng quy định này là từ ngày 1/1/2020.

Như vậy nếu đang điều trị ARV trái tuyến mà chưa làm thủ tục chuyển tuyến theo quy định, bệnh sẽ không nằm trong đối tượng chi trả của BHYT.

Thủ tục chuyển tuyến cho bệnh nhân điều trị ARV

Ảnh 2: Bệnh nhân có thể chuyển lên tuyến trên hoặc ngược xuống tuyến dưới
Ảnh 2: Bệnh nhân có thể chuyển lên tuyến trên hoặc ngược xuống tuyến dưới

Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị ARV trái tuyến có thể làm thủ tục chuyển tuyến theo một trong 3 phương án sau:

  • Chuyển từ cơ sở y tế Trung ương, tuyến tỉnh đến cơ sở ở y tế đăng ký BHYT khám chữa bệnh ban đầu hoặc đến cơ sở y phù hợp với người bệnh.
  • Từ cơ sở y tế thế đăng ký BHYT khám chữa bệnh ban đầu lên cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương mỗi năm một lần.
  • Chuyển đến cơ sở y tế khám chữa bệnh cùng tuyến đăng ký BHYT.

Nếu muốn tiếp tục điều trị và hưởng BHYT khi điều trị ở tuyến trên, bệnh nhân cần làm thủ tục xin giấy chuyển tuyến mỗi năm một lần. Trường hợp muốn chuyển về tuyến dưới, phía cơ sở y tế đang điều trị sẽ viết giấy chuyển tuyến chuyển bệnh nhân xuống tuyến dưới. Giấy đăng ký chuyển tuyến đến cơ sở y tế mới có giá trị trong vòng 7 ngày.

Nếu hết thời hạn này mà bệnh nhân vẫn chưa chuyển hồ sơ và đến điều trị tại cơ sở y tế mới, bệnh nhân sẽ phải làm lại giấy đăng ký chuyển tuyến.

Bộ hồ sơ bệnh nhân cần chuẩn bị thường bao gồm một số giấy tờ cơ bản sau:

  • Bản photo thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng.
  • Bản photo CMND / CCCD còn thời hạn sử dụng.
  • Hồ sơ hoặc giấy xác nhận bị bệnh lý xác nhận bởi cơ sở y tế đang điều trị.
  • Đơn đăng ký chuyển tuyến còn sau thời hạn sử dụng 7 ngày kể từ khi đăng ký.

Quy trình chuyển tuyến tại các cơ sở y tế

Quy trình thực hiện chuyển tuyến tại tất cả cơ sở y tế hiện nay đều diễn ra theo 3 bước cơ bản. Lập kế hoạch chuyển tuyến, thực hiện chuyển tuyến, theo dõi và báo cáo.

Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch chuyển tuyến

Đây là bước hoàn toàn do các cơ sở y tế thực hiện. Đó là cơ sở y tế chuyển đi, cơ quan phòng chống HIV / AIDS tỉnh hoặc thành phố và cơ sở y tế tiếp nhận.

Ảnh 3: Cơ sở y tế phải hướng dẫn chi tiết thủ tục cho bệnh nhân điều trị ARV trái tuyến
Ảnh 3: Cơ sở y tế phải hướng dẫn chi tiết thủ tục cho bệnh nhân điều trị ARV trái tuyến

Cơ sở y tế chuyển đi

Có nghĩa vụ thông báo cho nhân viên y tế và bệnh nhân về chi tiết quá trình chuyển tuyến. Theo độ kể từ năm 2020, thuốc điều trị ARV sẽ do BHYT nếu bệnh nhân đăng ký điều trị đúng tuyến học chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

Bệnh nhân sẽ được phát phiếu đăng ký chuyển tuyến theo mẫu chung. Trong phiếu đăng ký này, bệnh nhân vật cung cấp đầy đủ thông tin.

Còn về phía cơ sở y tế, các phòng ban ngành phải có trách nhiệm lập kế hoạch những bệnh nhân theo một số yêu cầu dưới đây.

  • Số lượng chính xác người bệnh cần chuyển tuyến.
  • Phác đồ điều trị arv và danh sách người bệnh.
  • Thời điểm triển khai cụ thể

Cơ quan phòng chống HIV / AIDS tỉnh hoặc thành phố

Phía cơ quan phòng chống HIV / AIDS tỉnh hoặc thành phố phải thông báo danh sách bệnh nhân ăn kèm phác đồ điều trị đến cơ sở tiếp nhận. Đồng thời phối hợp với cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân để cung ứng đầy đủ thuốc điều trị theo phác đồ chuyển xuống.

Cơ sở y tế chuyển đến (nơi tiếp nhận bệnh nhân)

Trưởng phòng của cơ sở y tế tiếp nhận có cần thông báo cho toàn bộ nhân viên y tế về quá trình tiếp nhận bệnh nhân. Một bộ phận chuyên trách phải có trách nhiệm tổng hợp danh sách người bệnh chuyển đến và tiến hành theo dõi theo hướng dẫn.

Bên cạnh đó gửi theo thông báo của cơ quan phòng chống, cơ sở y tế nơi bệnh nhân chuyển đến có thể điều chỉnh bổ sung phương pháp điều trị. Đồng thời bổ sung nguồn thuốc điều trị.

Cơ sở y tế chuyển đến

Trách nhiệm tiếp nhận điều trị bệnh nhân chuyển đến theo quy định đề cập rõ trong Thông tư số 28/2018/TT-BYT.

Bước 2: Thực hiện chuyển tuyến

Ở bước thực hiện chuyển tuyến vẫn có sự tham gia của 3 cơ quan chính, giống như bước 1.

Cơ sở y tế chuyển đi

Thông báo chính xác địa điểm, thông tin liên hệ của quý cơ sở y tế tiếp nhận các loại giấy tờ cơ bản bệnh nhân cần chuẩn bị. Trong đó giấy đăng ký điều trị tại cơ sở mới chỉ có thời hạn trong vòng 7 ngày. Do đó bệnh nhân cần đến cơ sở y tế tiếp nhận đúng thời hạn.

Ảnh 4: Bệnh nhân được phát thuốc ARV dùng trong 30 ngày
Ảnh 4: Bệnh nhân được phát thuốc ARV dùng trong 30 ngày

Trước khi chuyển đến cơ sở y tế mới, bệnh nhân sẽ được cấp thuốc ARV sử dụng trong 30 ngày. Ngoài ra phía cơ sở sở y tế chuyển đi phải cập nhật danh sách bệnh nhân vào tổ chuyển tuyến.

Cơ quan phòng chống HIV / AIDS tỉnh hoặc thành phố

Cần phối hợp chặt chẽ với phía cơ sở chuyển đi và chuyển đến của bệnh nhân. Từ đó điều phối thuốc điều trị ARV cho đối tượng bệnh nhân nằm trong đối tượng chuyển tuyến.

Cơ sở y tế chuyển đến

Tiến hành tiếp nhận bệnh nhân chuyển tuyến theo quy định cụ thể trong thông tư 28/2018/TT-BYT. Sau đó tiến hành cập nhật danh sách bệnh nhân chuyển đến vào sổ chuyển tuyến.

Bước 3: Theo dõi và báo cáo sau chuyển tuyến

Đây là bước cuối cùng trong quá trình triển khai chuyển tuyến đến bệnh nhân điều trị ARV trái tuyến.

Cơ sở y tế chuyển đi

Phản hồi bệnh nhân về hướng dẫn luân chuyển đến cơ sở y tế khám chữa bệnh mới. Ngoài ra phía cơ sở y tế chuyển đi còn phải báo cáo quá trình chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế tiếp nhận cho phía cơ quan phòng chống HIV/AIDS.

Cơ quan phòng chống HIV / AIDS tỉnh hoặc thành phố

Có trách nhiệm theo dõi xác nhận bệnh nhân đã được chuyển đến cơ sở y tế mới hay chưa. Quá trình để thực hiện thông qua việc phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã  hội cấp tỉnh hoặc thành phố.

Cơ sở y tế chuyển đến

Tổng kết giai đoạn chuyển tuyến và bắt tay vào khâu rà soát thuốc ARV, bổ sung các đầu điều trị nếu cần thiết.

Tư vấn điều trị HIV AIDS theo bảo hiểm y tế

Kết luận

Trường hợp hết thuốc phát theo BHYT nhưng chưa biết thuốc ARV bán ở đâu hay thuốc ARV mua ở đâu, bạn hãy tìm đến hệ thống của ALANT. Hi vọng phần cập nhật trên đây có thể giúp bạn trả lời chính xác thắc mắc điều trị ARV trái tuyến có được BHYT không!

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *