Như các căn bệnh xã hội khác, sùi mào gà có nguy cơ lây nhiễm đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là người mẹ trong quá trình mang thai. Vậy sùi mào gà phụ nữ mang thai ảnh hưởng đến con như thế nào? Hãy cùng Phòng khám đa khoa Galant tìm hiểu nhé!
Mang thai khi đang mắc sùi mào gà có ảnh hưởng gì
Khi mang thai, bạn cần chia sẻ sự thật về các căn bệnh mình từng mắc phải trong quá khứ cho bác sĩ biết, dù căn bệnh đó đã được chữa khỏi hoàn toàn hay không. Đây chính là bước đầu tiên để đảm bảo sự an toàn của bé ngay khi đang ở trong bụng mẹ. Không riêng gì sùi mào gà, các bệnh khác liên quan đến HPV đều cần được chia sẻ. Vì vi rút HPV không chỉ gây ra bệnh sùi mào gà mà còn có thể gây ra ung thư. Bạn cần thẳng thắn với bác sĩ ngay cả những xét nghiệm trong quá khứ: xét nghiệm bệnh gì, khi nào, xét nghiệm ở đâu,…
Vi rút HPV thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng các bất thường trong quá trình mang thai của bạn đều cần được thông báo đến bác sĩ sản khoa. Điều này giúp bác sĩ có thể đưa ra các phương án đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kì. Khi bạn đang trong quá trình mang thai, các tế bào phát triển và nhân đôi theo cấp số nhân. Nếu có sự phát triển nào bất thường bác sĩ cũng phải được biết để có phương án dự phòng. Nếu người mẹ mắc sùi mào gà, các nốt sần và các biểu hiện bệnh lí có thể phát triển nhanh, rộng hơn so với bình thường.
Trong trường hợp quá khứ bạn chưa từng nhiễm HPV và hiện tại không biết mình có bị nhiễm không, các bác sĩ sẽ thêm phần điều trị vi rút HPV vào kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản của bạn.
Xem thêm: Một vài thông tin về sùi mào gà và sùi mào gà phát triển như thế nào
Các biến chúng gây ra bởi sùi mào gà khi mang thai
May mắn là sùi mào gà không gây ảnh hưởng đến thai kì. Thế nhưng trong một vài trường hợp có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến tâm sinh lý người mẹ và sức khỏe của con:
Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục trong quá trình mang thai có thể phát triển lớn hơn bình thường. Điều này gây cảm giác đau rát vùng âm hộ khi đi tiểu. Nếu sùi mào gà có kích thước lớn sẽ gây hiện tượng chảy máu khi sinh. Ngoài ra, nếu vị trí thành âm đạo có xuất hiện sùi mào gà sẽ làm âm đạo khó mở rộng dẫn đến khó sinh. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đảm báo sức khỏe cho mẹ và con.
Bệnh sùi mào gà cũng không lây truyền sang thai nhi. Nếu có, sùi mào gà thường chỉ phát triển trong miệng hoặc cổ họng thai nhi khoảng vài tuần, sau đó sẽ tự hết. Các vi rút HPV gây sùi mào gà cũng không gây sẩy thai hoặc các vấn đề khi sinh con.
Xem thêm: Một vài thông tin về sùi mào gà và sùi mào gà phát triển như thế nào
Điều trị sùi mào gà khi mang thai
Y học vẫn chưa tìm ra phương pháp trị dứt điểm sùi mào gà. Nhưng các loại thuốc có thể làm giảm các tác động của sùi mào gà đến cơ thể. Thế nhưng đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thai, việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên hạn chế vì nguy cơ ảnh hưởng đến bào thai. Nếu trước khi mang thai có sử dụng bất kì loại thuốc nào để điều trị trong nhiều ngày không riêng gì sùi mào gà, người mẹ nên thông báo đến bác sĩ. Nếu trước quá trình mang thai đang dùng thuốc trị sùi mào gà, người mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Ngoài việc uống thuốc, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tại chỗ giúp loại bỏ mụn rộp trên cơ thể với điều kiện là phương pháp này an toàn với sức khỏe của phụ nữ mang thai và em bé.
Việc điều trị sùi mào gà phải do các bác sĩ chỉ định và dùng các loại thuốc được kê toa. Các phương pháp điều trị tại chỗ của bác sĩ có thể gây đau đớn hơn so với việc dùng thuốc nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho bé. Bác sĩ có thể điều trị tại chỗ cho bạn bằng cách:
- Sử dụng nitơ lỏng để đóng băng các nốt mụn rộp
- Phẫu thuật các nốt mụn rộp
- Dùng tia laser để đốt mụn rộp
Xem thêm: Bệnh giang mai và các thông tin cần biết về xét nghiệm bệnh giang mai
Phòng khám đa khoa Galant hi vọng sau bài viết này, các bạn đã có câu trả lời cho sùi mào gà phụ nữ mang thai có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy luôn chăm sóc tót cho sức khỏe của phụ nữ mang thai để có một thế hệ mới khỏe mạnh!