Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai là gì? Kéo dài bao lâu?

Như chúng ta cũng biết bệnh giang mai có tổng cộng 4 giai đoạn phát triển với những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Trong đó, có một giai đoạn đặc biệt gọi là giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai với các dấu hiệu bệnh lý không quá rõ ràng làm nhiều người dễ dàng bỏ qua. Ngay sau đây, Galant sẽ đưa bạn tìm hiểu chi tiết hơn về giai đoạn tiềm ẩn này với thời gian ủ bệnh kéo dài trong bao lâu? 

Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai là gì?

Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai tính từ thời điểm cơ thể tiếp xúc với xoắn khuẩn đến khi các xét nghiệm lâm sàng phát hiện được sự hiện diện của chúng
Giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai tính từ thời điểm cơ thể tiếp xúc với xoắn khuẩn đến khi các xét nghiệm lâm sàng phát hiện được sự hiện diện của chúng

Theo các bác sĩ chuyên phụ khoa cho biết giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai hiện được hiểu theo 2 cách khác nhau. Một là giai đoạn ủ bệnh được tính từ thời điểm cơ thể tiếp xúc với xoắn khuẩn cho đến khi các xét nghiệm lâm sàng phát hiện ra được sự hiện diện của chúng trong cơ thể của người bệnh. Hai là giai đoạn bệnh giang mai tiềm ẩn hay còn được gọi là giai đoạn 3 với các triệu chứng báo hiệu không rõ ràng khiến người bệnh dễ bỏ qua.

Xem thêm: giang mai giai đoạn đầu

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn kéo dài trong bao lâu?

Dựa trên các tài liệu y khoa cho thấy bệnh giang mai thường phát triển qua 4 giai đoạn với thời gian ủ bệnh khác nhau. Dưới đây là thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn cửa sổ và các giai đoạn có liên quan được nhiều chuyên gia khuyến cáo rộng rãi cho tất cả bệnh nhân:

Thời gian ủ bệnh giai đoạn đầu hay giai đoạn cửa sổ

Bệnh giang mai giai đoạn cửa sổ ủ bệnh từ 10 - 90 ngày
Bệnh giang mai giai đoạn cửa sổ ủ bệnh từ 10 – 90 ngày

Kể từ thời điểm cơ thể người lành tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn Treponema Pallidum, quá trình ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 – 90 ngày trước khi các xét nghiệm lâm sàng phát hiện ra mầm bệnh. Riêng với các bệnh nhân có sức khỏe kém, xoắn khuẩn giang mai chỉ cần phát triển trong cơ thể từ 10 – 15 ngày là họ sẽ thực sự nhiễm bệnh ngay.

Đây được gọi là giai đoạn cửa sổ của bệnh lý giang mai với các triệu chứng không mấy rõ ràng nên dễ bị người bệnh bỏ qua. Ví dụ như các vết loét có bờ đều xuất hiện ở âm đạo, dương vật, môi, miệng, lưỡi và vài khu vực khác trên cơ thể nhưng không gây đau nhức cho bệnh nhân.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn 2

Khi các triệu chứng nhẹ ở giai đoạn 1 biến mất không có nghĩa là bạn đã hết bệnh, mà xoắn khuẩn vẫn tiếp tục phát triển bên trong cơ thể khiến bệnh trạng tiến triển đến giai đoạn 2. Khoảng thời gian này sẽ kéo dài từ 4 đến 10 tuần với các triệu chứng phổ biến như người bệnh bị sốt, nổi hạch, nổi nhiều vết loét trong lòng bàn tay, bàn chân và chúng có xu hướng lan rộng một cách nhanh chóng.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn thường ít triệu chứng và kéo dài trong nhiều năm liền
Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn thường ít triệu chứng và kéo dài trong nhiều năm liền

Giống như giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai, bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn diễn tiến âm thầm mà không có bất kỳ dấu hiệu rõ nét nào. Quá trình này có thể diễn ra trong suốt vài năm trời hoặc hàng chục năm sau giai đoạn 2 mà người bệnh không hề hay biết.

Tuy nhiên, có những người sẽ không trải qua giai đoạn tiềm ẩn này mà đi thẳng từ giai đoạn 2 của bệnh giang mai đến giai đoạn cuối. Vậy nên sẽ có một số tài liệu y khoa lược bỏ giai đoạn 3 hay giai đoạn tiềm ẩn và cho rằng bệnh lý xã hội chỉ có 3 giai đoạn ủ bệnh mà thôi.

Thời gian ủ bệnh giang mai giai đoạn cuối

Bệnh giang mai giai đoạn cuối thường có thời gian ủ bệnh kéo dài suốt nhiều năm trời. Đến khi các triệu chứng nghiêm trọng khởi phát cũng là lúc xoắn khuẩn giang mai tấn công vào gan, thận, não bộ, hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan chức năng khác nhau. 

Hậu quả là người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tổn thương các cơ quan nội tạng một cách vĩnh viễn. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu bệnh giang mai không được điều trị triệt để. 

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai giai đoạn cửa sổ không được điều trị sẽ chuyển đến các giai đoạn nặng hơn làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân
Bệnh giang mai giai đoạn cửa sổ không được điều trị sẽ chuyển đến các giai đoạn nặng hơn làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân

Mặc dù giai đoạn cửa sổ của bệnh giang mai không gây ra các triệu chứng rõ ràng trên cơ thể, nhưng xoắn khuẩn mang mầm bệnh vẫn tiếp tục phát triển và sinh sôi không ngừng. Chúng sẽ bắt đầu tỏa đi khắp nơi trong cơ thể và khu trú tại nhiều cơ quan chức năng quan trọng khiến nguy cơ biến chứng nặng tăng lên rất cao.

Vậy nên bạn không được chủ quan khi phát hiện một vài biểu hiện nhỏ cảnh báo bản thân rất có thể mắc giang mai giai đoạn cửa sổ hoặc giai đoạn tiềm ẩn. Thay vào đó, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để phát hiện và điều trị bệnh lý ngay từ đầu.

Bởi bạn nên biết rằng việc trị liệu càng sớm sẽ càng giúp cho khả năng điều trị dứt điểm căn bệnh xã hội càng tăng cao. Việc kéo dài quá trình trị liệu chỉ khiến bản thân người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong lớn mà thôi.

Xem thêm: bệnh giang mai có chết không

Các phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai lâm sàng hiện nay

Tại các cơ sở y khoa có cơ sở vật chất hiện đại, bạn sẽ được áp dụng nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn. Chẳng hạn như: 

  • Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Với phương pháp này, các y bác sĩ sẽ chọc lấy dịch tại vết loét trên cơ thể rồi mang đi soi dưới kính hiển vi. Dưới lớp kính siêu vi này, các xoắn khuẩn giang mai sẽ được phát hiện kịp thời để tiêu diệt trong thời gian sớm nhất.
  • Xét nghiệm máu: Khi cơ thể mắc xoắn khuẩn giang mai, nó sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại bệnh tật. Theo đó, các bác sĩ có thể lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm huyết thanh và tìm kháng thể kháng giang mai trong máu. Nếu phát hiện loại kháng thể này, nghĩa là bạn đã mắc bệnh giang mai và đang mang xoắn khuẩn gây bệnh trên người.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Đối với các bệnh nhân có biểu hiện thần kinh bất thường kèm theo các triệu chứng của giang mai, bác sĩ sẽ cho chọc dịch não tủy để đem đi xét nghiệm. Thường thì phương pháp này được áp dụng cho bệnh lý giang mai thần kinh ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối.

Galant – Nơi xét nghiệm giai đoạn cửa sổ bệnh giang mai chuẩn xác nhất

Bạn hãy đến với Phòng Khám Đa Khoa Galant để được thăm khám và chẩn đoán bệnh giang mai chuẩn xác
Bạn hãy đến với Phòng Khám Đa Khoa Galant để được thăm khám và chẩn đoán bệnh giang mai chuẩn xác

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết việc xét nghiệm bệnh giang mai thường khá phức tạp vì nó đòi hỏi ở người thực hiện trình độ chuyên môn cao. Song song với đó là bạn phải có đầy đủ thiết bị và máy móc xét nghiệm hiện đại để cho ra kết quả chuẩn xác nhất. Chính vì vậy, bạn chỉ nên liên hệ với các cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp như Phòng Khám Đa Khoa Galant khi có nhu cầu sàng lọc bệnh lý xã hội này. 

Chúng tôi tự hào là nơi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị giang mai hiệu quả nhất cho hàng ngàn bệnh nhân. Đến với Galant, bạn sẽ được tư vấn và giải đáp hết các thắc mắc về bệnh lý xã hội nguy hiểm, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và được chăm sóc chu đáo, tận tình như là người thân trong gia đình.

Tóm lại, giai đoạn cửa sổ bệnh giang mai là một giai đoạn tiềm ẩn rất khó phát hiện nếu chỉ căn cứ vào các biểu hiện thông thường. Vậy nên bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời trong thời gian sớm nhất.

Các bài viết liên quan:

giang mai bao lâu thì phát bệnh

bệnh giang mai ở nữ

bệnh giang mai sống được bao lâu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *