Phân biệt bệnh giang mai và HIV chuẩn xác nhất

Với cơ chế nhiễm bệnh gần như giống nhau, nhiều người lầm tưởng rằng bệnh giang mai và HIV là một. Nhưng thực tế cho thấy đây là hai căn bệnh xã hội có nguyên nhân gây bệnh và các giai đoạn phát triển bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Vậy giữa chúng có sự khác biệt ra sao? Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ chia sẻ cho bạn biết ngay sau đây!

Hướng dẫn phân biệt bệnh giang mai và HIV chuẩn xác nhất

Bệnh giang mai và HIV về bản chất đều là những căn bệnh xã hội dễ lây lan được xếp vào hàng các bệnh lý xã hội nguy hiểm nhất. Nhưng nếu đi sâu vào chi tiết, bạn sẽ thấy chúng là 2 dạng bệnh truyền nhiễm có sự khác biệt lớn như sau:

Về nguyên nhân gây bệnh

Không giống bệnh HIV do virus HIV gây ra, bệnh giang mai khởi phát do xoắn khuẩn Treponema Pallidum
Không giống bệnh HIV do virus HIV gây ra, bệnh giang mai khởi phát do xoắn khuẩn Treponema Pallidum
  • Bệnh giang mai: Bệnh lý này do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema Pallidum gây ra.
  • Bệnh HIV: Do virus Human Immunodeficiency hay virus HIV gây ra. Nó làm suy giảm hệ miễn dịch của con người khiến cho cơ thể của bạn mất đi khả năng chống lại bệnh tật. 

Về thời gian ủ bệnh

  • Bệnh giang mai: Thời gian ủ bệnh là từ 3 – 4 tuần kể từ khi cơ thể người lành tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai gây bệnh.
  • Bệnh HIV: Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 6 tuần lễ mới khiến cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus HIV.

Về các giai đoạn phát triển của bệnh lý

Bệnh giang mai trải qua 4 giai đoạn tiến triển khác với HIV chỉ có 3 giai đoạn phát bệnh mà thôi
Bệnh giang mai trải qua 4 giai đoạn tiến triển khác với HIV chỉ có 3 giai đoạn phát bệnh mà thôi
  • Bệnh giang mai: Bệnh lý nguy hiểm này thường tiến triển qua 4 giai đoạn khác nhau là:
  • Giai đoạn 1: Cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các vết loét tròn ở khắp mọi nơi như âm đạo, dương vật, miệng, lưỡi và tay chân. Tuy nhiên, chúng không gây đau đớn nên thường bị bỏ qua dễ dàng.
  • Giai đoạn 2: Các vết loét bắt đầu lan ra khắp toàn thân kết hợp với các nốt phát ban hình cánh đào. Người bệnh bắt đầu bị sưng hạch, nóng sốt, đau họng, rụng tóc, sụt cân và cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi cực độ.
  • Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh lý ít rõ ràng hơn, nhưng xoắn khuẩn vẫn phát triển âm thầm trong cơ thể của người bệnh. Nó thường kéo dài trong nhiều năm trời, nhưng không phải ai cũng trải qua giai đoạn tiềm ẩn này.
  • Giai đoạn cuối: Đây là lúc mà xoắn khuẩn giang mai đã khu trú khắp cơ quan trong cơ thể khiến người bệnh bị suy tim, tổn thương mạch máu, hệ thần kinh và cả não bộ. Chính vì vậy mà tiên lượng tử vong của người bệnh ở giai đoạn này khá cao.
  • Bệnh HIV: Khác với giang mai, bệnh HIV thường phát triển qua 3 giai đoạn sau đây:
  • Giai đoạn cấp tính: Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình giống như bị cảm cúm thông thường. Ví dụ như bạn sẽ bị sốt cao, đau đầu, đau mỏi các khớp, nổi hạch và phát ban khắp cơ thể. Nhưng chúng thường kết thúc sau đó nên nhiều người dễ dàng bỏ qua triệu chứng bệnh lý HIV.
  • Giai đoạn ẩn bệnh HIV: Ở giai đoạn này, cơ thể sẽ không có triệu chứng rõ ràng và thường kéo dài trong nhiều năm liền. Tuy nhiên thì virus HIV vẫn sinh sôi phát triển mạnh mẽ trong cơ thể của người bệnh một cách âm thầm.
  • Giai đoạn 3 hay AIDS: Sau nhiều năm ủ bệnh, bệnh nhân HIV sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS cuối cùng. Đây là lúc mà cơ thể người bệnh không còn khả năng kháng nhiễm bởi hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Tiên lượng tử vong của người bệnh ở giai đoạn này cũng đạt mức khá cao.

Xem thêm: giai đoạn bệnh giang mai

Về các xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai và HIV

Người bệnh sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm bệnh giang mai và HIV
Người bệnh sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm bệnh giang mai và HIV
  • Bệnh giang mai: Có nhiều cách để chẩn đoán bệnh lý giang mai chính xác được áp dụng hiện nay. Ví dụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm máu hoặc chọc dịch não tủy khi nghi ngờ bệnh nhân mắc giang mai thần kinh.
  • Bệnh HIV: Để phát hiện chính xác nhất sự tồn tại của virus HIV trong người bệnh nhân, xét nghiệm máu là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Về khả năng khỏi bệnh sau điều trị

  • Bệnh giang mai: Có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý nguy hiểm này kể cả khi người bệnh bước sang giai đoạn 2, giai đoạn 3 và đầu giai đoạn cuối.
  • Bệnh HIV: Hiện tại, thế giới vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh thế kỷ này.

Các con đường lây lan của bệnh giang mai và HIV

Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh giang mai và HIV
Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh giang mai và HIV

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng bệnh giang mai và HIV có con đường lây truyền khá giống nhau. Trong đó bao gồm:

  • Đường máu: Khi người lành sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh, xoắn khuẩn giang mai và virus HIV sẽ nhanh chóng truyền từ người này sang người khác thông qua con đường máu.
  • Đường dịch tiết: Trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn, xoắn khuẩn và virus HIV sẽ bám vào vết xước trên bộ phận sinh dục để tấn công vào cơ thể. 
  • Con đường lây truyền từ mẹ sang con: Trong quá trình mang thai, mầm bệnh giang mai và HIV có thể truyền từ mẹ sang con thông qua dây rốn ở tháng thứ 4 của thai kỳ. 

Xem thêm: bệnh giang mai có lây qua nước bọt không

Hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm bệnh giang mai và HIV

Bạn nên xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, thủy chung, 1 vợ 1 chồng để tránh lây nhiễm bệnh giang mai và HIV
Bạn nên xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, thủy chung, 1 vợ 1 chồng để tránh lây nhiễm bệnh giang mai và HIV

Như bạn cũng thấy bệnh giang mai và HIV được lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Dựa vào đây, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu như sau:

  • Bạn cần phải xây dựng cho mình một lối sống tình dục lành mạnh, thủy chung, 1 vợ 1 chồng hoặc chỉ duy nhất 1 bạn tình.
  • Tuyệt đối không quan hệ ngoài luồng với nhiều bạn tình và với gái mại dâm kiểu tình 1 đêm hoặc quan hệ đồng giới. Bởi những đối tượng này thường có nguy cơ mang mầm bệnh rất cao.
  • Bạn không nên sử dụng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai khác để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
  • Tích cực rèn luyện sức khỏe và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Nếu mẹ bầu mang mầm bệnh của xoắn khuẩn giang mai hoặc virus HIV, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và phòng tránh lây nhiễm sang thai nhi. 
  • Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe sản phụ khoa, nam khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.

Địa chỉ thăm khám sàng lọc bệnh giang mai và HIV uy tín nhất

Nếu bạn đang có ý định sàng lọc bệnh giang mai và HIV chuẩn xác nhất, hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant. Chúng tôi cam kết cung cấp cho quý bệnh nhân:

  • Hệ thống phòng khám chữa bệnh khang trang, sạch sẽ, có nhà vệ sinh riêng.
  • Hệ thống máy móc và thiết bị thăm khám hiện đại cho kết quả chuẩn xác gần như tuyệt đối. 
  • Các phương pháp đặc trị bệnh lý hiệu quả giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus.
  • Tất cả các thông tin mật của quý khách đều được chúng tôi bảo mật tuyệt đối để bảo vệ sự riêng tư tối đa. 

Như vậy, bạn đã biết cách phân biệt bệnh giang mai và HIV ra sao? Làm thế nào để phòng chống các căn bệnh xã hội hiệu quả và biết được địa chỉ thăm khám, sàng lọc bệnh lý uy tín nhất hiện nay? Ngay bây giờ, bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant để được hỗ trợ tư vấn và phục vụ ngay.

Các bài viết liên quan: 

cách chữa bệnh giang mai tại nhà

chi phí chữa bệnh giang mai

bài thuốc đông y chữa bệnh giang mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *