So sánh bệnh lậu giang mai chi tiết từ A đến Z

Cùng được xếp vào hàng những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay, nên nhiều người hiện vẫn đang lầm tưởng rằng bệnh lậu giang mai là một. Tuy nhiên, về bản chất thì đây là hai căn bệnh có nguyên nhân khởi phát và các triệu chứng phân biệt hoàn toàn khác nhau. Để quý đọc giả có được cái nhìn chi tiết hơn cho mình về vấn đề này, Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ so sánh chi tiết hai căn bệnh xã hội phổ biến ngay sau đây.

Bệnh lậu giang mai có giống nhau không?

Khác với bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra, bệnh giang mai khởi phát do xoắn khuẩn Treponema Pallidum tấn công vào cơ thể người lành
Khác với bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra, bệnh giang mai khởi phát do xoắn khuẩn Treponema Pallidum tấn công vào cơ thể người lành

Bệnh lậu giang mai về cơ bản là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm có cơ chế lây truyền giống nhau. Nhưng thực chất đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt được các bác sĩ chuyên khoa định nghĩa như sau:

  • Bệnh lậu: Đây là căn bệnh truyền nhiễm do một loại song khuẩn cầu có danh pháp khoa học là Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng mà không cần phân biệt tuổi tác lớn nhỏ.
  • Bệnh giang mai: Khác với bệnh lậu, bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum gây nên. Các xoắn khuẩn này thường bám dính trên các vết trầy xước của cơ thể để xâm nhập và khu trú vào các cơ quan nội tạng khác của bệnh nhân.

Xem thêm: giai đoạn bệnh giang mai

So sánh bệnh lậu và bệnh giang mai chi tiết nhất

Do là 2 căn bệnh khác nhau, nên giang mai bệnh lậu sẽ có nguyên nhân, triệu chứng và thời gian ủ bệnh khác biệt. Dưới đây là các so sánh chi tiết nhất giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai bệnh lý nguy hiểm này:

Về nguyên nhân gây bệnh giang mai và bệnh lậu

Các vết săng giang mai xuất hiện trên niêm mạc da tay
Các vết săng giang mai xuất hiện trên niêm mạc da tay
  • Bệnh lậu: Do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae chuyên khu trú ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và đường niệu đạo gây ra.
  • Bệnh giang mai: Do xoắn khuẩn Treponema Pallidum khu trú trên niêm mạc da tay, da chân, trong âm đạo, hậu môn, miệng và nhiều cơ quan nội tạng khác gây ra.

Về thời gian ủ bệnh giang mai lậu

  • Bệnh lậu: Thời gian ủ bệnh lậu thường khá ngắn và chỉ kéo dài từ 2 – 9 ngày mà thôi.
  • Bệnh giang mai: Có thời gian ủ bệnh lâu hơn bệnh lậu và thường rơi vào khoảng từ 3 – 4 tuần kể từ thời điểm cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn mang mầm bệnh.

Về biểu hiện của bệnh lậu và giang mai

Bệnh giang mai có đến 4 giai đoạn phát bệnh với các triệu chứng khác nhau
Bệnh giang mai có đến 4 giai đoạn phát bệnh với các triệu chứng khác nhau

Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy biểu hiện của 2 bệnh lý xã hội thường có sự thay đổi khác nhau qua từng thời kỳ phát bệnh. Cụ thể như sau:

  • Bệnh lậu: Sau thời gian ủ bệnh, bệnh lý xã hội này sẽ bắt đầu khởi phát các triệu chứng thường gặp theo 2 giai đoạn sau:
  • Giai đoạn cấp tính: Người nhiễm khuẩn lậu sẽ bắt đầu cảm thấy tiểu rát, tiểu buốt và ngứa ngáy âm đạo hoặc dương vật của mình. Đối với nam giới, bạn thường bị chảy mủ ngay lỗ tiểu sau mỗi buổi sáng thức dậy. Còn với nữ giới thì lỗ âm đạo sẽ ra nhiều khí hư có lẫn mủ và mùi hôi. Bộ phận sinh dục của cả hai giới nhìn chung có xu hướng sưng đỏ mà không rõ nguyên nhân.
  • Giai đoạn mãn tính: Khi các triệu chứng cấp tính dần thuyên giảm, nhiều người cho rằng mình đã khỏi bệnh. Nhưng thật ra bệnh lý này vẫn tiến triển âm thầm khiến nam giới xuất tinh có lẫn máu về đêm và đau rát khi quan hệ tình dục. Riêng chị em phụ nữ thì chỉ thấy đau rát khi đi tiểu và khí hư có màu sậm lẫn mùi hôi bên trong.
  • Bệnh giang mai: Khác với bệnh lậu, biểu hiện của giang mai thay đổi theo 4 giai đoạn bệnh lý sau đây:
  • Giai đoạn 1: Cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ xuất hiện các nốt săng giang mai có bờ viền đều, đáy đỏ tươi và không gây đau rát. Ngoài ra thì các nốt hạch ở háng cũng bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều hơn. Những triệu chứng này thường có xu hướng tự biến mất sau khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng phát bệnh.
  • Giai đoạn 2: Đến giai đoạn nặng hơn, các nốt ban đỏ có hình cánh hoa đào bắt đầu xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và khắp cả ngực. Đi kèm với đó là tình trạng đau đầu, mệt mỏi, sốt cao, đau xương khớp, sụt cân và rụng tóc hàng loạt.
  • Giai đoạn 3: Khi bước sang giai đoạn tiềm ẩn, bệnh giang mai thường không có dấu hiệu rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Giai đoạn này thường kéo dài trong vài năm và thậm chí là hàng chục năm liền.
  • Giai đoạn 4: Các xoắn khuẩn khi này đã khu trú mạnh mẽ vào bên trong xương máu, gan, thận, tim mạch, não bộ, thần kinh và nhiều cơ quan chức năng khác. Theo đó, người bệnh dễ bị mất trí, ù tai, mù mắt, bại liệt, phình động mạch chủ và thậm chí là tử vong.  

Xem thêm:dấu hiệu bệnh giang mai

Về khả năng chữa khỏi bệnh giang mai và lậu

Bệnh lậu giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn
Lậu giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn

Có một điều đáng mừng là cả bệnh lậu và bệnh giang mai đều có thể được chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Vậy nên bạn đừng bỏ qua các dấu hiệu bất thường ở cơ thể khiến bản thân bỏ qua giai đoạn vàng giúp điều trị tận gốc căn bệnh xã hội này. 

Bệnh lậu bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh lậu giang mai có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh, nhưng bạn không thể vì thế mà xem nhẹ các căn bệnh xã hội nguy hiểm trên. Vì thực tế cho thấy chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng sau đây nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm:

  • Biến chứng bệnh lậu: Bệnh lậu có thể gây viêm nhiễm và tắc nghẽn đường ống dẫn trứng, đường ống dẫn tinh trùng của người bệnh. Nó khiến cho bệnh nhân dễ bị vô sinh trong quá trình nhiễm bệnh. Ngoài ra thì căn bệnh này còn khiến cho chị em phụ nữ dễ mang thai ngoài tử cung, dễ sảy thai và sinh con bị dị tật bẩm sinh.
  • Biến chứng của bệnh giang mai: Các xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào da hay để lại các vết sẹo gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Nhưng nghiêm trọng nhất là chúng còn gây tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan nội tạng và gia tăng tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân giang mai giai đoạn cuối.

Bệnh lậu giang mai lây qua đường nào?

Bệnh lậu giang mai được lây truyền qua đường máu, đường từ mẹ sang con và cả con đường quan hệ tình dục không an toàn
Lậu giang mai được lây truyền qua đường máu, đường từ mẹ sang con và cả con đường quan hệ tình dục không an toàn

Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết bệnh giang mai và bệnh lậu thường lây lan qua 3 con đường chính:

  • Một là vi khuẩn gây bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.
  • Hai là chúng có thể truyền dẫn bằng đường máu khi người bệnh và người lành dùng chung bơm kim tiêm.
  • Ba là con đường lây truyền bệnh lậu và bệnh giang mai từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Xem thêm:tác hại của bệnh giang mai

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh giang mai lậu

Để bản thân không phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh giang mai và lậu, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn cùng với bao cao su. 
  • Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy, 1 vợ 1 chồng hoặc 1 bạn tình.
  • Nói không với gái mại dâm, tình 1 đêm và quan hệ đồng tính giới
  • Không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo và đồ dùng cá nhân với người nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Ăn uống khoa học, rèn luyện thể thao điều độ và ngủ nghỉ đúng giờ để tăng cường sức khỏe của bản thân.
  • Thường xuyên đến Phòng Khám Đa Khoa Galant thăm khám để sàng lọc và điều trị bệnh lý ngay từ sớm nếu có.

Như vậy, bạn đã biết bệnh lậu giang mai khác nhau ra sao, có biểu hiện như thế nào và cách phòng ngừa hiệu quả là gì? Đây chính là các thông tin bổ ích để bạn tự kiểm tra và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Bạn cũng đừng quên liên hệ với Galant ngay hôm nay nếu cần được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh giang mai lậu hiệu quả nhất hiện nay.

Các bài viết liên quan:

bệnh giang mai gây rụng tóc

nguyên nhân bệnh giang mai

bệnh giang mai ở miệng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *