Bệnh giang mai được xem là căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm vì nó dễ dàng lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Vậy bạn có biết bệnh giang mai lây qua đường nào? Những ai có nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai cao nhất và cách phòng chống ra sao? Hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Galant tìm hiểu chi tiết bệnh lý phổ biến này ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nhắc đến bệnh giang mai là ta đang nhắc đến một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sau. Nhiều người không còn xa lạ về việc bệnh giang mai lây qua đường nào, nhưng ít ai biết được nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ đâu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân gây ra bệnh giang mai xuất phát từ một loại xoắn khuẩn có tên gọi khoa học là Treponema Pallidum. Chúng thường có hình dạng lò xò xoắn từ 6 – 14 vòng nên được gọi là xoắn khuẩn giang mai.
Khi đi ra khỏi cơ thể, vi khuẩn Treponema Pallidum thường chỉ sống sót được trong vòng vài giờ. Nhưng một khi chúng thâm nhập vào cơ thể bạn, các xoắn khuẩn sẽ sinh sôi không ngừng và rất khó bị tiêu diệt triệt để.
Xem thêm: nguyên nhân bệnh giang mai
Các triệu chứng sau khi bị lây bệnh giang mai
Kể từ thời điểm xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bắt đầu quá trình ủ bệnh và phát các triệu chứng ra bên ngoài. Thường thì người bị lây nhiễm bệnh giang mai sẽ có các dấu hiệu sau đây tùy từng giai đoạn bệnh:
Gian đoạn 1
- Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 4 tuần sau khi xoắn khuẩn tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.
- Trên bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng hoặc các vị trí khác xuất hiện vết săng giang mai giống hệt vết trượt nông có kích thước từ 0.5 – 3cm. Chúng có hình tròn hoặc bầu dục, không đau, không ngứa, màu đỏ tươi, nền cứng và có bờ viền rõ ràng.
- Ở một số người bệnh giang mai khác còn xuất hiện các hạch to nhỏ ở bẹn, háng với nốt hạch to nhất được gọi là hạch chúa.
- Tất cả các triệu chứng này sẽ biến mất sau một vài tuần mà người bệnh không cần phải điều trị can thiệp.
Giai đoạn 2
- Sau 45 ngày cơ thể khởi phát các triệu chứng đầu tiên, bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn 2 kéo dài từ 2 – 3 năm liền.
- Lúc này trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực và khắp nơi trên cơ thể bắt đầu phát ban đào có hình dạng giống hệt cánh hoa đào.
- Đi kèm với cơn phát ban là các cơn sốt cao, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, đau khớp, nổi hạch ở khắp nơi. Ngoài ra thì người bệnh còn dễ bị rụng tóc, mệt mỏi và ăn ngủ không yên.
- Giống như giai đoạn 1, các dấu hiệu phát bệnh ở giai đoạn 2 sau đó cũng biết mất khiến bệnh nhân tưởng chừng như mình đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Giai đoạn 3
- Giai đoạn 3 còn được gọi là giai đoạn tiềm ẩn có thời gian ủ bệnh từ vài năm đến hàng chục năm.
- Tuy nhiên ở thời kỳ này các triệu chứng giang mai khá mờ nhạt nên người ta chỉ phát hiện ra khi tiến hành các phương pháp xét nghiệm sàng lọc.
Giai đoạn cuối
- Sau từ 10 – 30 năm mắc bệnh giang mai mà không được điều trị, bệnh lý sẽ chuyển sang giai đoạn cuối.
- Các xoắn khuẩn giang mai khi này sẽ ăn sâu vào trong da, xương, máu, tim, gan, thận và nhiều cơ quan nội tạng khác.
- Chúng sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như lở loét da trên diện rộng, mù lòa, viêm màng não, suy tim, suy đa tạng và phình động mạch chủ.
- Nguy cơ tử vong của người bệnh khi này được tiên lượng khá cao và gần như chắc chắn.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Trước các tác hại nghiêm trọng mà bệnh lý mang đến, các nghiên cứu khoa học đã được tiến hành để biết được bệnh giang mai lây qua đâu nhằm có cách phòng chống kịp thời. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh giang mai thường lây lan qua 4 con đường chính là:
Con đường quan hệ tình dục không an toàn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xoắn khuẩn giang mai thường khu trú mạnh mẽ ở cơ quan sinh dục và có nhiều trong dịch tiết ở âm đạo và dương vật. Vì vậy nếu như giữa âm đạo và dương vật có sự tiếp xúc trực tiếp mà không được áp dụng biện pháp bảo vệ nào, xoắn khuẩn giang mai sẽ lây từ người bệnh sang người lành nhanh chóng.
Con qua đường tiếp xúc dịch tiết
Có nhiều trường hợp người mắc bệnh giang mai lây lan cho người lành dù không hề phát sinh quan hệ tình dục. Nguyên nhân chính là vì giữa 2 cá thể này đã có các cử chỉ thân mật như ôm hôn, tiếp xúc da và dùng chung đồ dùng cá nhân với nhau.
Bởi bạn nên biết rằng xoắn khuẩn giang mai còn hiện diện bên trong các vết loét và dịch tiết của người bệnh. Chỉ cần cơ thể người lành cũng có các vết thương hở tương tự, xoắn khuẩn giang mai sẽ nhanh chóng bám dính và đi vào cơ thể.
Lây nhiễm qua đường máu
Thêm một con đường lây bệnh giang mai chủ yếu nữa mà bạn không nên bỏ qua, đó chính là đường máu. Bất kỳ ai dùng chung bơm kiêm tiêm hoặc dao cạo râu có dính máu của người bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thực tế cho thấy nguy cơ truyền nhiễm bệnh giang mai qua đường máu còn cao hơn gấp nhiều lần so với con đường dịch tiết. Vì vậy, bạn không nên tiêm chích ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
Con đường lây nhiễm từ mẹ sang con
Trong suốt quá trình thai kỳ, thai nhi sẽ lấy chất dinh dưỡng của người mẹ để phát triển trong suốt 9 tháng 10 ngày. Quá trình truyền dẫn này sẽ được thực hiện thông qua dây rốn nối liền giữa mẹ và con.
Nếu người mẹ mắc bệnh giang mai, thì xoắn khuẩn có thể đi từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua dây rốn. Thời gian lây nhiễm phổ biến nhất trong trường hợp này thường rơi vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
Vậy nên trước khi quyết định mang thai, bạn nên có sự tầm soát chặt chẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm cao. Bởi bạn nên biết rằng mẹ mắc bệnh giang mai rất dễ bị sảy thai, sinh non, thai lưu hoặc sinh ra một đứa trẻ dị dạng.
Xem thêm: bệnh giang mai có lây qua nước bọt không
Những ai có nguy cơ lây bệnh giang mai cao nhất?
Sau khi biết được bệnh giang mai lây qua đường gì, chúng ta dễ dàng xác định được những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Trong đó bao gồm:
- Người hành nghề gái mại dâm thường xuyên quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc.
- Người có đời sống phóng túng và đời sống tình dục bừa bãi kiểu tình 1 đêm, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính hoặc quan hệ kiểu bầy đàn.
- Người thường xuyên tiêm chích ma túy và sử dụng chung bơm kim tiêm với nhiều đối tượng khác nhau.
- Người sinh hoạt cùng bệnh nhân mắc giang mai mà không áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
- Sau cùng là những đứa trẻ sơ sinh có mẹ mang xoắn khuẩn giang mai trong quá trình mang thai.
Hướng dẫn cách phòng chống lây nhiễm bệnh giang mai
Muốn giảm thiểu nguy cơ bị lây bệnh giang mai, bạn hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh xã hội sau đây:
- Bạn cần phải có lối sống tình dục lành mạnh với vợ hoặc chồng.
- Tuyệt đối không được quan hệ ngoài luồng, quan hệ tình 1 đêm, quan hệ đồng tính với bạn nam, bạn nữ hoặc phát sinh quan hệ với gái mại dâm khác.
- Trong quá trình quan hệ tình dục, bạn nên sử dụng bao cao su để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho cả bạn tình.
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, chăn gối, khăn lau với bệnh nhân mắc bệnh giang mai các giai đoạn.
- Trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên đi kiểm tra và tầm soát bệnh xã hội để tránh tình trạng lây bệnh sang cho con.
- Xây dựng lối sống khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập điều độ và ăn ngủ đúng giờ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đến đây, bạn đã biết bệnh giang mai lây qua đường nào và cách phòng chống hữu hiệu ra sao? Bạn hãy áp dụng ngay cho bản thân và cả bạn tình của mình để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý xã hội nghiêm trọng. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant để được hỗ trợ nhanh chóng!
Các bài viết liên quan: