Bệnh giang mai ở lưng là một bệnh lý nguy hiểm dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc tầm soát căn bệnh xã hội này cũng như tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách đặc trị bệnh hiệu quả được khuyến cáo rộng rãi. Ngay sau đây, Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ đem đến cho bạn các thông tin chi tiết về căn bệnh giang mai lưng đang dần trở nên phổ biến!
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở lưng
Bệnh giang mai ở lưng là một bệnh lý do xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum gây ra. Nó thường có dạng lò xo xoắn từ 6 – 14 vòng dính sát vào nhau. Mỗi một xoắn khuẩn giang mai thường có kích thước từ 5 – 15 x 0.1 – 0.3mm.
Do kích thước của xoắn khuẩn Treponema Pallidum siêu nhỏ nên người ta chỉ nhìn thấy được chúng qua lớp kính hiển vi. Vì vậy, nhiều bệnh nhân sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm đem đi phân tích dưới lớp kính này để tìm kiếm xoắn khuẩn mang mầm bệnh.
Theo các nghiên cứu cho thấy sức đề kháng của vi khuẩn gây bệnh giang mai khá kém nên chúng chỉ sống được vài giờ ở môi trường bên ngoài. Nhưng nếu chúng xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và khu trú trong đó đến hàng chục năm trời.
Thường thì bệnh giang mai lưng được lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục không an toàn, đường từ mẹ sang con và con đường dịch tiết khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Vậy nên bạn cần có lối sống tình dục lành mạnh, thủy chung và không nên sử dụng chung vật dụng với bệnh nhân mắc giang mai để phòng tránh bệnh lý hiệu quả nhất.
Xem thêm: nguyên nhân bệnh giang mai
Triệu chứng khi bị giang mai ở lưng
Sở dĩ gọi là bệnh giang mai ở lưng là vì xoắn khuẩn giang mai khi này khu trú tại niêm mạc da lưng. Chúng gây ra các vết săng giang mai và nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát bệnh. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Ở bệnh nhân mắc giang mai lưng, cơ thể người bệnh bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên sau từ 3 – 4 tuần ủ bệnh. Đó cũng là khi bạn phát hiện các vết săng giang mai có kích thước từ 0.5 – 3cm trên khắp vùng lưng của mình.
Các vết săng giang mai này có hình dáng giống như vết trượt nông, đáy màu đỏ tươi và có bờ viền rõ ràng. Tuy nhiên, chúng không hề khiến người bệnh đau đớn, khó chịu hay ngứa ngáy nên thường bị bỏ qua ngay sau đó.
Trong vòng vài tuần lễ sau khi vết săng giang mai phát triển ở lưng, chúng sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần được điều trị. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn đã hết bệnh mà thật ra bệnh lý đang dần chuyển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2
Thay cho các vết săng giang mai ở giai đoạn đầu, bước vào giai đoạn 2 hàng trăm nốt ban đào sẽ xuất hiện ở khắp vùng lưng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Các nốt ban này có hình dáng giống hệt cánh đào và thường nằm ẩn bên dưới lớp niêm mạc da lưng.
Khi cơ thể phát ban, người bệnh sẽ bị sốt cao, sưng hạch, đau đầu, đau khớp, đau cơ, rụng tóc và mệt mỏi cực độ. Sau đó, triệu chứng bệnh lý cũng thuyên giảm dần rồi biến mất hoặc lặp đi lặp lại trong vài năm trời ở một vài bệnh nhân khác.
Giai đoạn 3
Giai đoạn này thường kéo dài trong nhiều năm liền nhưng điều nguy hiểm là nó không hề gây ra bất kỳ triệu chứng gì điển hình. Chính điều này đã khiến người bệnh bỏ qua khiến bệnh trạng âm thầm diễn tiến đến giai đoạn cuối cùng.
Giai đoạn cuối
Khi bệnh nhân mắc giang mai ở lưng giai đoạn cuối, cơ thể sẽ biểu hiện ra bên ngoài các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như các vết lở loét trên lưng phát triển với kích thước to lớn hơn và không hề liền mặt. Chúng có cả dịch, mủ và máu trong đó khiến cho nguy cơ nhiễm trùng tăng lên khá cao.
Ngoài ra thì các vết loét này bắt đầu có xu hướng lây lan trên diện rộng theo cách khó kiểm soát. Chúng gây ra cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu cho người bệnh khiến người mắc phải bệnh lý xã hội ăn không ngon, ngủ không yên.
Trong nhiều trường hợp khác xoắn khuẩn giang mai còn di chuyển từ lưng đến gan, thận, tim, thần kinh và não bộ gây nên các hệ lụy nghiêm trọng. Theo đó, người bệnh có nguy cơ tử vong gần như chắc chắn.
Xem thêm: giai đoạn bệnh giang mai
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai ở lưng
Bệnh giang mai ở lưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ biến chứng khôn lường. Chẳng hạn như:
- Các vết săng giang mai bị lở loét gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Kể cả khi chúng lành lại cũng sẽ để lại trên cơ thể rất nhiều các vết sẹo to nhỏ làm ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân.
- Bệnh giang mai xuất hiện ở lưng khi đi đến giai đoạn cuối khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, ăn ngủ không yên. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng.
- Nhưng nguy hiểm nhất là bệnh giang mai ở lưng giai đoạn cuối còn dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Điển hình như mù lòa, viêm não, viêm màng não, suy tim, suy gan, suy thận, phình động mạch chủ và thậm chí là đột quỵ với nguy cơ cao.
- Nguy cơ tử vong của người mắc giang mai thần kinh, tim mạch và giang mai mắt gần như lên đến 99%.
Người mắc bệnh giang mai ở lưng sống được bao lâu?
Cứ 30 giờ trôi qua các xoắn khuẩn giang mai sẽ được nhân đôi theo chiều ngang một lần. Nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm, bệnh lý sẽ tiến triển nhanh và ngày càng rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.
Theo thống kê cho thấy các bệnh nhân mắc bệnh giang mai không được điều trị kịp thời có thể sống được từ 5 năm cho đến 30 năm tùy cơ địa từng người. Nhưng nếu được thăm khám và chữa trị ngay từ sớm, người bệnh có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn.
Trong trường hợp này, người từng mắc giang mai sẽ có được tuổi thọ cao giống như một người bình thường không nhiễm bệnh. Vậy nên bạn cần phải để ý các dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể để can thiệp ngay từ đầu.
Xem thêm: bệnh giang mai sống được bao lâu
Cách đặc trị bệnh giang mai ở lưng hiệu quả
Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh giang mai ở lưng đã có cách đặc trị hiệu quả. Theo đó, các bệnh nhân mắc bệnh xã hội sẽ được áp dụng các phương pháp trị liệu tiên tiến như sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc kháng sinh Penicillin vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào xoắn khuẩn gây bệnh. Nếu bệnh nhân mắc giang mai bị dị ứng với loại thuốc kháng sinh này, các bác sĩ sẽ thay thế bằng thuốc Doxycycline, Erythromycin và Ceftriaxone.
- Thay đổi lối sống: Trong quá trình điều trị bệnh giang mai, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo áp dụng các biện pháp kết hợp khác bằng cách thay đổi lối sống như:
- Không quan hệ tình dục để tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan
- Không sử dụng chất kích thích gây hại cho sức khỏe và làm suy giảm hiệu quả thuốc kháng sinh.
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể nhằm tăng cường sức khỏe một cách tối đa
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật
- Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra khả năng đáp ứng thuốc kháng sinh của cơ thể để có hướng điều chỉnh kịp thời
Địa chỉ điều trị bệnh giang mai ở lưng chất lượng, uy tín
Muốn điều trị bệnh giang mai ở lưng tận gốc, dứt điểm, bạn cần phải tìm được cơ sở y tế chất lượng, có trình độ chuyên môn cao. Đáp ứng được các tiêu chí khắt khe đó, Phòng Khám Đa Khoa Galant đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh giang mai hoa liễu.
Chúng tôi đã giúp cho rất nhiều người bệnh trị liệu thành công nhờ phương pháp đặc trị hiệu quả được hỗ trợ bởi máy móc hiện đại. Mỗi một bệnh nhân đến với Galant đều được thăm khám kỹ lưỡng, tư vấn tận tình và đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh ngặt nghèo.
Chính vì vậy, bạn có thể yên tâm tuyệt đối khi liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant. Chúng tôi đã sẵn sàng kết nối và đem đến sự hỗ trợ thiết thực cho tất cả những ai mang mầm bệnh xã hội nguy hiểm này!
Phía trên là tất cả các thông tin chi tiết về bệnh lý giang mai ở lưng đang ngày càng phổ rộng. Bạn cần phải lưu ý thật kỹ để kịp thời phát hiện bệnh trạng của mình và điều trị ngay từ giai đoạn sớm để nhanh chóng chấm dứt bệnh tình. Nếu bạn cần được thăm khám và đặc trị bệnh xã hội hữu hiệu nhất, hãy gọi cho Phòng Khám Đa Khoa Galant ngay hôm nay!
Các bài viết liên quan: