AIDS là gì? Con đường lây nhiễm và cách phòng tránh

AIDS là gì? Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến AIDS. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ căn nguyên và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra phương thuốc điều trị triệt để căn bệnh thế kỷ AIDS. Trong bài viết này, GALANT sẽ tổng hợp kiến thức cơ bản giúp mọi người hiểu rõ HIV AIDS là căn bệnh gì.

Tổng quan AIDS là gì

Tại phần tổng quan AIDS là gì, GALANT xin giới thiệu qua về từ viết tắt và định nghĩa về căn bệnh này.

Ảnh 1: AIDS là gì?
Ảnh 1: AIDS là gì?

AIDS là viết tắt của từ gì?

AIDS viết tắt theo từ Acquired Immunodeficiency Syndrome. Khi dịch ra tiếng Việt cụm từ tiếng Anh này có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

HIV AIDS là gì?

AIDS được định nghĩa là một căn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại virus mang tên HIV. Virus HIV trực tiếp tác động đến hệ miễn dịch của người bệnh bằng cách làm suy hoặc phá hủy hoàn toàn tế bào miễn dịch. Khi số lượng lớn tế bào miễn dịch bị phá hủy, cơ thể người bệnh gần như không còn khả năng chống chọi lại bệnh tật.

Ảnh 2: AIDS - căn bệnh thế kỷ gây ra bởi virus HIV
Ảnh 2: AIDS – căn bệnh thế kỷ gây ra bởi virus HIV

Tỷ lệ người bệnh tử vong do HIV AIDS rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Theo gió, nhiều biến trục cơ hội có khả năng tạo ra chứng khó lường, khiến cơ thể khó chống lại.

Quy định miễn dịch bị suy giảm nghĩa khả năng chống lại bệnh tật giá đã giảm đi đáng kể. Những căn bệnh theo mùa rất thường gặp như cúm cũng có thể làm người nhiễm HIV phải chống chọi vất vả. Vì khi đó hệ miễn dịch của người bệnh gần như không thể ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về căn bệnh “thế kỷ” HIV

4 Giai đoạn tiến triển của HIV / AIDS

Từ khi nhiễm virus HIV cho đến khi chuyển sang AIDS bao gồm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cấp tính

Thời kỳ đầu của HIV. Người bệnh sau khi bị nhiễm thường sốt nhẹ (37.5 – 38.5°C), kèm theo đó là một số triệu chứng cảm cúm. Những triệu chứng này kéo dài trong vòng một tháng. Đây chính là giai đoạn virus HIV bắt đầu xâm nhập vào máu và sinh sôi nảy nở.

Ảnh 3: Virus HIV bắt đầu xâm nhập và phát triển âm thầm
Ảnh 3: Virus HIV bắt đầu xâm nhập và phát triển âm thầm

Các hiệu như viêm, sưng được xem là phản ứng của hệ miễn dịch. Tuy nhiên không phải ai mới nhiễm HIV cũng đều xuất hiện những triệu chứng này.

Ở giai đoạn 1 cấp tính, xét nghiệm thảm lọc thông thường thậm chí còn không thể phát hiện bệnh. Người ta còn gọi đây là giai đoạn cửa sổ.

Giai đoạn 2: Chưa có triệu chứng

Chuyển sang giai đoạn 2, cơ thể người bệnh gần như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Khi đó, bạch cầu mới chỉ bắt đầu bị tiêu diệt ở một mức độ ở thấp nhỏ. Tuy nhiên, trong đoạn này khi rút HIV vẫn âm thầm phát triển nhanh. Mặc dù chưa có triệu chứng cụ thể nhưng khi xét nghiệm máu người ta đã có thể phát hiện virus HIV.

Ảnh 4: Xét huyết học trong giai đoạn giúp phát hiện một người có nhiễm HIV hay không
Ảnh 4: Xét huyết học trong giai đoạn giúp phát hiện một người có nhiễm HIV hay không

Với người không sử dụng thuốc điều trị kháng virus, giai đoạn 2 thường kéo dài từ 10 trở lên. Nếu sử dụng thuốc từ sớm, người bệnh có thể kéo dài sự sống đến cả vài chục năm.

Tuy chưa xuất hiện triệu chứng nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây truyền sang người khác. Tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm thuế nếu người bệnh sử dụng thuốc ARV hỗ trợ ngăn chặn sự sinh sôi của virus HIV.

Giai đoạn 3: Xuất hiện triệu chứng nhẹ

Cơ thể bị bệnh bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như sụt cân, ngứa phát ban, lở loét vùng miệng,.. Đây được xem như giai đoạn cận AIDS.

Giai đoạn 4: Chuyển sang AIDS

Đến giai đoạn chuyển sang AIDS, sức khỏe người bệnh đã suy kiệt rõ rệt. Lúc nãy huyện diễn dịch suy yếu dẫn đến nhiều rối loạn. Cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện hạch kèm theo phương thuốc kéo dài, tiêu chảy, mất 10% trọng lượng cơ thể.

Nguy cơ tử vong trong giai đoạn này do nhiễm trùng cơ hội gây ra viêm màng não, viêm đường ruột, ung thư,.. Sự sống của người bệnh thường chỉ kéo dài 2 năm hoặc hơn một chút nếu có sử dụng thuốc.

Các con đường lây nhiễm chính của HIV / AIDS

Ảnh 5: Quan hệ tình dục không an toàn dễ lây nhiễm HIV
Ảnh 5: Quan hệ tình dục không an toàn dễ lây nhiễm HIV

Virus HIV lây nhiễm từ người sang người theo 4 con đường chính.

  • Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng có máu tạo điều kiện để virus HIV xâm nhập.
  • Qua đường máu: Bên cạnh đường tình dục, virus HIV có thể lây qua đường máu. Chính vì vậy trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh phải hạn chế tối đa thương tích ngoài da gây chảy máu.
  • Dùng chung kim tiêm: Kim tiêm sử dụng bởi người nhiễm HIV / AIDS không được khử trùng chính là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Không như những HIV mà sử dụng chung bơm kim tiêm còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác.
  • Mang thai hoặc cho con bú: Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng cao lây truyền chi con trong giai đoạn thai kỳ hoặc khi cho con bú.

Như vậy căn bệnh thế kỷ HIV / AIDS không có khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc thông thường. Ngay cả những hành động thân mật như ôm, hôn, nắm tay,.. Cũng không thể khiến người tiếp xúc nhiễm HIV từ người bệnh.

Cách phòng ngừa HIV hiệu quả

Ảnh 6: Tuân thủ chương trình dự phòng phơi nhiễm PrEP giúp phòng tránh lây nhiễm HIV
Ảnh 6: Tuân thủ chương trình dự phòng phơi nhiễm PrEP giúp phòng tránh lây nhiễm HIV

Khi hiểu rõ bản chất AIDS là gì và các con đường lây nhiễm cơ bản sẽ không khó để mọi người phòng tránh.

  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục. Không chỉ với nam giới mà nữ giới cũng nên sử dụng bao cao su dành cho nữ. Trường hợp quan hệ tình dục qua đường miệng, cả hai bên nên dùng loại bao cao su không cắt.
  • Tuân thủ chương trình dự phòng phơi nhiễm PrEP: Chương trình tự phòng phơi nhiễm HIV áp dụng cho nhóm đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thuốc kháng virus có khả năng giảm đến hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Không dùng bơm kim tiêm: Trong tất cả trường hợp, mọi người tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác. Nếu bắt buộc phải sử dụng, kim tiêm đó phải khử trùng thật kỹ.

Trường hợp với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, người bệnh cần tham khảo và áp dụng phương pháp điều trị. Nhằm hạn hạn chế tình trạng lây nhiễm từ mẹ sang con. Trong quá trình cho con bú, người mẹ tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với máu, vết trầy xước quanh vú. Trước khi có ý định mang thai, người mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Khi nào nên xét nghiệm HIV?

Nếu nhận thức rõ AIDS là gì, mọi người chắc chắn hiểu được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Cho đến nay người ta chỉ có thể kéo dài sự sống của người bệnh chứ chưa thể điều trị một cách triệt để.

Tư vấn xét nghiệm HIV

Việc xét nghiệm tầm soát sớm sẽ giúp người bệnh chủ động điều trị, duy trì cuộc sống bình thường đến cả vài chục năm. Xét nghiệm HIV nên thực hiện với các nhóm đối tượng nguy cơ cao như:

  • Người quan hệ với người nhiễm HIV không sử dụng bao cao su, không dùng thuốc ARV.
  • Người dùng chung bơm kim tiêm.
  • Nhân viên y tế vô tình tiếp xúc với máu của bệnh nhân nhiễm HIV.

Hy vọng tất cả chia sẻ trên đây của GALANT đã giúp mọi người định nghĩa chính xác AIDS là gì. Trường hợp có nhu cầu làm xét nghiệm hoặc tư vấn điều trị, quý người nhà và bệnh nhân hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 028. 7303 1869.

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant

Các bài viết có liên quan về điều trị HIV: 

Cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS – Thuốc chữa HIV mới nhất 2021

Thuốc điều trị HIV/AIDS hoạt động như thế nào? Có bao nhiêu loại?

Aids là gì? nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *