HIV vẫn luôn là một căn bệnh cho đến thời điểm hiện tại chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, ngành y học thế giới đã không ngừng nghiên cứu để sản xuất ra những loại thuốc giúp ức chế sự sinh trưởng, phát triển và lây lan mầm bệnh HIV. Từ đó, đem đến nhiều cơ hội mới cho những bệnh nhân nhiễm HIV. Vậy có biết có những cách điều trị HIV nào? Thuốc chữa HIV mới nhất 2021 có gì nổi bật? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh thế kỷ này nhé!
HIV/AIDS là gì?
Nhiễm HIV là tình trạng cơ thể nhiễm virus gây suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể người. Virus khi đi vào cơ thể sẽ tấn công vào hệ thống miễn dịch, húng phá hủy tế bào bạch cầu (lympho).
Khác những loại virus thông thường, virus HIV không thể điều trị dứt điểm. Chúng sẽ tồn tại trong cơ thể đến suốt đời. Sau một khoảng thời gian nhiễm bệnh, bệnh sẽ chuyển nặng, cơ thể chuyển sang giai đoạn AIDS. Vì vậy, bệnh do virus HIV gây nên sẽ được gọi chung là HIV/AIDS. Người bị AIDS sẽ có nguy cơ tử vong cao do mắc những bệnh về nhiễm trùng cơ hội.
Các phương pháp điều trị HIV/AIDS
Những phương pháp điều trị HIV mới nhất được sử dụng hiện nay bao gồm:
Điều trị hỗ trợ
Được sử dụng cho tất cả những bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với HIV nhưng không có triệu chứng. Những trường hợp này thường sẽ không sử dụng thuốc. Chỉ sử dụng những biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể đó là luôn giữ tinh thần lạc quan, bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể thao đều đặn, có một lối sống lành mạnh. Nói không với các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy,… Sử dụng những biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục,…
Tập luyện thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi điều trị hỗ trợ
Điều trị dự phòng phơi nhiễm
Điều trị dự phòng phơi nhiễm được áp dụng cho những trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh như:
- Bị vật sắc nhọn cứa vào da gây chảy máu, bị dịch tiết, máu của người nhiễm HIV bắn vào niêm mạc mắt. Thông thường những trường hợp này sẽ gặp ở các nhân viên y tế.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV.
Phương pháp điều trị phơi nhiễm nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của virus HIV vào các tế bào trong cơ thể. Khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện điều trị theo phương pháp này là 6 giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, tối đa là 72 giờ. Thuốc được sử dụng là thuốc kháng sinh (ARV), thực hiện điều trị trong khoảng 4 tuần.
Điều trị phòng ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Là biện pháp điều trị bằng ARV dành cho phụ nữ mang thai có nhiễm bệnh và trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng nhiễm bệnh của người mẹ và thời điểm mang thai để đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp nhất. Trẻ ngay sau khi được sinh ra sẽ được cho uống ARV. Thời điểm tốt nhất là trong 24 giờ. Sau đó, đứa trẻ cần tiếp tục được theo dõi. Phương pháp điều trị này sẽ giúp làm giảm tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV xuống còn khoảng 6% (ban đầu là 30%).
Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Nhiễm trùng cơ hội là những loại bệnh nhiễm trùng xuất hiện trong trường hợp cơ thể gặp phải tình trạng suy giảm miễn dịch. Có thể kể đến đó là tiêu chảy, nấm miệng, giời leo, viêm não,… Phương pháp điều trị sẽ sử dụng kháng sinh hoặc thuốc đặc trị khác. Những trường hợp nhiễm trùng cơ hội cần được điều trị càng sớm càng tốt theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị kháng HIV – Sử dụng thuốc ARV
Phương pháp điều trị kháng HIV cũng là một trong những hướng điều trị khá phổ biến hiện nay.
Thuốc ARV là gì?
Thuốc ARV (Antiretroviral – thuốc kháng HIV) là một nhóm thuốc được sử dụng nhằm ức chế sự phát triển của Virus HIV. Chúng được sử dụng cho cả những người nhiễm bệnh và phòng tránh lây bệnh nhằm mục đích:
- Ngăn chặn sự phát triển của virus HIV. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh những nguy cơ về bệnh nhiễm trùng cơ hội. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng đời sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
- Làm giảm số lượng virus trong cơ thể từ đó giảm lây lan trong cộng đồng.
Bắt đầu điều trị kháng HIV khi nào?
Phương pháp này được sử dụng khi người bệnh bắt đầu có những triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội. Lượng tế bào CD4 thấp hơn 250/mm3 máu. Quá trình điều trị dài và khá phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần hết sức hợp tác, tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ. Cụ thể là về liều lượng, thời gian uống thuốc. Tuyệt đối không tự ý đổi thuốc, không được có những hành động chống đối, không chấp nhận phối hợp điều trị.
Tác dụng phụ của thuốc
Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt, nổi mảng đỏ trên da,… Những tác dụng phụ này thường xuất hiện khá sớm và kết thúc sau 6 tuần. Có những trường hợp sẽ xuất hiện muộn hơn. Cần thông báo với bác sĩ chỉ định khi có những trường hợp trên. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột. Bởi chúng có thể dẫn đến kháng thuốc, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thuốc chữa HIV mới nhất 2021
Trong năm 2021, một cơ hội mới cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã xảy ra. Đó là việc FDA phê duyệt hai loại thuốc điều trị HIV mới nhất là Cabenuvia và Vocabria để sử dụng điều trị HIV-1 cho người trưởng thành. Liệu trình điều trị là 1 tuần/lần.
Cụ thể, vào ngày 21/1/2021 FDA đã chấp thuận việc sử dụng Cabenuva (bao gồm Cabotegravir và Rilpivirine). Thuốc được chỉ định tiêm 1 lần/tháng vào vùng bắp thịt. Phương pháp này ra đời nhằm thay thế liệu cho việc uống thuốc kháng retrovirus mỗi ngày.
Thuốc trị HIV mới nhất 2021 được sử dụng cho những trường hợp nào? Thuốc sẽ được sử dụng cho những bệnh nhân nhiễm HIV-1. Những người đang tiến hành điều trị bằng thuốc kháng retrovirus đạt đến ngưỡng ức chế về mặt virus học. Người không có tiền sử thất bại trong quá trình điều trị. Không kháng thuốc với Cabotegravir hoặc Rilpivirine.
Vocabria (Cabotegravir, dạng viên) sẽ được kết hợp với Edurant (Rilpivirin, dạng viên). Liều lượng uống là 1 lần/tháng. Uống trước khi tiến hành khởi động điều trị bằng Cabenuva. Việc này nhằm đảm bảo lượng thuốc dung nạp vào cơ thể tốt trước khi chuyển sang sử dụng dạng tiêm.
Thuốc chữa HIV mới nhất 2021 này có độ hiệu quả và tính an toàn cao. Bởi trước khi được đưa ra thị trường, chúng đã trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trên 1182 bệnh nhân trưởng thành nhiễm HIV.
Phản ứng bất lợi có thể thấy ở những bệnh nhân sử dụng Cabenuva đó là phản ứng tại chỗ tiêm, cơ thể sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, chóng mặt, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ. Cabenuva không nên sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có những phản ứng tăng mẫn cảm với Cabotegravir hoặc Rilpivirine. Hoặc người bệnh chưa đạt được ngưỡng ức chế virus (HIV-1 RNA cao hơn 50 copies/mL).
Bài viết trên là những thông tin về thuốc chữa hiv mới nhất 2021. Qua đó giúp bạn trả lời những câu hỏi rằng Có phương pháp điều trị HIV mới nhất nào? Thuốc điều trị HIV mới nhất hiện nay có đặc điểm gì? Mong rằng bài viết trên đã thật sự cần thiết và có ích với bạn.
Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant