Điều trị phơi nhiễm HIV cần lưu ý những gì?

Phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp của nhân viên y tế là khá phổ biến, song không phải trường hợp phơi nhiễm nào cũng dẫn đến lây nhiễm. Nếu không may gặp phải tình trạng phơi nhiễm,  điều trị phơi nhiễm HIV như thế nào? Các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Galant sẽ chia sẻ những lưu ý về điều trị phơi nhiễm  HIV trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn xử trí phơi nhiễm HIV

Trong điều trị phơi nhiễm HIV, việc xử trí đúng cách ngay sau khi tiếp xúc với nguồn lây là rất quan trọng. Nếu phơi nhiễm xảy ra, nhân viên y tế phải  làm theo các bước cơ bản dưới đây:

  • Đối với vùng da bị tổn thương, gây chảy máu ở vết thương thì cần nhẹ nhàng rửa khu vực tổn thương bằng xà bông và nước. 
  • Đối với vùng da bị dính dịch cơ thể, bạn cần nhanh chóng rửa sạch vùng này với nước sạch hoặc nước sát khuẩn. 
  • Thu nhập thông tin của người bị phơi nhiễm bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ, tình trạng HIV. Nếu là người bệnh nhiễm HIV, hãy lấy thêm thông tin liên lạc của các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân đó. 
  • Thông báo cho người quản lý và đồng nghiệp
  • Lập tức đến các cơ sở y tế có trách nhiệm điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV để được quản lý, chăm sóc, xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm HIV thích hợp.

dieu-tri-phoi-nhiem-hiv-1

Nguy cơ phơi nhiễm HIV

Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng PEP

Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng PEP sẽ giúp ngăn chặn virus HIV gây nhiễm trùng. Nếu kết quả xét nghiệm vẫn là dương tính, điều trị có thể giúp làm giảm sức mạnh và sự tiến triển của virus HIV. Tuy nhiên, thuốc dùng để dự phòng nên có một số tác dụng phụ như :buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày hoặc cảm thấy khó chịu và các triệu chứng khác.

Hướng dẫn cách phòng tránh phơi nhiễm HIV

Có rất nhiều biện pháp cần thực hiện để ngăn chặn sự phơi nhiễm HIV trong quá trình làm việc tại bệnh viện. 

  • Sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ. Nhân viên y tế phải luôn làm điều này khi làm việc với máu và chất dịch của người bệnh.
  • Rửa tay và các vùng da khác theo đúng quy trình ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể. 
  • Xử lý bơm kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn theo đúng quy trình y tế. 
  • Sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn sẵn có để phòng ngừa chấn thương gây nên bởi kim tiêm.
  • Biết và thực hiện được các quy trình điều trị , các quy định dành cho cán bộ phơi nhiễm nghề nghiệp.

Sau khi bị phơi nhiễm HIV, kết quả xét nghiệm đầu tiên có thể là âm tính. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đối tượng phơi nhiễm không bị lây nhiễm HIV. Thời gian từ 1 – 3 tuần sau khi tiếp xúc mầm bệnh còn được gọi là giai đoạn chuyển đảo huyết thanh. Trong thời gian này, cơ thể phơi nhiễm sẽ phát triển các kháng thể HIV để tấn công virus. Họ có thể có các triệu chứng giống như cúm, sốt, đau nhức, phát ban và sưng hạch bạch huyết. Điều này thường chỉ ra sự có mặt của virus HIV.

dieu-tri-phoi-nhiem-hiv-2

Tiến hành xét nghiệm để xác định tình trạng lây nhiễm

Sau khi phơi nhiễm, bệnh nhân có thể cảm thấy tức giận, sợ hãi, xấu hổ hoặc trầm cảm. Trong khoảng thời gian vô cùng khó khăn này, việc điều trị phơi nhiễm HIV là vô cùng quan trọng. Trong thời điểm này, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhân viên y tế ngành hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. PHòng khám Đa khoa Galant sẵn sàng chung tay đồng hành cùng Quý bệnh nhân bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình.

Các bài viết liên quan:

Pep dự phòng sau phơi nhiễm

Phơi nhiễm HIV – Hiểu đúng về khái niệm của phơi nhiễm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *