Huyết áp cao hay huyết áp thấp là những cụm từ rất quen thuộc mà chúng ta được nghe thường xuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người chưa hiểu rõ nguyên lý hay căn nguyên của căn bệnh này? Vậy huyết áp là gì? Vì sao lại có huyết áp cao và huyết áp thấp?… Bài viết sau đây sẽ giải đáp khúc mắc này của các bạn một cách thấu đáo nhất.
Huyết áp là gì?
Có rất nhiều khái niệm nói về huyết áp, tuy nhiên với những người không có chuyên môn về y khoa như chúng ta thì cứ hiểu một cách đơn giản nhất là: Đây chính là áp lực tác động trực tiếp lên các động mạch để vận chuyển màu từ tim đến các các quan trong cơ thể. Áp lực này bao gồm 2 loại lực là lực co bóp của tim và cả lực cản của các thành động mạch.
Huyết áp là gì?
Thực tế, với người bình thường thì huyết áp trong ngày cũng không ổn định. Có lúc lên và xuống, bởi chúng phụ thuộc vào quá trình làm việc, vận động và tâm lý hàng ngày của mỗi người. Theo đúng nguyên lý thì huyết áp của người bình thường xuống thấp nhất vào thời điểm là 1 đến 3 giờ sáng và cao nhất là từ 8 đến 10 giờ sáng. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào tâm lý và sự vận động của mỗi người.
Ngoài ra yếu tố môi trường, quá trình sinh hoạt, ăn uống cũng tác động rất lớn đến sự tăng và giảm huyết áp. Ví dụ như: Ở môi trường lạnh, sử dụng thuốc co mạch máu… sẽ làm tăng huyết áp. Còn ở môi trường nóng, mồ hôi ra nhiều, bị tiêu chảy, bị mất nước hoặc sử dụng thuốc giãn mạch máu… thì huyết áp giảm là đương nhiên.
Huyết áp được giới hạn bởi 2 chỉ số đó là huyết áp tâm thu(huyết áp ở mức tối đa) và huyết áp tâm trương(huyết áp ở mức tối thiểu). Huyết áp tâm thu có chỉ số bình thường là 90-139 mmHg và huyết áp tâm trương là 60 – 89 mmHg. Huyết áp sẽ giảm dần khi máu đi xa tim và đến các động mạch.
Vì sao lại gọi là huyết áp cao và huyết áp thấp?
Bạn nên biết rằng tình trạng bị huyết áp cao và huyết áp thấp đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người. Chính vì vậy, việc kiểm soát, theo dõi các chỉ số huyết áp hàng ngày rất quan trọng. Vậy chỉ số đó là gì?
Đối với một người bình thường ở độ tuổi trưởng thành thì chỉ số tâm thu và tâm trương giới hạn là dưới 120/80 mmHg.
Vì sao gọi là huyết áp cao và huyết áp thấp?
- Với những người bị cao huyết áp có chỉ số tâm thu và tâm trương thường lớn hơn 140 mmHg và 90 mmHg. Bên cạnh đó thì những người được chẩn đoán ở giai đoạn tiền huyết áp sẽ ở ngưỡng giữa giữa người huyết áp cao và người có huyết áp bình thường(cụ thể là tâm thu là 120-139 mmHg và tâm trương là từ 80-89 mmHg).
- Đối với người bị huyết áp thấp thì huyết áp tâm thu sẽ ở mức dưới 90mmHg hoặc có thể giảm đến 25mmHg so với mức huyết áp bình thường.
Như vậy có thể thấy rằng chỉ số huyết áp của mỗi người cũng giống như một bài toán đồ thị hàm số sin đúng không các bạn? Điều đó chứng tỏ chúng ta không thể chủ quan với những con số này, bởi chúng có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Chỉ có một cách duy nhất đó là kiểm tra chúng hàng ngày và có chế độ sinh hoạt hợp lý.
Vậy theo bạn thì nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp như vậy? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm đáp án cho câu hỏi này các bạn nhé?
Tham khảo thêm: COTRIMOXAZOLE DỰ PHÒNG BỆNH NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tăng và giảm huyết áp.
Thực tế, theo các chuyên gia y tế khẳng định rằng có 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp đó là: Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể. Cụ thể là:
Yếu tố ở bên trong cơ thể con người.
Như chúng ta đã biết, huyết áp sinh ra là do quá trình vận chuyển và lưu thông máu từ tim tới các động mạch. Vậy chắc chắn sẽ là tim, động mạch và lưu lượng máu. Vậy cụ thể là gì?
- Đối với tim thì sự co bóp của tim sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến huyết áp. Thực tế, thì tim đập nhanh hay chậm đều ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp. Nếu tim đập quá nhanh thì áp lực máu lên động mạch sẽ càng lớn vì vậy huyết áp sẽ tăng. Còn tim đập chậm thì áp lực này sẽ giảm và chắc chắn huyết áp sẽ giảm.
Tình trạng co bóp tim là yếu tố gây ra bệnh huyết áp
- Về động mạch: Cụ thể đối với những động mạch có độ đàn hồi tốt, máu sẽ lưu thông một cách dễ dàng điều này sẽ giúp cho huyết áp ở mức ổn định. Tuy nhiên, đối với những người bị mắc một số bệnh như xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ…sẽ cản trở tới quá trình lưu thông máu. Điều này làm tăng áp lực lên động mạch và nguy cơ bị cao huyết áp là rất cao.
- Lượng máu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng và giảm huyết áp. Cụ thể đối với những người bị thiếu máu, chúng sẽ không đủ để tạo áp lực lên thành động mạch. Đây là nguyên nhân dẫn đến người bệnh bị huyết áp thấp.
Như vậy có thể thấy rằng 3 yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Hơn thế nữa chúng cũng có mối quan hệ rất mật thiết đúng không các bạn? Khả năng, nếu 1 trong 3 gặp vấn đề thì 2 yếu tố còn lại cũng không thể ổn định.
Tham khảo thêm: MỀ ĐAY
Vậy yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến huyết áp là gì?
Thực tế, trong cuộc sống sinh hoạt của con người có tác động rất lớn đến sức khỏe. Điều này không ngoại trừ là bệnh cao huyết áp. Cụ thể là:
- Điều đầu tiên phải kể đến đó là chế độ ăn uống: Cụ thể như việc ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật, nội tạng động vật, uống rượu bia, thuốc lá, café… Các thói quen này không những ảnh hưởng đến huyết áp mà chúng còn là nguyên nhân khiến bạn bị mắc nhiều căn bệnh khác như: Mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh tim…
Khẩu phần ăn cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh huyết áp
- Thói quen trong sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh huyết áp. Như việc thức khuya, lười tập thể dục thể thao, căng thẳng… Trong môi trường sống hiện đại như hiện nay thì tình trạng bị stress xảy ra rất nhiều. Đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh huyết áp ở giới trẻ.
- Bạn có bao giờ cho rằng tư thế ngồi của mình có ảnh hưởng tới huyết áp? Nếu không thì bạn nên suy nghĩ lại nhé. Bởi thực tế khoa học đã chứng minh việc đứng và ngồi đều ảnh hưởng đến huyết áp. Khi bạn ngồi sai tư thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lưu thông máu. Điều này gây ra sự bất ổn định về huyết áp ở con người.
Vậy bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe của con người?
Không ai có thể phủ nhận mức độ nguy hiểm của bệnh huyết áp cao và bệnh huyết áp thấp. Bởi thực tế, chúng đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng, loại bệnh này được coi là những sát thủ thầm lặng hủy hoại sức khỏe con người. Đặc biệt là những biến chứng mà chúng gây ra. Cụ thể:
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao.
Thường thì bệnh huyết áp cao có tỉ lệ gia tăng theo độ tuổi. Biến chứng mà loại bệnh này gây ra nhẹ có thể là tai biến dẫn đến hôn mê, liệt nửa người, liệt toàn thân… nặng có thể dẫn đến tử vong.
Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp
Thường thì những biến chứng nhóm biến chứng nguy hiểm này được chia thành 2 loại đó là: Biến chứng tức thời và biến chứng lâu dài.
- Đối với nhóm biến chứng tức thời thì mức độ nguy hiểm là cao nhất. Biến chứng mà chúng có thể gây ra là bệnh: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, suy thận, bóc tách động mạch…
- Còn đối với bệnh cao huyết áp thuộc nhóm biến chứng lâu dài nếu phát hiện ra bệnh mà không có “chế tài” điều trị đúng thì cũng rất dễ dẫn đến biến chứng như: Các bệnh lý về mắt, rối loạn tiền đình, suy tim, tim to, thiếu máu cục bộ, suy thận mãn, đau thắt ngực…
Biến chứng của bệnh huyết áp thấp.
Thường thì mọi người đều cho rằng bệnh huyết áp thấp không nguy hiểm bằng bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn không đúng các bạn nhé. Bởi biến chứng mà bệnh huyết áp thấp gây ra cho người bệnh cũng nguy hiểm không kém.
- Nếu như người bệnh bị giảm huyết áp nhiều lần thì rất dễ làm tổn thương hệ thần kinh. Cụ thể là chức năng của chúng sẽ bị suy giảm, điều này làm cho cơ thể không thể tự điều chỉnh được chất dinh dưỡng cũng như lượng oxi tới các cơ quan. Điều tất nhiên là não, thận, tim và nhiều cơ quan khác sẽ bị tổn thương rất nghiêm trọng.
- Nếu bệnh này không được điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến bị mắc một số bệnh như: Bị đau thắt vùng ngực, bệnh suy thận, bị nhồi máu cơ tim… và thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Đã có rất nhiều bệnh nhân bị nhồi máu não do bị huyết áp thấp dẫn đến tai biến.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng bệnh lý về huyết áp không thực sự đơn giản như chúng ta đã tưởng đúng không nào? Dù bị huyết áp cao hay huyết áp thấp thì lời khuyên dành cho các bạn là chúng ta phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Hơn thế nữa phải kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên mới có thể đảm bảo được mức độ an toàn cho sức khỏe.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh huyết áp?
Có lẽ nhiều người đã biết được cách phòng và tránh bệnh huyết áp cho mình ngày từ lúc biết được nguyên nhân gây ra loại bệnh này. Chỉ có một cách duy nhất đó là kiểm soát khẩu phần ăn và xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học đúng không các bạn?
- Một khẩu phần ăn giàu Kali, Vitamin, canxi…sẽ rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể như những loại thực phẩm như: Trứng, sữa, các loại họ đậu, rau xanh, cá… Bên cạnh đó thì việc ăn mặn cần hạn chế ở mức tối đa. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết cho cơ thể. Điều này rất tốt cho tim và các thành động mạch hoạt động hiệu quả.
- Song hành với đó là việc sinh hoạt hàng ngày phải đảm bảo. Cụ thể như: Cuộc sống luôn vui vẻ, thoải mái, thời gian bố trí công việc phải hợp lý, phải dành một chút thời gian cho việc nghỉ ngơi và thư giãn. Bên cạnh đó thì việc luyện tập thể dục thể thao cũng rất cần thiết để đảm bảo quá trình lưu thông máu, tiêu hao lượng cholesterol trong máu.
Rèn luyện thể dục thể thao là một trong những cách phòng bệnh huyết áp hiệu quả
- Đối với những người có nguy cơ bị bệnh huyết áp thì việc kiểm tra chỉ số là rất cần thiết. Tốt nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn có thể tự trang bị cho mình một máy đo huyết áp tại nhà các bạn nhé.
Huyết áp chỉ an toàn khi chúng ta thực sự không chủ quan với căn bệnh này. Hy vọng với những nội dung mà chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn đã có đủ thông tin cần thiết về loại bệnh này. Chúc các bạn sẽ tự tìm ra cho mình cách tốt nhất để bản thân luôn luôn khỏe mạnh.