Mỡ máu, một bệnh lý quá quen thuộc với cuộc sống hiện đại. Đây là một căn bệnh mà nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống. Thường thì bệnh chỉ được phát hiện khi chúng ta đi xét nghiệm máu. Vậy vì sao lại được gọi là máu nhiễm mỡ? Nguyên nhân cụ thể là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta giải quyết được thắc mắc này.
Mỡ máu là gì?
Mỡ máu hay còn gọi với một cụm từ dễ hiểu hơn đó là bệnh máu bị nhiễm mỡ. Căn nguyên của bệnh là do rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu. Cụ thể là thành phần mỡ trong máu vượt quá giới hạn cho phép dẫn đến chức năng chuyển hóa lipid trong máu bị bất ổn.
Mỡ máu là gì?
Thường các chỉ số mỡ trong máu ở mức an toàn sẽ là:
- Chỉ số LDL – Cholesterol sẽ nhỏ hơn 3.3mmol/L.
- Chỉ số Triglyceride nhỏ hơn 2.2 mmol/L.
- Chỉ số Cholesterol toàn phần phải nhỏ hơn 5.2mmol/L.
- Chỉ riêng có chỉ số HDL – Cholesterol là lớn hơn 1.3 mmol/L.
Đây là những chỉ số cho thấy mỡ máu ở mức bình thường. Nếu khi xét nghiệm máu có 3 chỉ số là: LDL – Cholesterol, Triglyceride và Cholesterol toàn phần lớn hơn mức bình thường thì chắc chắn bạn đang bị mỡ máu. Bên cạnh đó nếu chỉ số HDL – Cholesterol tăng thì lại là một dấu hiệu tốt của sức khỏe các bạn nhé.
Thực tế thì đa phần mọi người đều cho rằng cholesterol là chất không tốt cho cơ thể. Quan điểm này là chưa chính xác, bởi vì cholesterol lại rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng có mặt trong nhiều bộ phận của cơ thể như: Màng tế bào, hormon, là tiền chất để tạo ra Vitamin D, giúp cơ thể phát triển và duy trì hoạt động sống…
Chúng chỉ có hại khi gây ra sự rối loạn cholesterol và gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch. Hiểu nôm na là lượng cholesterol cao hơn mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng trên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn cholesterol? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo các bạn nhé.
Những thủ phạm gây ra bệnh mỡ máu.
Nếu phân tích một cách khách quan thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu. Đa phần bệnh này xảy ra ở những người bị mắc bệnh béo phì và những người có thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Cụ thể là:
Do ăn quá nhiều chất béo.
Đây có thể là do thói quen và sở thích của từng người. Cụ thể những thực phẩm có thể làm tăng lượng mỡ trong máu như: Thịt lợn, thịt bò, sữa, đồ hộp, trứng, bơ cacao, thực phẩm đóng gói… Việc ăn thường xuyên, liên tục và với số lượng lớn loại thực phẩm này sẽ khiến bạn khó tránh được bệnh mỡ máu.
Chất béo là thủ phạm chính gây ra bệnh mỡ máu
Thay vì ăn những thực phẩm trên, bạn có thể ăn nhiều rau xanh, rau củ quả… Chúng sẽ cân bằng lượng mỡ trong máu, đồng thời giúp cho quá trình tiêu hóa trở lên dễ dàng hơn. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta tránh xa được bệnh tật đúng không các bạn?
Mỡ máu cao cũng do độ tuổi và giới tính.
Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng: Estrogen là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa chất béo. Cụ thể ở độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi thì tỉ lệ cholesterol ở nữ thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bước sang độ tuổi mãn kinh thì điều này lại hoàn toàn ngược lại.
Như vậy, nữ giới càng cao tuổi thì nguy cơ bị bệnh mỡ máu và nguy cơ bị xơ vữa động mạch là rất lớn đúng không nào? Dấu hiệu này bắt đầu từ giai đoạn tiền mãn kinh.
Bệnh béo phì là nhóm đối tượng có nguy cơ rất cao sẽ bị mỡ máu
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người thừa cân sẽ là nhóm đối tượng bị máu nhiễm mỡ cao nhất trong tất cả các đối tượng. Những bộ phận tích trữ nhiều chất béo nhất đó là: Vùng bụng, vùng đùi, vùng bắp tay… Vậy việc duy nhất có thể nguy cơ này đó là giảm cân đúng không nào?
Tuy nhiên, nhiều người đã đặt ra mục tiêu quá lớn và không những cân nặng không giảm mà còn kéo theo rất nhiều bệnh lý nền khác. Cụ thể như việc uống trà giảm cân, uống cafe giảm cân, uống thuốc giảm cân…
Nhóm đối tượng ít vận động cũng rất dễ bị bệnh mỡ máu.
Mục đích của việc tập luyện thể dục thể thao đó là giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể. Lượng mỡ thừa này do ăn uống mà ra. Tuy nhiên, bạn lại là tín đồ của “bệnh lười” thì chắc chắn bệnh mỡ máu sẽ tìm đến bạn một cách nhanh nhất có thể.
Khoa học đã chứng minh, hàng ngày chúng ta nên dành ít nhất 30 phút đến 1 tiếng cho hoạt động thể dục thể thao các bạn nhé. Đây sẽ là khoảng thời gian vàng để bạn xua tan đi bệnh tật và bệnh mỡ máu là một minh chứng sống.
Những người là con nghiện của thuốc lá và bia rượu.
Bạn có biết rằng việc hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm suy giảm lượng Cholesterol tốt trong cơ thể. Như đã phân tích ở trên thì lượng Cholesterol tốt mất đi sẽ sinh ra Cholesterol xấu. Điều này sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tim mạch. Chính vì vậy, chúng ta nên cân nhắc, hạn chế hoặc có thể từ bỏ nó sớm nhất có thể.
Rượu bia và thuốc lá là bạn đồng hành của bệnh mỡ máu
Bị căng thẳng và stress kéo dài
Bệnh mỡ máu không chừa một ai đặc biệt là những đối tượng thường xuyên bị stress các bạn nhé. Với áp lực của cuộc sống cũng như công việc thì đa phần sẽ hình thành cho mình thói quen ăn nhiều và lại hạn chế vận động. Chính điều này khiến cho lượng Cholesterol trong máu tăng cao. Vậy bạn hãy tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình cho phù hợp các bạn nhé.
Mỡ máu do di truyền.
Nghe có vẻ không đúng tuy nhiên sự thật vẫn là những gì mà chúng ta tưởng chừng là không phải đó các bạn nhé. Cụ thể như bệnh béo phì cũng do di truyền đúng không nào? Đối với những gia đình có người bị mỡ máu thì bạn chưa chắc đã là ngoại lệ đâu nhé.
Những người bị mắc một số bệnh lý nền.
Cụ thể là những người bị tiểu đường hay những người bị suy giảm chức năng tuyến giáp có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh mỡ máu. Chính vì vậy, đối với những đối tượng này bạn nên hết sức cẩn thận với rất nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Dấu hiệu nào để nhận biết mình bị bệnh mỡ máu?
Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người muốn có câu trả lời. Bởi phát hiện bệnh mỡ máu sớm sẽ giúp chúng ta có nhiều phương án để giải quyết triệt để vấn đề này. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì các dấu hiệu này thường không rõ rệt và khó phát hiện. Chỉ có biện pháp duy nhất đó là xét nghiệm máu thường xuyên mới giúp bạn tìm ra bệnh.
Còn các dấu hiệu có thể cảm nhận bằng trực quan, cảm giác thì bệnh phải trải qua một giai đoạn nhất định mới có biểu hiện rõ rệt. Cụ thể khi các lipid xấu tích tụ trong máu lâu ngày sẽ hình thành các mảng bám lớn. Chúng sẽ là vật cản làm cản trở sự lưu thông của dòng máu. Điều tất yếu sẽ xảy ra đó là người bệnh sẽ xuất hiệu các triệu chứng như: Bị tê bì tay chân, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
Mệt mỏi là một dấu hiệu dễ nhận biết về bệnh mỡ máu
Nguy hiểm hơn nữa là khi các mảng bám này hình thành trên các mạch máu ở gan, thận, tim… Chúng sẽ khiến cho các cơ quan trên ngừng hoạt động. Đây thực sự là mối nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh.
Tham khảo thêm: MEKO INH DỰ PHÒNG ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
Bệnh mỡ máu nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe con người?
Đối với bệnh mỡ máu thì việc phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu rất quan trọng. Đây là tiền đề để chúng ta có thể chữa được hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, điều này là rất khó và chỉ có thể thực hiện được khi bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chúng ta nên biết rằng bệnh mỡ máu không hề đơn giản bởi chúng có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Cụ thể như:
- Bệnh đau tim: Sự dư thừa LDL – cholesterol trong máu sẽ hình thành lên các mảng bám trong động mạch. Việc này sẽ xảy ra hiện tượng các cục máu đông sẽ được hình thành và tất nhiên là oxy tới tim sẽ bị giảm. Người bệnh sẽ xảy ra hiện tượng đau tim. Nguy hiểm hơn là cơn đau tim này rất có thể cướp đi tính mạng của chính bạn.
Đau tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu
- Bệnh đột quỵ cũng là một trong những biến chứng mà bệnh mỡ máu sẽ gây ra cho người bệnh. Tuy nhiên, cơ quan bị ảnh hưởng cao nhất không phải là tim mà là bộ não. Hiện tượng xảy ra là người bệnh sẽ bị thiếu máu lên não. Dấu hiệu đầu tiên người bệnh có thể cảm nhận đó là: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, bị tê và mất cảm giác ở các chi…
- Bệnh tim mạch vành: Mỡ máu sẽ làm giảm lượng oxy về tim, khiến người bệnh sẽ gặp những cơn đau tim hoặc đau thắt ngực. Nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ khiến tim bị suy yếu và nguy cơ bị suy tim là rất cao.
- Bệnh tiểu đường và bệnh tăng huyết áp: Đa phần những biến chứng của mỡ máu đều liên quan đến tim mạch. Theo như nhận định của các nhà khoa học thì bệnh tiểu đường, mỡ máu và huyết áp cao là 3 căn bệnh phát triển song hành với nhau.
Như vậy có thể thấy rằng biến chứng của bệnh mỡ máu rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bạn và tôi đừng nên coi nhẹ vấn đề này nhé.
Tham khảo thêm: NẤM DA
Vậy bệnh mỡ máu có chữa được không?
Có thể khẳng định với các bạn rằng: Loại bệnh này không có thuốc đặc trị triệt để mà chỉ có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
- Xây dựng một khẩu phần ăn với nhiều rau xanh và chất xơ. Hạn chế đến mức tối đa các loại thức ăn chứa dầu mỡ động vật.
Những thực phẩm vàng dành cho người bị mỡ máu
- Tránh xa các chất kích thích gây nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh đó là: Rượu bia và thuốc lá.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giảm mỡ ở các vùng trọng điểm như: Mỡ bụng, mỡ đùi, mỡ bắp tay…
- Sống tích cực, thoải mái, lạc quan, yêu đời, không tạo ra quá nhiều áp lực đối với bản thân… Đây sẽ là liều thuốc hiệu quả nhất để bạn điều trị bệnh mỡ máu.
- Sử dụng thêm một số các sản phẩm hỗ trợ điều trị mỡ máu. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ các bạn nhé.
Bệnh mỡ máu nguy hiểm hay không là dựa trên quan điểm và sự đánh giá của chính bạn? Hy vọng với những gì nội dung bài viết của Galant đã cung cấp độc giả đã có đủ kiến thức để phòng và tránh căn bệnh này.