Một thực tế đáng lo ngại là số người mắc giun lươn ngày một tăng trong xã hội. Đây là bệnh gì, với triệu chứng và cách điều trị như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh nhiễm giun lươn: cách thức lây nhiễm, triệu chứng và cách điều trị
Giun lươn được biết đến là một loại ký sinh trùng gây hại nguy hiểm bậc nhất dành cho con người. Số người mắc ở Việt Nam ngày một tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn về loại giun này, cách lây nhiễm, điều trị và nơi uy tín có thể giúp bạn khỏi bệnh nhé.
Bạn biết gì về giun lươn
Giun lươn là một loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa gây ra cho con người. Đây là một loại thân dài, có chiều dài khoảng 36mm, miệng có hai môi và đuôi nhọn. Giun lươn có thể phát triển ở trong rất nhiều môi trường, kể cả trong cơ thể người (ruột non) và môi trường ngoài.
Hình ảnh giun lươn dưới kính hiển vi
Loại giun này có trứng hình bầu dục với kích thước 50-58 * 30-34mm. Giun phát triển rất nhanh, sản sinh ra trứng và cũng lây truyền rất nhanh qua người. Giun phân bố nhiều ở các nước có khí hậu nóng ẩm, vì thế mà ở Việt Nam có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Theo thống kê, Việt Nam là nước có 1-2% dân số bị nhiễm bệnh này.
Giun lươn lây nhiễm như thế nào?
Loại giun này lây truyền chủ yếu qua niêm mạc và da. Ấu trùng ở ngoài môi trường sống xâm nhập qua các vết thương hở trên cơ thể người. Các ấu trùng khi xâm nhập được vào cơ thể sẽ di chuyển theo đường tĩnh mạch đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Một số cơ quan mà nó sẽ xâm nhập lần lượt là lên tim, chạy qua phổi tới khí quản, sau đó di chuyển xuống thực quản và cuối cùng sinh trương ở trong ruột để trưởng thành. Ngoài ra, giun lươn còn lây nhiễm qua đường ăn uống.
Chúng có thể vào cơ thể chúng ta từ các loại thực phẩm tươi sống mang mầm bệnh, qua bàn tay bẩn ở trẻ, hoặc qua đường ăn uống không đảm bảo vệ sinh ở các đường phố… Lý do mà nó gây nguy hiểm bậc nhất cho con người chính là nó có thời gian sống rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra những biến chứng làm cho con người tử vong.
Giun lươn dưới da của bệnh nhân
Sau khi bám vào niêm mạc ruột non và trưởng thành trong đó, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng sẽ nở thành các ấu trùng và từ lòng ruột theo phân đi ra ngoài và tiếp tục lây bệnh cho con người. Với giun lươn, quy trình lây nhiễm có khi còn ngược dòng. Sau khi ấu trùng di chuyển theo phân qua đường hậu môn ra ngoài, ấu trùng sẽ bám vào hậu môn, di chuyển ngược lại gây bệnh cho vật chủ.
Những ai có nguy cơ lây nhiễm bệnh giun lươn
Giun lươn không trừ một ai, từ người già cho đến trẻ nhỏ, từ trai cho đến gái. Loại giun này có tính lây nhiễm cao, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Vì thế bất kỳ ai cũng không được chủ quan đối với căn bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn
Đây là một căn bệnh không còn xa lạ với các nước nhiệt đới ẩm gió mùa, trong đó có Việt Nam. Vì thế bạn cần biết các dấu hiệu để phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Tuy vậy, bệnh này lại không có nhiều dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng điển hình như các bệnh khác. Hầu hết một số dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận diện nó.
Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm bệnh
Cụ thể như sau:
● Cảm giác đau bụng vùng thượng vị thường xuyên
● Ỉa chảy mà không phải do thức ăn hoặc lạ bụng
● Sụt cân, ăn bao nhiêu cũng không thể tăng cân
● Chán ăn, có cảm giác buồn nôn, ăn uống khó tiêu
● Ngứa, dị ứng, nổi mề đay do ấu trùng của giun di chuyển trên da
● Khi có ấu trùng xâm nhập cơ thể sẽ gây ra triệu chứng viêm da
● Khi xét nghiệm máu thấy có dấu hiệu thiếu máu nhẹ
● Với người bị cơ địa dị ứng có thể lên cơn hen
● Phân có mùi hôi tanh
● Có thể xét nghiệm thấy lươn ở các vùng khác như thực quản, phổi, hạch bạch huyết do lươn bị lạc
Chuyên môn hơn, khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm sẽ thấy có ấu trùng giun lươn trong phân bằng kỹ thuật Kato hoặc Kato – Katz
Phương pháp nào để biết bệnh giun lươn hay không?
Có rất nhiều phương pháp để phát hiện bệnh nhân có đang nhiễm bệnh giun lươn hay không. Các bác sĩ thường tiến hành bằng các phương pháp sau:
Xét nghiệm phân
Như trên đã đề cập, ấu trùng giun sau khi ở trong niêm mạc ruột non sẽ theo phân đi ra bằng đường hậu môn. Vì thế, có thể làm xét nghiệm để tìm ấu trùng giun. Các xét nghiệm được thực hiện bằng các kỹ thuật như Kato, Kato Katz, hay các phương pháp chuyên khoa khác như phương pháp ly tâm lắng cặn, phương pháp làm nổi trứng, phương pháp trực tiếp… Bản chất của các phương pháp này là tìm ấu trùng, trứng, kén hoặc thể hoạt động của giun
Xét nghiệm phân để tìm ấu trùng giun lươn
Xét nghiệm máu
Đây cũng là một cách để có thể nhận biết được có bị nhiễm bệnh giun lươn hay không. Phương pháp được áp dụng là Elisa. Phương pháp này giúp phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên của giun khi cơ thể bị nhiễm giun sinh ra. Kỹ thuật này được áp dụng khi các phương pháp trực tiếp không thể can thiệp được, đặc biệt dùng trong các giai đoạn như mới nhiễm, giun còn non, chưa để trứng, mãn tính, mật độ ký sinh thấp. Đây cũng là một cách hiệu quả để nhận biết.
Xét nghiệm dịch màng phổi
Xét nghiệm dịch màng phổi tìm ấu trùng giun lươn đi lạc cũng là một giải pháp tốt, hoặc có thể xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm đờm…
Nội soi, siêu âm
Đây cũng là một phương pháp hữu hiệu khi các phương pháp thông thường không xét nghiệm được ra mầm bệnh. Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh đi nội soi dạ dày để tìm giun lạc từ ruột non chui lên.
Phương pháp khác
Một số phương pháp khác như chụp X quang, chụp CT nếu như có những triệu chứng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, não, ruột…
Trong các phương pháp trên, xét nghiệm phân là phương pháp phổ biến và cho kết quả chuẩn xác nhất. Với việc xét nghiệm phân, cũng có 3 cách sau để làm:
● Phương pháp PCR: đây là cách dùng kỹ thuật PCR để phát hiện ADN của giun trong mẫu phân. Cách làm này mang lại kết quả chính xác cao nhưng lại vô cùng tốn kém, không thường xuyên được áp dụng trong thực tế.
● Xét nghiệm phân trực tiếp bằng cách dùng kính hiển vi. Lấy 1 giọt nước muối sinh lý bên trái, 1 giọt lugol bên phải, lấy lượng phân vừa đủ hòa vào giọt nước muối rồi tiếp tục hòa vào giọt lugol. Soi phân dưới kính hiển vi cho độ chính xác khoảng 30-50%.
● Kỹ thuật tập trung ký sinh trùng trong phân. Ưu đãi của loại xét nghiệm này là phát hiện nhiều loại ký sinh trùng khác nhau nhưng lại phải sử dụng hóa chất độc.
Tóm lại, trong các phương pháp ở trên thì xét nghiệm phân trực tiếp và xét nghiệm máu là 2 cách phổ biến nhất để phát hiện có nhiễm bệnh giun lươn hay không.
Điều trị bệnh giun lươn trong bao lâu
Tùy tình hình bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ có chỉ định và kê đơn phù hợp. Vì đây là một bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam nên quy trình điều trị đa phần không gặp nhiều khó khăn. Bạn cần đi khám chuyên khoa để có những chỉ định phù hợp với cơ thể và có phương pháp điều trị hợp lý nhé.
Nếu không điều trị giun lươn có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Chắc chắn một điều, bạn cần phải điều trị khi cơ thể nhiễm bệnh. Đây là một loại bệnh rất khó phát hiện do kích thước nhỏ, phát triển bình thường ở môi trường ngoài và tồn tại rất lâu trong cơ thể người. Chính vì thế sẽ ảnh hưởng trước tiên đến các cơ quan trong cơ thể như da, hệ tiêu hóa, phổi, thực quản…
Không được xem thường tác hại của giun lươn
Nếu để lâu không điều trị, những tổn thương đường ruột, dạ dày, tá tràng, đại tràng, ruột non để lại những biến chứng khó lường như:
● Nhiễm trùng máu, sốt nhiễm trùng
● Cơ thể phù nề, giảm hấp thu gây ra gầy yếu
● Viêm phổi
● Suy thận
● Viêm loét dạ dày thực quản
● Viêm màng não, áp xe não
● Rối loạn tiêu hóa
Nguy cơ cao nhất là gây tử vong ở người do những biến chứng nặng.
Tham khảo thêm: ACRIPTEGA DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV (PEP)
Quy trình điều trị giun lươn cho tại Galant ra sao?
Được thành lập từ 01/8/2017, Phòng khám đa khoa Galant nổi tiếng vì là một phòng khám uy tín cho người dân trong khám và điều trị các bệnh ký sinh trùng, trong đó có giun lươn. Mang bản sắc riêng với đội ngũ y bác sĩ tận tình, đầu ngành, chuyên môn sâu cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Galant đang khẳng định được vị thế của mình trong lòng người dân.
Galant tự hào là đơn vị uy tín trong khám và điều trị bệnh giun lươn
Quy trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm giun lươn được tiến hành qua các bước sau:
● Đăng ký khám tại quầy tiếp đón, khách hàng điền đầy đủ thông tin vào sổ khám bệnh
● Nhân viên ở quầy tiếp đón sẽ hướng dẫn khách hàng tới quầy thanh toán, lấy số thứ tự và tới phòng bác sĩ chờ tới lượt.
● Bác sĩ khám và có chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Khách hàng làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và lấy kết quả về phòng khám ban đầu
● Tại phòng khám ban đầu, bác sĩ sẽ đọc kết quả và kết luận, tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
● Thực hiện các thủ thuật (nếu có theo yêu cầu của bác sĩ
● Mua thuốc tại quầy thuốc của Galant theo đơn mà bác sĩ đã kê
Như vậy, các bước khám và điều trị không hề phức tạp. Vì là hệ thống chuyên nghiệp nên khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu, mà được khám và tư vấn nhiệt tình nhất.
Tham khảo thêm: GIUN KIM
Chi phí điều trị như thế nào?
Chi phí điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện có của bệnh nhân. Các bác sĩ của Galant sẽ đưa ra phác đồ điều trị theo từng cá nhân một, vì thế, chi phí của từng bệnh nhân cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù cơ sở vật chất hiện đại, các trang thiết bị được trang bị đầy đủ phục vụ bệnh nhân nhưng chi phí hoàn toàn hợp lý và không hề đắt đỏ.
Thông tin liên hệ
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
* Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
Hotline 0943 108 138 * 028. 7303 1869
Giờ làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)
* Cơ sở 2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline 0976 856 463 * 028. 7302 1869
Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
* CS 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM
Hotline 0901 386 618 * 028. 7304 1869
Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
Email: cskh@galantclinic.com
Webstie: www.galantclinic.com
Webstie: www.dieutrihiv.com
Như vậy, bệnh giun lươn là một bệnh phổ biến và mức nguy hiểm cao, vì thế khi có những triệu chứng bất thường hãy đến ngay Galant đến được tư vấn một cách chính xác và nhanh chóng nhất nhé.