Nhờ vào sự ra đời của thuốc ARV mà HIV không còn là “án tử”. Người nhiễm HIV vẫn có thể có cuộc sống như một người bình thường. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc dùng thuốc ARV không đúng cách cũng là một trong số những cách để người bệnh tự đưa mình về lại “cửa tử”.
1. Điều trị bằng thuốc ARV khi nào?
Khi đưa một bệnh nhân vào điều trị bằng thuốc ARV, bác sĩ phải dựa vào giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân và số lượng tế bào CD4 để kê ra những toa thuốc hợp lý. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV” của Bộ Y Tế, nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị thuốc ARV khi:
– Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4: (với các triệu chứng như giảm đến trên 10% trọng lượng cơ thể kèm sốt dài trên 1 tháng, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng nhưng không rõ nguyên nhân,, viêm phổi, nhiễm Herpes mạn tính ở môi, miệng, cơ quan sinh dục,…; Nhiễm Candida thực quản…) thì không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4.
– Người nhiễm HIV giai đoạn 3: (sụt cân nặng không rõ nguyên nhân, tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng; sốt không rõ nguyên nhân theo từng đợt hoặc kéo dài trên 1 tháng; nhiễm nấm Candida miệng tái diễn…) Với CD4 < 350TB/mm3
– Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250TB/mm3. Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3,4.
Xem thêm: Thuốc Acriptega có tốt không?
2. Những trường hợp dùng thuốc ARV không đúng cách
– Bỏ thuốc giữa chừng, không hoàn thành lộ trình điều trị đã được đề ra
– Uống thuốc không đúng giờ, đúng liều
– Tự ý mua thuốc về uống mà không có chỉ dẫn của bác sĩ
– Chia sẻ thuốc cho người thân có mắc HIV mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ
Những trường hợp kể trên đều làm tăng tính nguy hiểm của HIV kháng thuốc hơn. Với bản chất là loại thuốc có nhiều độc tố, nếu điều trị dở dang, virus sẽ kháng thuốc làm bệnh nặng hơn và người bệnh sẽ tử vong nhanh hơn so với khi không điều trị bằng thuốc.
3. Lưu ý khi điều trị để tránh dùng thuốc arv không đúng cách
– Khi được điều trị HIV bằng thuốc ARV, người bệnh vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác. Với những bệnh nhân đang được điều trị ARV, khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi thì cần phải điều trị song song dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
– Bệnh nhân cần phải điều trị đúng liều, đúng giờ và đều đặn hàng ngày. Quá trình điều trị phải kéo dài cả đời.
– Nếu không tuân thủ lịch uống thuốc, HIV sẽ xuất hiện sự kháng thuốc vì nồng độ thuốc trong máu thấp. Trong trường hợp đó, người bệnh phải ngay lập tức uống liều thuốc vừa quên và tính toán ra thời gian liều kế tiếp như thường lệ. Trong trường hợp quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.
– Nên có những thời gian biểu cụ thể, lồng ghép vào thời gian biểu hoạt động trong ngày để điều trị được hiệu quả hơn, tránh quên uống thuốc.
4. Tác dụng phụ của thuốc ARV
Trong quá trình điều trị, thuốc ARV sẽ gây ra một số tác dụng phụ đáng chú ý như:
– Buồn nôn: Để hạn chế, người bệnh có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống ARV 30 phút
– Tiêu chảy: Sau khi uống thuốc, nếu người bệnh bị tiêu chảy, cần đánh giá mức độ tiêu chảy và các triệu chứng kèm theo. Khi tiêu chảy cần uống oresol để bù nước và điện giải. Nếu nặng cần truyền dịch hoặc có thể phải dùng đến các thuốc chống tiêu chảy tạm thời.
– Đau đầu: Người bệnh có thể sử dụng Paracetamol để giảm bớt đau đầu trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ này.
– Đau bụng, khó chịu ở bụng: Cần phải theo dõi kỹ nếu gặp trường hợp này. Nếu đau liên tục cần phải đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được xử lý, thậm chí là thay thế thuốc khác hoặc đổi phác đồ điều trị HIV.
– Nổi ban đỏ, ngứa: Trong trường hợp nhẹ, người nhà có thể cho bệnh nhân uống thêm thuốc kháng histamin. Tuy nhiên nếu dị ứng nặng có thể đe dọa tính mạng cần dừng thuốc ngay và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.
– Thiếu máu: Gây ra hoa mắt, chóng mặt vì một số thuốc Arv có tác dụng ức chế tủy xương làm giảm khả năng sinh ra hồng cầu. Thường xuất hiện sau 4-6 tuần hoặc xuất hiện ngay sau vài tháng điều trị bằng ARV. Nên bổ sung vitamin B12, chất sắt, folic để khắc phục tình trạng này.
– Rối loạn giấc ngủ, gặp ác mộng: Các triệu chứng này thường không kéo dài, nên sử dụng thuốc an thần để hỗ trợ ngủ tốt hơn.
– Bệnh thần kinh ngoại vi: Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi, biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc gây đau. Nếu bị nặng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, mất cảm giác nhiều nơi. Thường xuất hiện vào tháng thứ 6 điều trị HIV. Có thể dùng vitamin nhóm B liều cao, nếu nặng phải thay thế loại ARV khác.
Một số bệnh nhân sau một thời gian nhất định sẽ hết gặp các tác dụng phụ và hết dị ứng thuốc.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị HIV mới nhất hiện nay
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Ngoài bài viết trên, người bệnh nên tham khảo thêm ở các bác sĩ có thâm niên cao trong việc điều trị HIV. Các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Galant có nhiều năm kinh nghiệm cùng tay nghề cao luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nếu có nhu cầu. Thêm vào đó, tại phòng khám đa khoa Galant, bạn còn được khám bảo hiểm, rất tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng.
GALANT QUẬN 5
Địa chỉ: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
Số điện thoại: 0943 108 138
GALANT BÌNH THẠNH
Địa chỉ: 23 Yên Đỗ, P.1, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Số điện thoại: 0976 856 463
GALANT QUẬN 11
Địa chỉ: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM
Số điện thoại: 0901 386 618