Bệnh lậu được xếp vào hàng những căn bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh chóng. Nhưng rất nhiều người hiện nay vẫn chưa biết bệnh lậu lây qua đường nào? Bệnh lậu lây qua đâu để biết cách phòng tránh hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó mà hôm nay Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ đem đến cho bạn các kiến thức y khoa bổ ích về căn bệnh này.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu do song khuẩn cầu lậu gây ra
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh lậu là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được khuyến cáo rộng rãi hiện nay. Bởi rất nhiều người vô tình mang mầm bệnh trong người vì không biết bệnh lậu lây qua đường nào để phòng chống cho hiệu quả.
Thật ra đây là căn bệnh xã hội do song khuẩn cầu lậu gây ra. Loại vi khuẩn này có danh pháp khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus.
Thống kê cho thấy tỷ lệ lây nhiễm bệnh lậu hiện đang ngày một gia tăng. Bệnh lý xã hội có xu hướng diễn tiến âm thầm và ít khi có triệu chứng ra bên ngoài trong giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân điển hình, cơ thể sẽ phát ra nhiều biểu hiện bất thường như:
- Bộ phận sinh dục bị đau buốt nóng rát khi tiểu tiện.
- Người bệnh có xu hướng mắc đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Dương vật và âm đạo tiết ra dịch mủ màu trắng, vàng và cả màu xanh lá.
- Hậu môn ngứa ngáy, chảy máu và có dịch mủ tiết ra từ đây.
- Ở nam giới, nhiều người còn bị sưng đau tinh hoàn và sưng tuyến tiền liệt hết sức nghiêm trọng.
Bệnh lý mặc dù không gây chết người ngay, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh. Về lâu về dài, bệnh nhân mắc bệnh lậu sẽ đối mặt với nguy cơ vô sinh cao và thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Bệnh lậu và những thông tin cơ bản về căn bệnh lậu
Bệnh lậu có lây không?
Bệnh lậu lây lan rất nhanh chóng
Như đã nói ngay từ đầu bệnh lậu là một căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm khá cao. Vậy bệnh lậu có dễ lây không?
Phòng Khám Đa Khoa Galant có thể khẳng định rằng căn bệnh xã hội này cực kỳ dễ lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Đó chính là lý do vì sao mà tỷ lệ người mắc bệnh lậu đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Theo các cuộc thống kê cho thấy tỷ lệ lây nhiễm của nam giới sau khi phát sinh quan hệ tình dục với phụ nữ nhiễm bệnh lậu là từ 20 – 30%. Nhưng con số này lại tăng từ 60 – 80% ở phụ nữ có quan hệ tình dục với nam giới mắc bệnh lý xã hội.
Trước nguy cơ lây lan quá cao, nhiều chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo mọi người nên thận trọng với căn bệnh truyền nhiễm này. Nếu không, bạn sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của song khuẩn cầu lậu.
Bệnh lậu lây qua những đường nào?
5 con đường lây lan của bệnh lậu hiện nay
Hiện nay, bệnh lậu lây lan qua rất nhiều con đường khác nhau. Ngay sau đây, Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ nói cho bạn biết bệnh lậu lây qua những đường gì?
Lây lan qua con đường quan hệ tình dục
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy song khuẩn cầu lậu khu trú rất nhiều ở bộ phận sinh dục của cả nam lẫn nữ. Chúng thường có mặt trong dịch tiết âm đạo, dương vật nên nếu bạn có phát sinh quan hệ tình dục với bệnh nhân mắc bệnh lậu, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Thường thì những người có nhiều bạn tình, ưa quan hệ đồng giới, tình một đêm mà không sử dụng bao cao su sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lậu rất cao. Bởi khi không có “lá chắn” bảo vệ, vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền từ người bệnh sang người lành một cách nhanh chóng.
Lây lan qua vết thương hở
Rất nhiều người bệnh cho biết mình chỉ ôm hôn bạn tình và không hề phát sinh tình dục nhưng vẫn mắc phải bệnh lậu. Vậy ôm hôn có lây bệnh lậu không?
Câu trả lời là có. Trường hợp này xảy ra khi khoang miệng của cả bạn và người mắc bệnh lậu có các vết thương hở. Khi cả hai ôm hôn nhau hoặc khi bạn hôn dương vật và âm đạo của người bệnh, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương này và sinh sôi phát triển không ngừng.
Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người không nên quan hệ tình dục bằng miệng. Hành động này sẽ khiến cho nguy cơ nhiễm bệnh lý lậu tăng lên rất cao.
Bệnh lậu lây qua đường máu
Nhiều nghiên cứu lâm sàng hiện nay đã chứng minh rằng thời gian ủ bệnh của bệnh lậu khá lâu. Mặc dù suốt thời gian này, bệnh lý không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng nếu làm xét nghiệm máu, bạn sẽ biết được mình đã bị lây bệnh lậu hay không.
Lý do là vì song khuẩn cầu lầu phát triển mạnh mẽ trong máu người bệnh. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh lậu hoặc nhận máu từ người bị bệnh lậu, bạn sẽ dễ mang mầm bệnh vào người.
Bệnh lậu lây truyền qua vật trung gian
Không chỉ sống được trong cơ thể con người, vi khuẩn gây bệnh lậu có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài suốt nhiều giờ liền. Theo đó, có một đường lây bệnh lậu khác mà bạn cần biết là lây nhiễm qua vật trung gian.
Nói một cách chính xác hơn là khi bệnh nhân dùng khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu, bồn vệ sinh và cả quần áo, song khuẩn cầu lậu có thể sẽ bám dính vào đây. Nếu bạn dùng chung đồ dùng với người mang mầm bệnh, vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua các vật trung gian này.
Lây truyền từ mẹ sang con
Những bà mẹ mang thai bị mắc bệnh lậu sẽ truyền bệnh cho con thông qua dây rốn trong suốt thai kỳ. Vì vậy, bạn nên tầm soát bệnh lý xã hội trước khi quyết định mang thai cho mình.
Bệnh lậu lây trong bao lâu?
Bệnh lậu lây lan ngay sau khi bạn tiếp xúc với người bệnh
Song song với việc bệnh lậu lây qua đường nào, thời gian lây nhiễm bệnh lý cũng được nhiều người quan tâm!
Thực tế cho thấy căn bệnh xã hội này có thể lây lan ngay sau khi bạn có tiếp xúc thân mật với người bệnh. Thời gian ủ bệnh theo đó thường kéo dài khá ngắn và dao động từ 2 – 5 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng đầu tiên. Ở một số người bệnh khác, thời gian có thể dao động từ 1 – 14 ngày tùy từng trường hợp.
Xem thêm: Bệnh lậu kéo dài bao lâu và cách chữa trị hiệu quả nhất
Cách phòng tránh bệnh lậu dễ lây lan hiệu quả
Để bảo vệ bản thân khỏi các con đường lây lan của bệnh lậu, tốt nhất là bạn nên áp dụng các biện pháp phòng chống sau đây:
- Quan hệ tình dục thủy chung, 1 vợ 1 chồng hoặc với 1 bạn tình.
- Luôn sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ, nhất là với người không phải vợ hoặc chồng.
- Không dùng chung đồ dùng với người khác, đặc biệt là bơm kim tiêm.
- Không tiếp xúc thân mật hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh lậu.
- Thường xuyên tiến hành xét nghiệm sàng lọc bệnh lý xã hội tại cơ sở y tế uy tín để tầm soát hiệu quả.
Xem thêm: Bệnh lậu mãn tính là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Nơi thăm khám và sàng lọc bệnh lậu chuyên nghiệp nhất
Bạn nên đến ngay Galant để thăm khám và sàng lọc bệnh lậu
Ngay bây giờ, bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant nếu có nhu cầu thăm khám, sàng lọc hoặc tư vấn bệnh lậu lây qua đường nào cho mình. Với trang thiết bị chẩn đoán hiện đại và đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn các thông tin chính xác nhất.
Đến đây bạn đã biết bệnh lậu lây qua đường nào? Lây lan trong bao lâu và cách phòng chóng hiệu quả nhất. Bạn hãy nhanh tay áp dụng ngay hoặc liên hệ với Galant để được tư vấn sức khỏe chuyên nghiệp cho mình!
Các bài viết liên quan:
Bệnh lậu có nguy hiểm không? Nên làm gì khi mắc bệnh lậu?