Thuốc chống hiv và những điều bạn cần biết về thuốc ngừa hiv khẩn cấp

HIV luôn là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” của cả thế giới vì chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Khi bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ héo mòn dần rồi chết hẳn ở giai đoạn AIDS. Nhưng nếu phát hiện sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc chống hiv. Nhờ vậy, kéo giãn khoảng cách giữa các giai đoạn chuyển biến và được sống lâu hơn . Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng Galant tìm hiểu sâu hơn về thuốc kháng hiv qua bài viết này nhé!

Thuốc chống hiv, thuốc ngừa hiv khẩn cấp và những điều bạn cần biết
Thuốc chống hiv, thuốc ngừa hiv khẩn cấp và những điều bạn cần biết

Thuốc chống hiv, thuốc ngừa hiv là gì?

Thuốc chống hay ngừa hiv thì đều có tên gọi chung là thuốc ARV. ARV là từ viết tắt của Antiretroviral, cũng có nghĩa là thuốc kháng hiv. Mục đích chủ yếu của hầu hết các loại thuốc ARV là ức chế sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên, thuốc ARV không chỉ có 1, 2 loại mà có rất nhiều. Chúng được sắp xếp theo từng nhóm, mỗi nhóm sẽ có tác dụng chống HIV khác nhau. Đối với những người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao vẫn sẽ được chỉ định dùng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm.

Còn đối với những bệnh nhân đã bị nhiễm dùng thuốc chống hiv để ngăn chặn virus lây lan nhanh trong cơ thể. Do đó, hiện nay thuốc ARV được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cả điều trị dự phòng lây nhiễm HIV và cho các bệnh nhân đã nhiễm HIV.

Thuốc chống hay ngừa hiv thì đều có tên gọi chung là thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể
Thuốc chống hay ngừa hiv thì đều có tên gọi chung là thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể

Thuốc kháng nhiễm hiv nếu được dùng sớm thì virus HIV sẽ không thể xâm nhập vào cơ thể hoặc nếu đã xâm nhập thì cũng không phát triển mạnh và tấn công sâu vào hệ miễn dịch của người bệnh. Nhờ vậy, không chỉ tăng hiệu quả trong phòng ngừa, điều trị mà còn giúp kéo dài đáng kể thời gian sống cho các bệnh nhân không may bị nhiễm HIV.

Vậy làm sao để biết khi nào cần dùng thuốc ngừa hiv khẩn cấp?

Xem thêm: Thuốc ngừa HIV khẩn cấp là gì? Ai nên sử dụng thuốc ngừa HIV khẩn cấp?

Khi nào cần dùng thuốc ngừa hiv khẩn cấp?

Các đối tượng thuộc 2 nhóm dưới đây cần đến thuốc ngừa hiv khẩn cấp:

Đã thực hiện hành vi nguy cơ thuộc trường hợp có tỷ lệ lây nhiễm cao

Một số hành vi nguy cơ được xếp vào trường hợp có tỷ lệ lây nhiễm HIV bao gồm:

  1. Có quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, gái mại dâm mà không dùng bao cao su hoặc bị rách bao cao su.
  2. Vết thương do các dụng cụ sắc nhọn hoặc bơm kim tiêm có dính máu của người bị HIV đâm vào.
  3. Máu, mô hoặc chất dịch trên cơ thể của người bị nhiễm HIV bắn vào niêm mạc như mũi, mắt, họng hoặc bắn vào các vùng da bị tổn thương trên cơ thể người không có HIV.
  4. Không may truyền máu của người có HIV.
  5. Quan hệ tình dùng đồng tính hoặc bị tấn công tình dục.
Các đối tượng thực hiện hành vi nguy cơ cao cần dùng thuốc kháng hiv càng sớm càng tốt
Các đối tượng thực hiện hành vi nguy cơ cao cần dùng thuốc kháng hiv càng sớm càng tốt

Có xét nghiệm HIV chính xác 100% vào đúng thời điểm “vàng”

Nhiều người cho rằng xét nghiệm hiv 14 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng sau phơi nhiễm thì độ chính xác không cao. Nhưng xét nghiệm lại là cách duy nhất để phát hiện kháng thể kháng virus HIV và kháng nguyên HIV trong máu. Và để biết chính xác nhất người nào đó có bị lây nhiễm HIV từ hành vi nguy cơ kia hay không.

Thông thường, thời điểm vàng để chẩn đoán chính xác đến 99% 1 người là có bị nhiễm HIV hay không đó là: Cho đối tượng thực hiện xét nghiệm khẳng định vào tháng thứ 6 sau khi thực hiện hành vi nguy cơ. Nhưng phải đảm bảo rằng trong thời gian 6 tháng này không phát sinh thêm hành vi nguy cơ nào khác.

Tuy nhiên, trước đó, đối tượng bị phơi nhiễm vẫn cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc. Nên xét nghiệm HIV dù ở giai đoạn 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 4 tháng hay 6 tháng sau phơi nhiễm thì đều có ý nghĩa rất quan trọng đối với người đi xét nghiệm.

Bởi kết quả của xét nghiệm HIV nếu dương tính ngay ở những tháng đầu sau khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể thì sẽ giúp người bệnh được điều trị thuốc ARV sớm. Nhờ đó kiểm soát được lượng virus HIV trong cơ thể và kéo dài được tuổi thọ.

Người bị nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV sớm sẽ giúp kéo dài đáng kể tuổi thọ
Người bị nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV sớm sẽ giúp kéo dài đáng kể tuổi thọ

Còn nếu kết quả của xét nghiệm HIV là âm tính thì còn gì tuyệt vời hơn. Biết sớm thì người có hành vi nguy cơ “trút bỏ được cả tấn đá” trên vai sớm. Tinh thần, sức khỏe, công việc,…cũng đỡ bị ảnh hưởng.

Vậy thuốc kháng nhiễm hiv có những loại nào, chúng được sử dụng ra sao trong việc dự phòng và điều trị HIV hiệu quả?

>>> Tham khảo thêm: HIV có thuốc trị chưa?

Thuốc chống hiv có những loại nào, tác dụng từng loại?

Thuốc ngừa nhiễm hiv có rất nhiều loại, trên thế giới có đến 40 loại, được chia thành nhiều nhóm. Cụ thể:

Nhóm thuốc ngừa hiv chứa chất ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTIs)

Nucleoside được phosphoryl hóa thành các chất chuyển hóa hoạt động cạnh tranh để tích hợp vào ADN của virus. Nhóm thuốc này giúp ức chế enzym sao chép ngược của HIV và kết thúc quá trình tổng hợp chuỗi DNA. Thuốc ngừa nhiễm hiv thuộc nhóm này bao gồm: Ziagen, Tenofovir, Epivir, Emtriva, Viread (fumarate), Zidovudine (Retrovir).

Nhóm thuốc ngừa hiv chứa chất ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTIs)
Nhóm thuốc ngừa hiv chứa chất ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTIs)

Nhóm chất ức chế men sao chép ngược nhưng không phải nucleotide (NNRTIs)

Chất ức chế cạnh tranh men sao chép ngược HIV Non – Nucleoside (NNRTIs) cũng hoạt động giống như các NRTI. Nhưng không đòi hỏi phải có sự chuyển hóa của phosphoryl ban đầu.

Nhóm thuốc này gồm các loại thuốc kháng nhiễm hiv: Efavirenz, Doravirine, Etravirine (Intelence), Rilpivirine, Nevirapine Viramune (Viramune XR).

Nhóm thuốc kháng hiv ức chế enzyme Protease (PI)

Protease đóng vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành của virus HIV sau khi chúng nảy sinh từ tế bào chủ. Do đó, thuốc chống hiv này giúp ức chế men của Protease vi rút khiến chúng không thể trưởng thành và tiếp tục nhân lên.

Các thuốc ngừa virus HIV nhóm này gồm: Atazanavir (Reyataz), Darunavir (Prezista), Fosamprenavir (Lexiva), Ritonavir (Norvir), Saquinavir (Invirase), Aptranus (Tipranavir).

Nhóm thuốc kháng hiv ức chế Protease (PI)
Nhóm thuốc kháng hiv ức chế Protease (PI)

Nhóm thuốc ngừa hiv giúp ức chế xâm nhập (EIs)

Nhóm thuốc kháng nhiễm hiv này còn được gọi là chất ức chế hoà màng. Thuốc giúp cản trở sự gắn kết của HIV đối với các thụ thể CD4 + và các đồng thụ thể chemokine. Bởi nếu quá trình hòa màng này hoàn tất thì tức là virus HIV đã xâm nhập thành công vào tế bào.

Bác sĩ dùng các chất ức chế CCR5 để ngăn chặn thụ thể CCR5. Chẳng hạn, thuốc ngừa nhiễm hiv Maraviroc có tên biệt dược là Selzentry là một điển hình về chất đối kháng CCR5.

Nhóm thuốc chống hiv ức chế sau khi gắn

Nhóm thuốc ngừa nhiễm hiv này có tác dụng liên kết với thụ thể CD4 để ngăn ngừa virus HIV tấn công vào tế bào. Enfuvirtide hay còn được gọi là Fuzeon, là thuốc kháng nhiễm hiv duy nhất thuộc nhóm này.

Nhóm thuốc kháng hiv giúp ức chế chuỗi tích hợp Integrase (INSTIs)

Nhóm thuốc chống nhiễm hiv này giúp ngăn chặn DNA của HIV tìm cách tích hợp vào ADN của tế bào miễn dịch trong cơ thể người. Kết quả là virus HIV sẽ không thể tạo ra được thêm các bản sao của chính nó và như vậy thì tải lượng virus HIV trong máu vẫn sẽ được kiểm soát.

Nhóm này gồm có các loại thuốc ngừa nhiễm hiv như: Dolutegravir (Tivicay) và Raltegravir (Isentress HD hoặc Isentress).

Nhóm thuốc kháng hiv giúp ức chế chuỗi tích hợp Integrase (INSTIs)
Nhóm thuốc kháng hiv giúp ức chế chuỗi tích hợp Integrase (INSTIs)

Trên đây là tất tần tật những điều quý bạn cần biết về các loại thuốc chống hiv và khi nào cần dùng thuốc ngừa hiv khẩn cấp. Phòng khám Đa khoa Galant là địa chỉ đáng tin cậy chuyên tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV cực kỳ hiệu quả cho cả người có nguy cơ lây nhiễm cao và người bị nhiễm HIV ở mọi giai đoạn.

Nếu đang sinh sống và làm việc tại Hồ Chí Minh thì đừng ngần ngại ghé đến một trong các cơ sở thuộc chuỗi Phòng khám Đa khoa Galant để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Các bài viết liên quan:

Thuốc ARV mới nhất  Acriptega (TLD) – Từ A-Z những điều người mắc HIV cần biết

Tác dụng của thuốc ARV là gì? Lưu ý cần biết khi sử dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *