PrEP – DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV
BẠN BIẾT GÌ VỀ PrEP ?
PrEP là biện pháp dự phòng HIV dành cho những người không bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao bằng việc uống thuốc kháng vi-rút đều đặn. Khi tuân thủ và dùng đúng cách, PrEP rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ nhiễm HIV. Cùng tìm hiểu thêm về PrEP qua video này nhé!
Thuốc HIV – PrEP Dự phòng phơi nhiễm HIV
PrEP có hiệu quả như thế nào?
- PrEP có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV rất cao. Thử nghiệm lâm sàng chứng minh
- Sử dụng PrEP đúng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đế
Sử dụng PrEP thế nào là đúng?
- PrEP cần uống đều đặn mỗi ngày. Để giúp bạn không quên, việc uống PrEP nên gắn với một thói quen hằng ngày của bạn, như đánh răng, hoặc đặt chuông đồng hồ, điện thoại để nhắc nhở.
- PrEP cần uống đều đặn hằng ngày vào bất cứ lúc nào(sáng, chiều, tối), trước hoặc sau khi ăn.
- Nếu bạn quên uống một viên PrEP, hãy uống bù ngay khi nhớ ra.Đôi khi có thể dùng 2 viên PrEP một ngày vẫn an toàn. Tuy nhiên không được dùng quá 2 viên một ngày.
- PrEP chỉ đạt hiệu quả tối đa sau khi uống 7 ngày (đối với dự phòng quan hệ tình dục qua đường hậu môn) và sau khi uống 21 ngày (đối với dự phòng quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc đường máu).
PrEP có tác dụng phụ không?
- PrEP rất an toàn, không có tác dụng phụ đối với 90% người sử dụng.
- Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua lúc đầu, như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Một số người có thể bị chóng mặt hoặc đau đầu. Các tác dụng phụ này thường nhẹ và kéo dài trong vòng vài ngày hay vài tuần, nhưng thường không quá 1 tháng mà không cần ngừng PrEP
- Một tỷ lệ rất nhỏ không thể dùng PrEP vì họ có vấn đề về thận. Xét nghiệm chức năng thận (độ thanh thải Creatinine) cần được thực hiện khi bắt đầu PrEP và sau mỗi 6 tháng dùng PrEP. Khoảng 1/200 người sử dụng phát hiện tăng creatinine 1 lần, nhưng trở lại bình thường ở lần xét nghiệm sau.
- Người dùng PrEP có chứa TDF có thể làm giảm nhẹ độ cứng của xương. PrEP có liên quan đến việc giảm nhẹ mật độ khoáng xương trong 6 tháng đầu, và mật độ khoáng xương trở lại bình thường khi không sử dụng PrEP nữa.
Khi nào có thể ngưng sử dụng PrEP ?
- Bạn có thể ngừng PrEP 28 ngày sau lần phơi nhiễm HIV cuối cùng. Bạn có thể ngừng PrEP nếu không còn nguy cơ lây nhiễm HIV nữa. Bạn không còn nguy cơ lây nhiễm HIV khi:
- Quan hệ tình dục an toàn (luôn luôn sử dụng bao cao su đúng cách bất cứ khi nào quan hệ tình dục).
- Không còn tham gia bán dâm nữa.
- Bạn tình có HIV đã được điều trị HIV từ 6 tháng trở lên và có tải lượng vi-rút HIV ở ngưỡng ức chế, không phát hiện được.
Vì sao cần xét nghiệm HIV trước khi sử dụng PrEP ?
- Bạn cần xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu PrEP hoặc khi tái sử dụng PrEP sau khi đã dừng một thời gian. Chỉ dùng PrEP khi kết quả xét nghiệm HIV âm tính. PrEP không dùng để điều trị người đã nhiễm HIV. Dùng PrEP ở những người đã nhiệm HIV có thể dẫn đến kháng thuốc, làm hạn chế hiệu quả điều trị sau này.
PrEP có phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục không ?
- PrEP không phòng ngừa được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác ngoài HIV, giang mai, lậu và chlamydia. Cần sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục để bảo vệ bạn không mắc các lây nhiễm qua đường tình dục này.
PrEP có tương tác với ma túy hay rượu không ?
- PrEP không có tương tác với ma túy hay rượu. Uống rượu hoặc sử dụng ma túy, như cocaien hoặc methamphetamine sẽ không làm giảm hiệu quả của PrEP
Tôi có viêm gan B, Liệu tôi có thể sử dụng PrEP không ?
- Bạn cần xét nghiệm máu để biết mình có nhiễm vi-rút viêm gan B hay không. Nếu có vi-rút viêm gan B, bạn cần khám chuyên khoa để xác định xem bạn có chỉ định điều trị viêm gan B không. Nếu bạn không có chỉ định điều trị viêm gan B, thì bạn có thể sử dụng PrEP
Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Galant để đặt lịch hẹn và tư vấn ngay hôm nay.
Nguồn thông tin: xomcauvong.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.