Bệnh HIV là gì? nó nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến HIV là gì và làm cách nào để phòng chống. Đáp án sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong nội dung dưới đây. Qúy vị và các bạn hãy dành vài phút tham khảo để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích này nhé.
HIV là gì?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra HIV bạn cần nắm rõ thông tin về loại bệnh này.
HIV là 1 loại virus có tên đầy đủ là human immunodeficiency virus. Loại virus nguy hiểm này gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Chính vì vậy, những người mắc HIV sẽ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm mạnh nên dễ bị virus, vi khuẩn, nấm tấn công gây ra nhiều bệnh và cuối cùng tử vong.
Theo các nghiên cứu y khoa, nhiễm HIV có 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn khởi phát (mới nhiễm bệnh)
Khi người bệnh vừa nhiễm virus, chúng sẽ nhân lên rất nhanh. Chỉ sau khoảng 2-4 tuần sau phơi nhiễm ghi nhận ở đa số bệnh nhân đều sẽ mắc bệnh cúm với những triệu chứng điển hình bao gồm: sốt, viêm họng, nổi hạch, phát ban, đau cơ, lở miệng gây khó chịu, bức bối.
Ngoài ra 1 số người gặp những triệu chứng ít phổ biến hơn như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sút cân…
Thời gian diễn ra những triệu chứng này có thể chỉ là 1 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài trung bình đến 28 ngày.
Do giai đoạn này các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên ít ai nghĩ mình đã bị nhiễm HIV.
Giai đoạn 2: Mãn tính
Ở giai đoạn này, số lượng của virus HIV trong máu sẽ bị suy giảm do sự bảo vệ của hệ miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên ở giai đoạn này người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Giai đoạn mãn tính này có thể kéo dài trung bình từ 2 tuần cho đến tận 20 năm tùy từng trường hợp. Trong thời gian này, HIV SẼ hoạt động trong các hạch bạch huyết. Vì vậy lúc này người bệnh sẽ nhận thấy các hạch này sẽ sưng to lên do phản ứng với virus.
Giai đoạn 3: AIDS
Khi chuyển sang giai đoạn 3, thời gian của bệnh nhân sẽ không còn nhiều nữa. Ở giai đoạn này sự miễn dịch qua trung gian tế bào đã bị vô hiệu và người bệnh sẽ xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ dễ bị mắc các bệnh điển hình như:
- Bệnh lao (TB): Đây là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở người bệnh nhiễm HIV. Vì vi khuẩn lao rất dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho những người có hệ thống miễn dịch yếu như bệnh nhân HIV.
- Các bệnh gây ra do Virus herpes điển hình như các bệnh về mắt, đường tiêu hóa, phổi và 1 số cơ quan khác
- Bệnh nấm candida: Loại nấm này gây đau rát, ngứa ngáy cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Dấu hiệu điển hình là nó tạo ra lớp phủ dày, trắng trên màng nhầy của miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo của người bệnh
- Viêm màng não do cryptococcus: Đây cũng là một căn bệnh nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV. Bệnh được gây ra bởi một loại nấm thường tìm thấy trong đất. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thấy sốt, nôn mửa, rối loạn tri giác…
Ngoài những căn bệnh trên, người nhiễm HIV còn có thể gặp hiện tượng bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể suy mòn, sút cân, mất trí nhớ hay bị viêm phổi.
3 nguyên nhân dẫn đến HIV mọi người đều nên biết
Nguyên nhân dẫn đến HIV là gì? Bạn sẽ có câu trả lời khi tham khảo những mục nhỏ dưới đây.
Tiếp xúc với máu và các chế phẩm máu nhiễm HIV
HIV lây truyền trực tiếp qua máu. Khi trên cơ thể chúng ta có vết thương hở và để máu của người nhiễm HIV dính trực tiếp vào vị trí vết thương thì khả năng nhiễm HIV cực kỳ cao. Ngoài nguyên nhân HIV này thì còn hàng loạt những con đường lây nhiễm khác như:
- Sử dụng chung bơm, kim tiêm với người nhiễm HIV
- Dùng chung các công cụ có tiếp xúc với máu người bệnh như các loại kim xăm mình, các loại dụng cụ xăm mày, xăm mí… châm cứu không được tiệt trùng cẩn thận
- Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật với người nhiễm HIV nhưng chưa được triệt khuẩn đúng cách
- Dùng chung các sản phẩm dính máu khác của người bệnh, điển hình như bàn chải đánh răng.
Lây qua đường tình dục
Nguyên nhân dẫn đến HIV cực kỳ phổ biến đó là quan hệ tình dục không an toàn. Dù quan hệ qua âm đạo hay quan hệ qua hậu môn, đường miệng với người HIV đều có nguy cơ cao dẫn đến HIV. Trong đó việc quan hệ qua đường hậu môn có nguy cơ cao nhất, sau đó đến đường âm đạo và cuối cùng là đường miệng.
Khi quan hệ tình dục không an toàn máu và các dịch sinh dịch nhiễm HIV của người bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào bạn tình và lây bệnh.
Lây nhiễm từ mẹ sang con
HIV có thể lây nhiễm từ mẹ sang con qua rất nhiều con đường. Cụ thể:
- Qúa trình mang thai máu của người mẹ nhiễm HIV sẽ truyền qua nhau thai gây bệnh cho con
- Qúa trình sinh nở virus trong nước ối, dịch âm đạo hay cả máu của mẹ xâm nhập vào bé thông qua niêm mạc
- Mẹ cho con bú cũng có thể lây HIV cho con. Cụ thể, virus có trong sữa hoặc những vết máu chảy từ vết nứt cổ gà cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bé qua những vết thương có trong niêm mạc miệng.
Cách phòng chống lây nhiễm HIV hiệu quả
Nội dung trên đây đã thông tin đến bạn những nguyên nhân gây HIV. Còn tiếp theo đây, chúng tôi hướng dẫn bạn 1 số cách phòng chống lây nhiễm HIV hiệu quả.
- Nên tránh tuyệt đối việc sử dụng chung bơm, kim tiêm với người khác
- Hạn chế xăm mình, xăm mí… hoặc nếu muốn sử dụng dịch vụ cần tìm địa chỉ uy tín thực hiện nghiêm ngặt các quy trình triệt khuẩn dụng cụ.
- Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch thể của người khác điển hình như tinh dịch, dịch âm đạo… Nếu tiếp xúc cần đeo găng tay y tế
- Nếu cần phẫu thuật trị bệnh hay phẫu thuật thẩm mỹ… cần đến những cơ sở y tế uy tín để được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cũng như đảm bảo quy trình chuẩn bị dụng cụ, phẫu thuật an toàn, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh từ người khác do dùng chung dụng cụ phẫu thuật.
Làm sao để biết mình có nhiễm HIV hay không?
Nếu bạn không may tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HIV hay không may dẫm phải những vật dụng nhiễm máu của người khác như kim tiêm hay bạn gặp những triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV sẽ cần làm gì? Lúc này bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn làm các xét nghiệm chuẩn đoán. Những xét nghiệm có thể thực hiện bao gồm:
- Xét nghiệm axit nucleic (NAT)
Phương pháp xét nghiệm này nhằm xác định virus HIV có trong máu hay không. Đồng thời cho biết lượng virus trong máu. Xét nghiệm NAT có độ chính xác cao trong giai đoạn mới lây nhiễm HIV. Vậy nhưng nhược điểm của phương pháp này chính là chi phí xét nghiệm cao, chỉ áp dụng với những người có nguy cơ lây nhiễm cao hay có nhiều triệu triệu chứng sớm của bệnh.
- Xét nghiệm kháng nguyên/ kháng thể
Đây là những xét nghiệm được sử dụng để tìm cả kháng nguyên và kháng thể HIV. Phương pháp này hiện được bệnh nhân cũng như các cơ sở y tế ưa chuộng nhất vì cho phép phát hiện ra virus gây bệnh trong thời gian sớm nhất khi virus HIV vừa xâm nhập vào cơ thể, đồng thời độ chính xác cũng rất cao. Thời gian lý tưởng để thực hiện xét nghiệm này là trong khoảng thời gian 21 ngày hoặc 28 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Phương pháp xét nghiệm này cũng có chi phí rẻ hơn, tiết kiệm hơn cho người bệnh.
Thông qua nội dung bài viết chắc chắn các bạn đã biết những nguyên nhân dẫn đến HIV cũng như những cách phòng tránh để không bị nhiễm bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức quan trọng về căn bệnh thế kỷ này.
Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant