Viêm nang lông không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nặng nề về thẩm mỹ. Cần tìm hiểu kỹ càng về bệnh viêm nang lông để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bệnh viêm nang lông: Dấu hiệu, phân loại, điều trị và cách phòng chống
Bệnh viêm nang lông là căn bệnh xuất hiện nhiều trên da tác động nặng nề đến mặt thẩm mỹ, cuộc sống của bệnh nhân. Có những loại viêm nang lông nào? Viêm nang lông có lây lan hay không? Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Điều trị bệnh như thế nào và có thể phòng ngừa bệnh hay không? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết được câu trả lời.
Tìm hiểu chung về bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông là hiện tượng nang lông bị viêm bởi nhiễm nấm hay vi khuẩn. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều khu vực trên cơ thể cụ thể là da đầu, da tay, da chân, mông…
Viêm nang lông là hiện tượng nang lông bị viêm bởi nhiễm nấm hay vi khuẩn
Khu vực da bị tổn thương sẽ gặp tình trạng ngứa ngáy, đau nhức khiến bệnh nhân khó chịu. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nang lông bị viêm xuất hiện sẩn, mụn mủ, nổi vảy và có vết trầy. Một số biểu hiện khác thường gặp đó là lông mọc ngược vào bên trong da, có nốt đỏ xuất hiện dày đặc ở vùng viêm nang lông… Nếu nang lông bị áp xe sẽ dẫn đến biến chứng nổi nhọt, nghiêm trọng hơn là nhọt cụm, ổ gà…
Bệnh viêm nang lông lây lan như thế nào?
Nhìn chung bệnh viêm nang lông không phải là căn bệnh có thể lây lan tuy nhiên vẫn có nguy cơ lây bệnh khi sử dụng chung bể tắm, khăn, quần áo và dao cạo râu… với bệnh nhân. Các vết xước trên da sẽ là con đường làm lây truyền bệnh.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông?
Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng mắc bệnh viêm nang lông thế nhưng những người sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:
- Người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân tiểu đường, bạch cầu, người bị HIV/AIDS…
- Người có mụn trứng cá hoặc bị viêm da.
- Người đang sử dụng thuốc hay liệu trình chữa trị có sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
- Nam giới có tóc xoăn và người thường xuyên cạo râu.
- Người thường xuyên phải mặc trang phục giữ nhiệt, mồ hôi cụ thể là đeo găng tay cao su và giày cao cổ…
Người thường xuyên phải mặc trang phục giữ nhiệt, mồ hôi cụ thể là đeo găng tay cao su và giày cao cổ… có nguy cơ cao bị viêm nang lông
- Người có thói quen ngâm mình trong bể nước nóng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nang lông
Các triệu chứng cảnh báo bệnh viêm nang lông gồm có:
- Nổi mụn nhỏ, mẩn đỏ thành từng cụm hay mụn đầu trắng mọc bao quanh nang lông.
- Nổi mụn nước có mủ, thậm chí bị vỡ ra.
- Ngứa ngáy và rát da.
- Đau nhức.
- Sưng tấy.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nang lông
Bên cạnh đó, viêm nang lông ở các khu vực khác nhau sẽ có những dấu hiệu khác nhau như:
- Viêm nang lông trên mặt: xuất hiện mụn viêm đỏ phân bố rải rác hoặc mọc theo từng cụm. Tình trạng này thường kéo dài, khó chữa trị và dễ tái đi tái lại.
- Viêm nang lông trên da đầu: xuất hiện vết viêm đỏ tại đường chân tóc. Các vết viêm nổi mủ, khi vỡ sẽ tạo nên vết thương đóng vảy có màu vàng/nâu.
- Viêm nang lông vùng kín: tạo nên những cụm mụn nhỏ, có vết sưng… kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến biến chứng áp xe, mụn nhọt.
Những loại bệnh viêm nang lông thường gặp
Có 2 loại viêm nang lông thường gặp đó là:
Viêm nang lông nông
Loại này có liên quan đến 1 phần nang trứng:
- Viêm nang lông bởi vi khuẩn: đây là loại thường gặp nhất với các dấu hiệu sưng, ngứa, nổi mủ. Tình trạng này xuất hiện khi nang lông bị vi khuẩn tác động, phổ biến là các tụ cầu khuẩn. Loại vi khuẩn này luôn có mặt trên da thế nhưng chúng chỉ gây hại khi thâm nhập vào cơ thể chúng ta bằng con đường các vết cắt hay vết thương trên da.
- Viêm nang lông vì tắm nước bồn nước nóng: khi bị vi khuẩn Pseudomonas tác động bệnh nhân sẽ xuất hiện các mẩn đỏ, tròn và bị ngứa trong vòng 1 – 2 ngày. Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp nơi trong các bồn nước nóng có nồng độ Clo và pH không đạt chuẩn.
- Viêm nang lông bởi lông mọc ngược: đây là 1 dạng kích ứng da nguyên nhân do lông mọc ngược. Nam giới có tóc xoăn cạo sát da đầu, khu vực mặt và cổ cùng những người thường cạo lông vùng bikini có khả năng bị ngứa, thậm chí để lại vết sẹo thâm, lồi.
Viêm nang lông bởi lông mọc ngược: đây là 1 dạng kích ứng da nguyên nhân do lông mọc ngược
- Viêm nang lông bởi nấm Pityros: xuất hiện mụn mủ mãn tính, đỏ, gây ngứa khu vực lưng, ngực, cổ, vai, mặt…
Viêm nang lông sâu
Đây là dạng viêm nang lông sâu có ảnh hưởng đến toàn bộ nang và ở mức độ nặng:
- Viêm nang lông trên cằm: thường gặp ở nam giới hay cạo râu.
- Viêm nang lông gram âm: thường gặp ở những người đang dùng kháng sinh chữa trị mụn trứng cá.
- Nhọt và nhọt độc: xuất hiện khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn sâu. Triệu chứng nổi lên đột ngột với vết sưng màu hồng/đỏ khiến người bệnh đau đớn. Vùng da xung quanh cũng ửng đỏ và sưng tấy. Vết sưng dần dần sẽ nổi mủ và phát triển to ra gây đau đớn nặng nề khi chúng bị vỡ. Các bóng nước nhỏ sẽ lành nhưng không để lại vết sẹo. Nếu là mụn nhọt sẽ để lại sẹo cho bệnh nhân.
- Eosinophilic viêm nang lông: xuất hiện chủ yếu ở người nhiễm HIV. Vết loét thường lan rộng, gây ngứa rất nhiều và làm tăng sắc tố da khi vết thương hồi phục.
Điều trị bệnh viêm nang lông như thế nào?
Để việc điều trị bệnh trở nên hiệu quả chúng ta phải tìm được nguyên nhân và mức độ của bệnh mới đưa ra biện pháp chữa trị tương thích. Có nhiều biện pháp chữa trị như sử dụng thuốc, chiếu laser, can thiệp tẩy lông…
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc bôi giống như kem dưỡng da hay kháng sinh cho các bệnh nhân viêm nang nhiễm trùng mức độ nhẹ. Tuy nhiên, kháng sinh dạng uống không thích hợp cho bệnh nhân nhiễm trùng mức độ nhẹ mà chỉ có bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng hay tái phát nhiều lần mới được chỉ định uống kháng sinh.
Sử dụng thuốc bôi giống như kem dưỡng da hay kháng sinh cho các bệnh nhân viêm nang nhiễm trùng mức độ nhẹ
Nếu bệnh nhân bị viêm nang lông vì nhiễm nấm sẽ được khuyến khích sử dụng kem hay dầu gội kháng nấm. Trong trường hợp này, không thích hợp để dùng thuốc kháng sinh.
Sử dụng kem bôi hay thuốc giảm viêm có tác dụng rút ngắn thời gian chữa trị. Đối với trường hợp mắc bệnh kèm theo tăng bạch cầu ái toan dạng nhẹ khuyến khích sử dụng kem steroid giúp giảm bớt ngứa. Đối với người bị HIV/AIDS cần dùng thêm thuốc kháng virus đặc trị,
Can thiệp hỗ trợ
Đối với trường hợp mắc bệnh nặng, nổi mụn nhọt lớn sẽ được thực hiện tiểu phẫu rạch đường nhỏ nhằm dẫn lưu mủ. Việc này giúp bệnh nhân bớt đau, hạn chế sẹo, nhanh chóng hồi phục tổn thương ở da.
Nếu các biện pháp này không đạt hiệu quả như mong muốn sẽ được thực hiện chiếu laser triệt lông vĩnh viễn nhằm loại bỏ nhiễm trùng. Thế nhưng, đây là biện pháp tốn nhiều chi phí thực hiện cũng như thời gian thực hiện kéo dài. Tia laser có thể hủy bỏ nang lông vĩnh viễn, lông mọc thưa hơn và giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Biện pháp này có khả năng để lại sẹo, phồng rộp và thay màu da.
Tia laser có thể hủy bỏ nang lông vĩnh viễn, lông mọc thưa hơn và giảm bớt tình trạng viêm nhiễm nhưng tốn khá nhiều chi phí và thời gian thực hiện
Cải thiện tại nhà
Đối với trường hợp bệnh viêm nang lông nhẹ, có thể tự hồi phục tổn thương ngay tại nhà nhằm giảm bớt tình trạng viêm ngứa, giúp da mau hồi phục, hạn chế nhiễm trùng lan rộng. Một số biện pháp đơn giản bệnh nhân có thể thực hiện ngay tại nhà đó chính là:
- Dùng thuốc kháng sinh không kê đơn, kháng sinh ở dạng kem bôi, gel, sữa tắm…
- Chườm khăn ấm: cách này giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trước những dấu hiệu của bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực da tổn thương: rửa 2 lần/ngày với xà bông kháng khuẩn và dùng khăn sạch để vệ sinh sạch sẽ khu vực da bị nhiễm trùng. Chú ý tuyệt đối không được sử dụng chung khăn với người khác.
- Sử dụng kem làm dịu da.
- Bảo vệ da bằng cách tạm ngưng cạo râu, lông tại vùng da viêm nhiễm.
Cách phòng chống bệnh viêm nang lông
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh viêm nang lông bằng những việc làm dưới đây:
- Không nên đội mũ hay mặc áo quần bó chặt giúp giảm bớt ma sát giữa da với áo quần của bạn.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh tình trạng bó sát giúp bảo vệ cơ thể trước viêm nang lông
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nhiều rau xanh + hoa quả tươi giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Hạn chế tối đa sinh hoạt trong môi trường nóng ẩm và tiếp xúc với hóa chất dầu mỡ.
- Chữa trị ngay khi phát hiện da có biểu hiện tổn thương.
- Đối với bệnh nhân bị tái phát bệnh cần giữ vệ sinh kỹ lưỡng, triệt tiêu các ổ vi khuẩn có trên da tại các vùng rãnh mũi, rãnh liên mông…
Đối với nam giới khi cạo râu hết sức cẩn thận. Khi cạo râu hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Hạn chế tối đa số lần cạo râu.
- Sử dụng nước ấm để rửa mặt và xà bông kháng khuẩn rồi mới bắt đầu cạo râu.
- Dùng khăn lau nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Bôi kem cạo râu rồi mới cạo râu.
- Cạo râu theo hướng của râu.
- Không nên đưa dao cạo quá sát với da, nên dùng dao cạo điện và loại lưỡi dao có bảo vệ.
Nam giới khi cạo râu phải thật cẩn thận để hạn chế nguy cơ mắc bệnh
- Sử dụng 1 lưỡi dao và vệ sinh nó với nước ấm sau khi cạo.
- Bôi kem dưỡng ẩm sau khi cạo xong.
- Tuyệt đối không sử dụng chung dao cạo râu, khăn với người khác.
Bệnh viêm nang lông có thể xảy ra khắp mọi nơi trên cơ thể gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Cần phát hiện bệnh kịp thời để điều trị trước khi bệnh biến chứng nguy hiểm.
Các bài viết liên quan: