Tìm hiểu biểu hiện HIV ở nữ giới

Căn bệnh HIV là bệnh lý nguy hiểm, có thể lây nhiễm cho cả hai giới. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về biểu hiện HIV ở nữ giới là gì?

Biểu hiện HIV ở nữ giới

Giai đoạn nhiễm HIV cấp

Mỗi cá thể khác nhau sẽ có những triệu chứng HIV khác nhau. Ở giai đoạn cấp (giai đoạn đầu), biểu hiện HIV ở nữ giới bao gồm:

  • Bệnh nhân phát ban trên cơ thể hoặc gặp các vấn đề về da liễu khác

  • Bệnh nhân bị sốt kéo dài từ 37,7 độ C đến 38,2 độ C

  • Bệnh nhân đau họng kèm theo đau đầu nghiêm trọng

Những biểu hiện HIV ở nữ ít gặp hơn bao gồm: sưng hạch bạch huyết, buồn nôn, mệt mỏi, loét miệng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn âm đao. Triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo bao gồm: cảm giác bỏng rát phía trong và ngoài âm hộ – âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, đau khi đi tiểu, dịch âm đạo trắng đục. Dù viêm âm đạo do vi khuẩn hay nhiễm nấm âm đạo đều hay gặp ở phụ nữ bình thường, nhưng với nữ giới nhiễm HIV, tình trạng viêm nhiễm lặp đi lặp lại thường xuyên hơn.

Tìm hiểu biểu hiện HIV ở nữ giới
Tìm hiểu biểu hiện HIV ở nữ giới

Các giai đoạn diễn biến tự nhiên của người bị nhiễm HIV 

Xem thêm: Các gói khám sức khỏe

Giai đoạn không có triệu chứng

Ở giai đoạn không có triệu chứng, bệnh nhân bị nhiễm HIV không có bất cứ dấu hiệu nào của việc mắc bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài hàng năm  hoặc cũng có thể lên tới 10 năm tùy từng người. Tuy nhìn bên ngoài bệnh nhân trông hoàn toàn bình thường, nhưng trong cơ thể bệnh nhân, HIV vẫn tiếp tục nhân lên và tấn công, phá hủy hệ miễn dịch, đồng thời HIV có khả năng lây nhiễm sang người khác.

Giai đoạn AIDS

Nếu không được điều trị, bệnh HIV sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đến thời điểm này, hệ miễn dịch của cơ thể đã bị phá hủy, cơ thể hoàn toàn mất khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh, kể cả các tác nhân vốn bình thường không đủ sức gây bệnh ở người. Những biểu hiện HIV ở nữ giới bao gồm: tiêu chảy dai dẳng, buồn nôn, nôn, sụt cân nhanh, mệt mỏi, viêm loét trong khoang miệng, viêm nhiễm âm đạo do nhiễm nấm hoặc do vi khuẩn, sốt tái diễn, ớn lạnh tái diễn, đổ mồ hôi ban đem tái diễn, khó thở, ho, sưng hạch bạch huyết kéo dài. Ngoài ra, ở giai đoạn này, bệnh nhân còn có thể bị viêm vùng chậu. Đây là một nhiễm khuẩn ở vùng chậu, bao gồm viêm tử cung, ống fallop và buồng trứng. Viêm nhiễm này rất khó chữa trị và rất hay tái phát.

Thời điểm xét nghiệm HIV cho nữ giới

Nhóm phụ nữ có nguy cơ nên được xét nghiệm HIV thường xuyên hơn. Các yếu tố nguy cơ đó là:

  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn với người không biết rõ tình trạng nhiễm HIV hoặc với người nhiễm HIV nhưng không được điều trị với liệu pháp kháng virus.

  • Tiêm chích ma túy có thể sử dụng chung bơm kim tiêm

  • Bản thân đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

  • Bản thân mắc bệnh lao, viêm gan

Thời điểm xét nghiệm HIV cho nữ giới
Thời điểm xét nghiệm HIV cho nữ giới

Bệnh nhân phát ban trên cơ thể hoặc gặp các vấn đề về da liễu khác

Hướng dẫn cách phòng tránh HIV ở nữ giới

Những cách phòng tránh HIV ở nữ giới được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng bao gồm:

  • Không sử dụng ma túy, không dùng chung và không tái sử dụng bơm kim tiêm

  • Sử dụng thuốc dự phòng chống phơi nhiễm HIV cho những người có yếu tố nguy cơ

  • Không thụt thụt rửa sau quan hệ, bởi việc này sẽ làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh vật trong môi trường âm đạo, khiến dễ xảy ra viêm nhiễm hơn, đặc biệt là tăng nguy cơ lây nhiễm với HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Chung thủy với một bạn tình không nhiễm HIV cũng như không nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Tham khảo thêm: Tìm hiểu về triệu chứng phát ban đỏ HIV?

Việc nắm được những biểu hiện HIV ở nữ giới sẽ giúp mỗi chúng ta kịp thời phát hiện bệnh để điều trị hiệu quả. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được giải đáp về căn bệnh HIV hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Galant qua hotline 0943108138, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.

Các bài viết liên quan:

17 dấu hiệu và triệu chứng HIV bạn cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *