Thuốc ARV bao nhiêu tiền? Cập nhật giá thuốc ARV mới nhất

Thuốc ARV lần đầu được đưa vào điều trị HIV vào trong 1987. Đến nay, các loại thuốc kháng virus HIV này vẫn phát huy tốt tác dụng, kéo dài sự sống cho người nhiễm, hạn chế lây lan ra cộng đồng. Vậy thuốc ARV bao nhiêu tiền? Nếu chưa nắm rõ giá cả của thuốc ARV, mọi người cùng tham khảo bài viết sau của GALANT.

Thuốc ARV bao nhiêu tiền?

Thuốc ARV giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng chủng loại. Đây là các loại thuốc có tác dụng ức chế sự sản sinh của virus HIV, duy trì lượng virus tồn tại trong máu ở mức thấp nhất. Trong tất cả phác đồ điều trị HIV hiện nay đều có sự hiện diện của nhóm thuốc ARV.

Ảnh 1: Thuốc ARV bao nhiêu tiền?
Ảnh 1: Thuốc ARV bao nhiêu tiền?

Tại Việt Nam, thuốc ARV bắt đầu đưa vào sử dụng rộng rãi từ năm 2005. Thuốc kháng virus đang lưu hành tại nước gồm nhiều chủng loại, nhập từ các quốc gia như Đức, Ấn Độ,.. Giá cả của chúng hết sức đa dạng.

Thuốc ARV bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như nguồn gốc, phù hợp với đối tượng sử dụng nào, hãng sản xuất,.. Trong đó, điều trị HIV / AIDS nhập khẩu từ Đức, Mỹ luôn có giá thành cao hơn những loại còn lại.

Theo cập nhật của GALANT, giá mỗi lọ thuốc ARV 30 viên sử dụng trong điều trị HIV hiện giao động phổ biến từ 900.000đ – 1.600.000đ. Tùy vào địa chỉ bán, giá thuốc ARV có thể cao hoặc thấp hơn đôi chút.

Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc ARV, mọi người hãy tham khảo tại nhà thuốc GALANT. Thuốc ARV tại hệ thống của GALANT đám chính hãng, đúng giá, nằm trong danh mục quản lý của Bộ Y Tế. So với giá thuốc ARV tại Bệnh viện Nhiệt Đới, giá thuốc ARV tại GALANT không chênh lệch là bao.

Chi phí điều trị ARV bậc 1 và bậc 2

Chi phí điều trị HIV theo các đồ ARV 1 và ARV có sự chênh lệch nhất định. Vì thế bên cạnh tìm hiểu thuốc ARV bao nhiêu tiền, mọi người nên tham khảo chi phí điều trị với cả phác đồ được chỉ định.

Điều trị ARV bậc 1

Số tiền người bệnh cần chi trả mỗi năm cho phác đồ điều trị ARV bậc 1 nằm trong khoảng 4 triệu đồng / người. Nhìn chung mức chi phí này thấp hơn nhiều so với phác đồ ARV bậc 2.

Ảnh 2: Chi phí điều trị ARV bậc 1 vào khoảng 4 triệu đồng / năm
Ảnh 2: Chi phí điều trị ARV bậc 1 vào khoảng 4 triệu đồng / năm

Ngoài tiền thuốc, người bệnh còn phải trả một số chi phí phát sinh như phí xét nghiệm hoặc tái khám định kỳ. Tuy vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi hiện nay BHYT đã chi trả phần lớn tiền thuốc và phí khám xét.

Đề cập sâu hơn về phác đồ điều trị ARV bậc 1 thì đây chính là phác đồ điều trị áp dụng cho hầu hết bệnh nhân mới phát hiện nhiễm HIV. Cụ thể là nhóm người bệnh chưa bước vào giai đoạn kháng thuốc.

Các loại thuốc ARV sử dụng trong phác đồ bậc 1 không quá nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Tất nhiên, người bệnh vẫn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc (nôn ói, tê bì tay chân, rối loạn giấc ngủ,..) nhưng chúng sẽ không kéo dài.

Để hạn chế tác dụng phụ vụ và giúp thuốc phát huy tối đa tác dụng, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của y bác sĩ. Thuốc ARV nói chung mặc dùng không thể tiêu diệt hoàn virus HIV nhưng lại có thể ức chế sự sản sinh của virus, kéo dài đáng kể thời gian sống cho bệnh nhân.

Điều trị ARV bậc 2

Chi phí điều trị ARV bậc 2 cao hơn bậc 1 từ 7 – 8 lần (28 – 32 triệu đồng / năm). Người bệnh chỉ chuyển sang phác đồ điều trị bậc 2 nếu không đạt chuyển biến hay thất bại với phác đồ điều trị bậc 1.

Ảnh 3: Người bệnh được chỉ định chuyển sang ARV bậc 2 nếu điều trị ARV bậc 1 thất bại
Ảnh 3: Người bệnh được chỉ định chuyển sang ARV bậc 2 nếu điều trị ARV bậc 1 thất bại

Theo đó, để đánh giá sự thất bại của phác đồ điều trị bằng 1, người ta cần dựa vào 3 tiêu chí cơ bản. Bao gồm:

  • Thất bại lâm sàng: Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, một số bệnh lý trong giai đoạn lâm sàng 4 thường xuyên tái phát, hoặc xuất hiện thêm bệnh lý mới sau 6 tháng điều trị. Còn với trẻ em dưới 10 tuổi, xuất hiện thêm bệnh lý hoặc tái phát bệnh lý thường gặp ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 sau tối thiểu 6 tháng điều trị.
  • Thất bại miễn dịch: Với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, tỷ lệ CD4 giảm xuống ngưỡng hoặc dưới ngưỡng đo lường trước thời điểm điều trị bằng thuốc ARV. Trường hợp với trẻ em từ 5 đến 10 tuổi, CD4 thường xuyên giảm xuống dưới mức 100 tế bào / mm3 sau 2 đợt xét nghiệm liên tiếp cách nhau tối thiểu 6 tháng. Trường hợp với trẻ dưới 5 tuổi, CD4 thường xuyên giảm xuống dưới mức 200 tế bào / mm3.
  • Thất bại virus học: Người bệnh dùng thuốc ARV tối thiểu trong 6 tháng nhưng tải lượng virus HIV luôn cao hơn 1000 bản sao / ml. Lưu ý, hai lần xét nghiệm phải cách nhau ít nhất 3 tháng.

Thuốc ARV sử dụng đâu có đồ điều trị bậc 2 thường gây nhiều tác dụng phụ hơn, người bệnh cần chú ý dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp tác dụng phụ của thuốc không thuyên giảm, ảnh đến sức khỏe, người bệnh phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ARV

Với tất cả người bệnh nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV vẫn đồng thời phải tuân thủ biện pháp dự phòng phơi nhiễm cho người xung quanh. Nếu hệ miễn dịch của người bệnh điều trị bằng thuốc ARV chưa kịp phục hồi, bác sĩ điều trị cần tiếp tục tư vấn biện pháp dự phòng phơi nhiễm một số bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Ảnh 4: Thuốc ARV cần phải được người bệnh dùng theo đúng chỉ định
Ảnh 4: Thuốc ARV cần phải được người bệnh dùng theo đúng chỉ định

Một virus HIV có khả năng sản sinh tới 10.000 bản sao tương tự. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Cụ thể thuốc phải được dùng đúng liều, đúng thời gian.

Để hạn chế tình trạng quên dùng thuốc, người bệnh nên lồng ghép thời gian uống thuốc vào lịch sinh hoạt mỗi ngày. Với loại thuốc cần uống 2 lần / ngày, cần uống thuốc cách nhau đúng 12 tiếng. Còn với loại thuốc uống 3 lần / ngày, mỗi lần uống phải cách nhau 8 tiếp.

Mọi người đừng bao giờ coi thường việc tuân thủ lịch dùng thuốc. Bởi nếu dùng thuốc không đúng hướng dẫn sẽ dễ dẫn đến tình trạng nồng độ thuốc trong máu không đủ để chống lại sự nhân lên của virus HIV và các biến thể của virus HPV có khả năng sản sinh nhiều hơn.

Nên mua thuốc ARV ở đâu?

Hiện nay, nhiều loại thuốc ARV đã nằm trong danh mục chi trả của BHYT. Người bệnh khi được xác nhiễm HIV bắt đầu được tư vấn điều trị theo phác đồ phù hợp. Trên cả nước hiện có hàng trăm điểm phát thuốc ARV miễn phí cho bệnh nhân có BHYT.

Ảnh 5: GALANT - phòng khám đa khoa tư vấn điều trị HIV / AIDS hành đầu tại TPHCM
Ảnh 5: GALANT – phòng khám đa khoa tư vấn điều trị HIV / AIDS hành đầu tại TPHCM

Ngoài ra, người bệnh còn có thể tiếp cận với thuốc ARV thông qua một số dự án phi lợi nhuận. Tuy vậy số lượng dự án tài trợ thuốc hay vật tư y tế về Việt Nam đang có xu hướng giảm dần.

Nếu muốn đảm bảo tính riêng tư, chủ động trong khâu điều trị và nhận thuốc, mọi người nên tìm đến các phòng khám đa khoa như GALANT. Hiện tại, GALANT có 3 cơ sở hoạt động tại TPHCM.

Thuốc ARV cung cấp bởi GALANT đến từ nhiều thương hiệu danh tiếng trong ngành dược. Giá bán thuốc công khai rõ ràng đến người mua. Đội ngũ bác sĩ làm việc tại phòng khám sở hữu chuyên môn vững chắc, đủ khả năng thăm khám và tư vấn điều trị HIV.

Bác sĩ tại GALANT tư vấn điều trị HIV

Từ góc cập nhật trên đây, hy vọng mọi người đã phần nào giải đáp được thắc mắc thuốc ARV bao nhiêu tiền. Nếu có nhu cầu làm xét nghiệm, nhận tư vấn điều trị, mua thuốc ARV chính hãng, với người nhà hoặc bệnh nhân hãy liên hệ ngay đến hotline 0943108138.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *