Tổng hợp 3 phác đồ điều trị HIV bằng ARV mới nhất

Điều trị HIV bằng ARV đến ngày vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để kéo dài sự sống cho bệnh nhân nhiễm HIV. Đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra ngoài cộng đồng. Tại Việt Nam, các loại thuốc ARV chính thức được sử dụng rộng rãi từ năm 2005. Chúng đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ người nhiễm mới hàng năm, nâng cao chất lượng đời sống cho người nhiễm HIV.

3 Phác đồ điều trị HIV bằng ARV

Hiện nay, người bệnh nhiễm HIV có thể được chỉ định điều trị một trong ba phác đồ ARV. Khi càng nâng phác đồ có nghĩa người bệnh lại càng phải bỏ chi phí điều trị lớn hơn.

Phác đồ điều trị ARV bậc 1

Đây là phác đồ điều trị phổ biến nhất áp dụng cho tất cả những người mới phát hiện nhiễm HIV. Chi phí điều trị cho một bệnh nhân HIV sử dụng thuốc nhóm thuốc ARV dao động từ 4 đến 5 triệu / năm.

Ảnh 1: Điều trị HIV bằng ARV bậc 1 áp dụng cho người bệnh mới phát hiện nhiễm HIV
Ảnh 1: Điều trị HIV bằng ARV bậc 1 áp dụng cho người bệnh mới phát hiện nhiễm HIV

Thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị HIV bằng ARV bậc 1 chưa gây ra nhiều tác dụng phụ đến người bệnh. Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, đau đầu, cơ thể nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, mệt mỏi, không còn cảm giác ngon miệng,.. Tuy nhiên sau khoảng 1 đến 2 tuần dùng thuốc, những triệu chứng này sẽ dần biến mất.

Phác đồ điều trị HIV bằng ARV bậc 1 nhằm củng cố hệ miễn dịch trước sự tấn công của virus HIV. Nếu tiến triển tốt, người bệnh không phải tiếp tục chuyển sang phác đồ điều trị ARV bậc 2 tốn kém hơn.

Phác đồ điều trị ARV bậc 2

Người bệnh sẽ được chỉ định chuyển sang phác đồ ARV bậc 2 nếu phác đồ điều trị bậc 1 không phát huy tác dụng. Chi phí điều trị cho phác đồ bậc 2 cao hơn từ 7 – 8 lần so với phác đồ bậc 1. Không dừng lại ở đó, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều tác dụng nghiệm trọng hơn khi thay đổi thuốc điều trị.

Ảnh 2: Phác đồ ARV bậc 2 yêu cầu chi phí điều trị cao hơn nhiều bậc 1
Ảnh 2: Phác đồ ARV bậc 2 yêu cầu chi phí điều trị cao hơn nhiều bậc 1

Dựa vào đánh giá thất bại của phác đồ điều trị ARV bậc 1, bác sĩ điều trị mới có thể quyết định chuyển phác đồ. Tiêu chí đánh giá ở đây bao gồm thất bại lâm sàng, miễn dịch và virus học.

Thất bại lâm sàng

Thất bại lâm sàng phản ánh tình trạng hệ miễn dịch dần bị phá hủy, tạo điều kiện cho bệnh cơ nhiễm trùng hoành hành. Thực tế không dễ để chẩn đoán thất bại lâm sàng. Bởi không ít bệnh nhân vật tù điều trị thành công nhưng vẫn có khả năng mắc phải biến chứng nguy hiểm.

Dựa vào lượng tế bào CD4, người ta có thể tạo đánh giá phác đồ điều trị ARV bậc 1 cho một bệnh nhân có thất bại hay không.

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 10 tuổi: Tái phát hoặc xuất hiện thêm một số tình trạng bệnh lý trong giai đoạn 4 lâm sàng sau khi điều trị bằng thuốc ARV tối thiểu 6 tháng.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi: Tái phát hoặc xuất hiện thêm một số tình trạng bệnh lý trong giai đoạn 3 và giai đoạn 4 lâm sàng sau khi điều trị bằng thuốc ARV tối thiểu 6 tháng.

Thất bại miễn dịch

Thất bại miễn dịch thường có thể xác định hơn so với xác định lâm sàng.

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 10 tuổi: Chỉ số đo lường CD4 có xu hướng giảm hoặc thấp hơn so với thời điểm bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV. Cụ thể, CD4 thường xuyên xuống tới ngưỡng 100 tế bào / mm3 trong cả 2 lần làm xét nghiệm cách nhau đúng 6 tháng. Nếu không phải nguyên nhân nhiễm trùng tác động có nghĩa tế bào CD4 đã giảm.
  • Trẻ em tuổi 5 đến 10 tuổi: Chỉ số đo đường tế bào CD4 có xu hướng giảm hoặc thấp hơn so với thời điểm bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV (thấp hơn 200 tế bào / mm3). Lưu ý, hai lần xét phải cách nhau ít nhất 6 tháng.

Thất bại virus học

Người nhiễm HIV trong quá trình điều trị ARV tối thiểu 6 tháng có mức tải lượng virus bằng hoặc lớn hơn 1000 bản sao / ml. Sau ba tháng thì từ khi điều trị ARV, người bệnh cần làm xét nghiệm tải lượng virus.

Trường hợp quá trình điều trị đã khống chế được khả năng nhân lên của virus, xét nghiệm máu cũng sẽ không phát hiện sự hiện diện của virus tồn tại trong máu.

Phác đồ điều trị ARV bậc 3

Phác đồ điều trị ARV bậc rất hiếm khi được chỉ định. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi thì hầu như phác đồ điều trị bậc 3 vẫn tương tự nhiên bậc hai. Đương nhiên khi chuyển sang giai đoạn điều trị ARV bậc 3 cũng có nghĩa tình trạng bệnh của người bệnh diễn biến xấu đi. Chi phí điều trị cho phác đồ bậc 3 cao hơn nhiều so với bậc 1 và 2.

Quá trình chẩn đoán, xử lý thất bại điều trị HIV bằng ARV

Thất bại trong điều trị HIV bằng ARV phản ánh tình trạng bệnh của bệnh nhân có xu hướng chuyển biến xấu đi, thể hiện rõ về mặt virus học. Theo đó, mục tiêu của điều trị ARV là đưa tải lượng virus về từ 200 đến 1000 bản sao / ml. Tuy nhiên sau hai lần xét nghiệm cách nhau 3 tháng, tải lượng virus lại trên 1000 bản sao / ml thì coi như quá trình điều trị đã thất bại.

Ảnh 3: Mô tả quy trình chẩn đoán và xử lý tình trạng điều trị HIV thất bại 
Ảnh 3: Mô tả quy trình chẩn đoán và xử lý tình trạng điều trị HIV thất bại

Kết quả xét nghiệm sau 3 tháng điều trị chỉ đảm bảo tính chính xác khi người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Trước khi chuyển sang các đồ điều trị 2 hoặc 3, gửi bệnh có thể được chỉ định làm xét nghiệm gen nhằm tìm kiếm đột biến kháng thể thuốc nếu có.

Riêng về phác đồ điều trị HIV bằng ARV bậc 1, người bệnh không cần nào xét nghiệm tải lượng virus. Dựa vào kết quả đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch và việc người bệnh có tuân thủ các đầu hay không, bác sĩ sẽ có căn cứ quyết định chỉ định phác đồ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất bại điều trị HIV

Ảnh 4: Dùng thuốc không đúng chỉ dẫn là một trong những nguyên nhân khiến điều trị thất bại
Ảnh 4: Dùng thuốc không đúng chỉ dẫn là một trong những nguyên nhân khiến điều trị thất bại

Phần lớn trường hợp thất bại trong điều trị HIV thường là do không tuân thủ đúng phác đồ, dùng thuốc không đúng hướng dẫn.

  • Người bệnh điều trị phác đồ bậc 1 và bậc 2 trước khi được chỉ định dùng thuốc 3 loại thuốc ARV.
  • Người bệnh tự mua thuốc dùng không theo đơn, dùng thuốc không đúng thời gian quy định.
  • Dùng thuốc không liên tục (ngắt quãng tạo điều kiện để nhiều biến thể virus HIV sinh sôi).

Thất bại trong điều trị HIV cần phải chẩn đoán sớm qua xét nghiệm virus hoặc xét nghiệm miễn dịch. Việc chuyển dịch kịp thời sang phác đồ điều trị ARV bậc 2 và 3 có khả năng ngăn chặn biến chứng lâm sàng, tác động của bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Thời gian điều trị ARV kéo dài trong bao lâu?

HIV / AIDS là một căn bệnh mãn tính vẫn chưa khóc phương thức điều trị chấm dứt triệt để. Các phác đồ điều trị hiện nay chỉ có thể giúp người bệnh kéo dài thời gian sống, giảm thiểu biến chứng lâm sàng.

Bác sĩ của GALANT tư vấn điều trị HIV

Nói chung nếu đã mắc HIV, người bệnh cần xác định là phải theo thuốc suốt đời. Vậy nên không có thời gian điều trị ARV cụ thể cho bất kỳ bệnh nhân nào. Tuân thủ phác đồ điều trị giúp bệnh nhân duy trì tình trạng bệnh trong giai đoạn không triệu chứng. Khi đó, người bệnh vẫn có thể lao động như người thường.

Kết luận

Điều trị HIV bằng ARV là phương thức hiệu quả nhất để duy trì cuộc sống bình thường cho người nhiễm HIV. Thông thường sẽ có 3 phác đồ điều trị ARV. Tuy nhiên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị để không phải chuyên bậc ARV vừa tốn kém vừa làm tình trạng bệnh xấu đi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *