Những dấu hiệu nhận biết nhanh HIV giai đoạn cửa sổ

Bạn muốn biết những dấu hiệu nhận biết nhanh HIV giai đoạn cửa sổ thì có khoảng 80% số người mắc không xuất hiện những biểu hiện của bệnh HIV, 20% còn lại có thể có triệu chứng. Bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Galant sẽ cung cấp cho Quý khách hàng thêm thông tin về những dấu hiệu nhận biết nhanh HIV giai đoạn cửa sổ.

Những biểu hiện của HIV giai đoạn cửa sổ

Những triệu chứng của bệnh HIV giai đoạn cửa sổ có thể thay đổi tùy theo cá nhân. Một số người có thể bị cúm từ 2 – 4 tuần sau khi siêu vi khuẩn bắt đầu phát tán trong cơ thể. Những người khác nhận thấy sưng hạch bạch huyết, ở những vị trí như cánh tay, xung quanh cổ họng hoặc trong khu vực háng.

Một số người còn không gặp bất cứ triệu chứng gì trong nhiều năm. Cách duy nhất để chắc chắn xác định một người có bị nhiễm virus HIV hay không là bạn nên thực hiện các xét nghiệm HIV.

Trong vòng 2-4 tuần, những người bị nhiễm virus có thể bắt đầu gặp phải các triệu chứng đã đề cập trước đây. Đây thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Ở giai đoạn này, virus đang nhanh chóng tái tạo khắp cơ thể. Mức độ cao của virus sẽ có mặt trong máu và các chất dịch khác của cơ thể và siêu vi khuẩn này dễ lây lan trong giai đoạn này.

Những biểu hiện của HIV giai đoạn cửa sổ

Những biểu hiện của HIV giai đoạn đầu

Tuy nhiên, những triệu chứng có thể nhẹ và có thể không được chú ý. Mọi người thường không nhận ra rằng họ có virus. Những triệu chứng cụ thể bao gồm: sốt, phát ban cơ thể nhưng thường không ngứa, các triệu chứng giống như cảm cú, mệt mỏi nặng, đổ mồ hôi ban đêm, đau họng, loét bộ phận sinh dục, buồn nôn, nôn.

Khi bị HIV giai đoạn cửa sổ xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV có thể âm tính. Những người bị nhiễm HIV phát triển kháng thể kháng nguyên HIV trong khoảng từ 3 tuần đến 3 tháng sau khi nhiễm virus.

Tham khảo thêm: NHẬN PrEP MIỄN PHÍ TẠI GALANT

Những biện pháp chẩn đoán HIV giai đoạn cửa sổ

Cách tốt nhất để xác định xem một người có bị HIV hay không là thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu HIV giúp phát hiện HIV bằng cách phát hiện một số protein được gọi là kháng thể có trong máu. Cơ thể tự động tạo ra các protein này để đáp ứng với sự hiện diện của HIV. Một số xét nghiệm máu cũng phát hiện các protein do HIV tạo ra, được gọi là kháng nguyên. Ngoài ra, xét nghiệm nước bọt cũng có thể phát hiện sự hiện diện của HIV.

Bạn nên làm gì khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Bất kỳ ai sau khi nghĩ bản thân đã bị phơi nhiễm HIV đều nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện để làm xét nghiệm gần nhất. Dù kết quả kiểm tra lần đầu tiên ân tính, bạn cũng cần hẹn lịch kiểm tra lại lần nữa để xác định chắc chắn mình có bị nhiễm HIV hay không.

Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV, bạn nên liên hệ để hỏi nhân viên y tế về phương pháp điều trị thuốc kháng virus dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus sau khi nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn nghi nghiễm.

Bạn nên làm gì khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV,
bạn nên liên hệ để hỏi nhân viên y tế

Thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm. Phương pháp điều trị này giúp bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng.

Trong lúc có thể là thời kỳ cửa sổ HIV này, bạn cũng nên ý thức để không lây truyền HIV cho người khác. Hãy tránh quan hệ tình dục hay sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu… với người khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *