HIV là một căn bệnh thế kỷ và chưa có thuốc điều trị dứt điểm nào cho căn bệnh quái ác này. Chúng đã khiến rất nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy bế tắc trong quá trình tìm ra phương pháp điều trị. Vậy bạn có biết nguồn gốc HIV là từ đâu? Chúng xâm nhập vào cơ thể người như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ là những giải đáp thắc mắc mà bạn có thể tham khảo.
HIV là gì?
HIV có tên tiếng anh là Human Immunodeficiency Virus. Chúng là một loại virus khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh sẽ bị mất dần sức đề kháng bởi những vi sinh vật gây bệnh. Đó cũng là cơ hội và điều kiện gây nên những căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị.
Nguồn gốc HIV là từ đâu?
HIV bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của HIV đã từng khiến rất nhiều nhà khoa học phải đau đầu khi phát hiện ra những ca bệnh đầu tiên trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Chúng đã cướp đi tính mạng của rất nhiều thanh niên trẻ tuổi, sức lực dồi dào bằng việc phá hoại hệ miễn dịch. Vào thời điểm đó, HIV được coi như một thảm họa khủng khiếp. Chúng xuất hiện một cách bất ngờ và không tìm được nguồn gốc. Tuy nhiên, sau đó nhờ vào sự tiến bộ của khoa học mà nguồn gốc, cách thức và nguyên nhân lây bệnh đã được tìm ra.
Vậy HIV từ đâu ra? Theo những nghiên cứu khoa học, căn bệnh này bắt nguồn từ virus SIV. Chúng gây ra sự suy giảm miễn dịch của loài khỉ và khỉ không đuôi sống ở khu vực miền Tây Trung Phi. Sau đó virus này lây sang người qua nhiều hình thức khác nhau. Điển hình là việc sử dụng thịt thú rừng làm thức ăn do người châu Phi săn bắn.
Cùng với đó, theo quan sát của các nhà nghiên cứu, có những trường hợp bệnh nhân mang chủng virus HIV được tìm thấy ở loài khỉ nhỏ Sooty Mangabey ở Châu Phi. Đây cũng được coi là một trong những nguồn gốc của HIV.
Virus HIV xâm nhập vào cơ thể như thế nào?
Khi bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, virus HIV sẽ xâm nhập vào tế bào bạch cầu CD4. Bên cạnh đó là những tế bào như Lympho bào B, đại thực bào, tế bào nguồn, tế bào xơ non,… Khi đã chiếm lấy tế bào, chúng bắt đầu sử dụng tế bào để sản sinh và nhân đôi. Đồng thời sẽ phá hủy tế bào CD4. Sau đó, bắt đầu xâm nhập vào hệ tuần hoàn, tiếp tục đi vào các tế bào CD4 khác và hoạt động nhân lên.
Những tế bào CD4 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống lại những tác nhân gây bệnh cho cơ thể người. Vì vậy, khi lượng tế bào CD4 bị thiếu hụt, sức đề kháng sẽ bị suy giảm từ đó dễ mắc bệnh. Ngoài ra số virus HIV trong máu tăng lên cũng làm tăng nguy cơ lây truyền từ người bệnh sang người khác.
Ở cơ thể của một người khỏe mạnh, số lượng tế bào CD4 dao động ở mức 500 – 1500 tế bào/mm3 máu. Ở cơ thể của người nhiễm HIV:
- Nếu CD4 ở mức từ 350 – 500 tế bào/mm3 máu nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy giảm nhẹ.
- Nếu CD4 ≤ 200 tế bào/mm3 máu nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy giảm nặng. Từ đó nguy cơ mắc phải những bệnh về nhiễm trùng cơ hội sẽ rất cao.
Khoảng thời gian trung bình để chuyển từ nhiễm HIV thành AIDS là khoảng 10 năm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh tiến triển nhanh và chuyển sang giai đoạn AIDS chỉ trong vài tháng. Quá trình phát triển của bệnh sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này đều có mối liên hệ chặt chẽ đến số lượng, chức năng của CD4.
Các giai đoạn nhiễm HIV
HIV sẽ được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể là ba giai đoạn: nhiễm cấp tính, giai đoạn ẩn bệnh và giai đoạn AIDS.
Nhiễm cấp tính
Đây là giai đoạn khi virus HIV mới bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Thường sẽ xảy ra khoảng từ 2 đến 4 tuần sau khi nhiễm.
Những triệu chứng có thể xuất hiện trong giai đoạn này khá giống với bệnh cúm thông thường như sốt, phát ban, đau cơ, đau đầu, suy nhược cơ thể, xuất hiện hạch ở cổ và bẹn,… Các triệu chứng thường xuất hiện khá nhiều và không được chú ý. Tuy nhiên đây lại là thời điểm nguy hiểm nhất. Virus sẽ có nhiều điều kiện sinh sôi và lây lan ra khắp cơ thể. Thời điểm này cũng vô cùng nhạy cảm. Khả năng lây bệnh sang cho người khác là cao nhất trong các giai đoạn bởi số lượng virus tồn tại trong máu rất cao.
Giai đoạn ẩn bệnh
Đây là giai đoạn mà bệnh sẽ trong trạng thái không hoạt động hoặc đứng im. Thông thường sẽ kéo dài trong nhiều năm. Giai đoạn này thường xuất hiện rất ít các triệu chứng của HIV. Thậm chí có những người không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm liên tiếp. Virus vẫn luôn tồn tại trong cơ thể, tuy nhiên chúng không tấn công vào hệ miễn dịch. Việc phát hiện và điều trị bệnh trong thời điểm này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Giai đoạn AIDS
Đây là giai đoạn cuối cùng của căn bệnh HIV. Giai đoạn này thường sẽ diễn ra trong vòng nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV. Lúc này, số lượng virus nhân lên rất nhanh. Chúng tấn công và tiêu diệt những tế bào miễn dịch trong cơ thể. Đó cũng là lý do khiến người bệnh trong giai đoạn này có một hệ miễn dịch rất yếu. Cơ thể mất khả năng kháng nhiễm.
Giai đoạn này cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như sụt cân nhanh, nấm miệng, sốt cao kéo dài liên tục, tiêu chảy kéo dài, lao phổi, viêm da, viêm mũi, loét miệng, thiếu máu,…. Những biểu hiện nặng hơn xuất hiện ở những giai đoạn cuối như suy kiệt, nấm thực quản, ung thư, mắc các bệnh về nhiễm trùng cơ hội nặng, trí nhớ suy giảm,…
Lưu ý, khả năng lây nhiễm bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ở trên. Vì vậy, những người chung sống với bệnh nhân nhiễm HIV cần tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Luôn thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa.
Cách phòng tránh lây nhiễm HIV
- Luôn sống một cuộc sống lành mạnh, không quan hệ tình dục với bãi, sống chung thủy một vợ một chồng.
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như bao cao su. Đặc biệt trong những trường hợp không biết bạn tình của mình có đang nhiễm bệnh hay không.
- Không tham gia vào quá trình tiêm chích ma túy.
- Chỉ tiến hành truyền máu, sử dụng các chế phẩm từ máu trong những trường hợp cần thiết. Máu và chế phẩm từ máu được sử dụng phải được xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng những loại bơm tiêm, các dụng cụ xuyên qua da như xỏ lỗ, châm cứu, xăm,… trong trường hợp đã được vô trùng. Không sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Không tiếp xúc trực tiếp với những chất dịch trong cơ thể người nhiễm bệnh.
- Không sử dụng chung những đồ dùng cá nhân như dao cạo, bàn chải,…
- Không mang thai, sinh con khi bị nhiễm HIV. Nếu có thai ngoài ý muốn cần sử dụng thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để xác định được nguồn gốc HIV chính là nhờ có sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giàu kinh nghiệm. Qua đó giúp bạn trả lời câu hỏi HIV xuất phát từ đâu? Mong rằng những thông tin của bài viết trên sẽ thật sự cần thiết và có ích với bạn. Hãy luôn tuân thủ những biện pháp phòng tránh HIV/AIDS để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội.
Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant