Bệnh HIV có dễ lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Việc nắm được những thông tin này sẽ giúp chúng ta chủ động bảo vệ bản thân mình, đồng thời, tránh được tâm lý “kỳ thị” với những người không may mắc căn bệnh “thế kỷ” này.
Bệnh HIV có dễ lây không?
Trên thực tế, có rất nhiều người bị nhiễm HIV nhưng họ vẫn có cuộc sống khỏe mạnh như những người bình thường và không lây truyền bệnh cho người khác nếu tuân thủ điều trị tốt. Tuy nhiên, một bộ phận nào đó họ vẫn bị kỳ thị, xa lánh trong xã hội.
Bệnh HIV chưa thể được điều trị khỏi nhưng chúng không dễ lây lan như mọi người lầm tưởng. Virus HIV trong bơm kim tiêm có thể sống 5 ngày trong môi trường nhưng trường hợp ở thời gian lâu hơn thì vô cùng khó để lây nhiễm. Virus HIV tồn tại nhiều nhất trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, và sữa của người bệnh nhiễm HIV. Khi đạt đủ số lượng virus sẽ lây truyền từ người này sang người khác.
Bệnh HIV chưa thể được điều trị khỏi nhưng chúng không dễ lây lan như nhiều người lầm tưởng
Tham khảo thêm: Khám và điều trị BHYT
Ngoài ra, virus HIV còn được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu, nước mắt hay mồ hôi. Tuy nhiên, virus HIV tồn tại siêu ít và không đạt đủ ngưỡng để có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc. Đây được xem là cơ sở để khẳng định HIV không dễ lây nhiễm qua những con đường xúc tiếp bình thường.
Bệnh HIV lây truyền qua đường nào?
Lây truyền qua đường máu: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, virus HIV tồn tại nhiều trong các chế phẩm như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương. Do đó, HIV có thể lây nhiễm qua máu và những chế phẩm của máu nhiễm HIV.
Lây truyền qua đường tình dục: Tất cả các hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ truyền nhiễm bệnh là khác nhau, nguy cơ lây truyền cao nhất là qua đường hậu môn, sau đó là qua đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Theo đó, người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất.
Các con đường lây nhiễm HIV
Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ bầu bị nhiễm HIV có thể lây cho thai nhi không ? Con đường lây nhiễm HIV từ mẹ sang con có 3 trường hợp: trong giai đoạn có thai, virus HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể của thai nhi. Khi sinh ra virus HIV có thể từ trong máu mẹ truyền qua những vết loét ở cơ quan sinh dục mà dính vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Khi cho con bú virus HIV có thể lây qua sữa hoặc qua những vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có thương tổn ở niêm mạc miệng.
Bệnh HIV không lây truyền qua đường nào?
Không truyền nhiễm qua đường muỗi đốt: Thực tế, lúc bị muỗi đốt, máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi nhưng muỗi không thể lây sang cơ thể người. Chúng chỉ tiết vào cơ thể người 1 ít nước bọt có chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. Do HIV không tồn tại và sản sinh virus trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi và không đi vào cơ thể người.
Hôn nhau cũng không lây nhiễm virus HIV: Hôn nhau có thể lây nhiễm HIV trong 2 trường hợp là cả 2 người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hoặc chảy máu chân rǎng…
Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao là nhân viên y tế, chăm sóc da, chăm sóc tóc, làm móng, những kỹ thuật có tiếp xúc trực tiếp dịch tiết của người dùng phải để ý và kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ.
Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi tiến hành test HIV tại nhà
Hy vọng với những thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp cho tất cả chúng ta đều có cái nhìn đúng đắn về việc HIV có dễ lây không để chủ động bảo vệ bản thân mình và chung sống hòa đồng với cộng đồng những người không may mắn bị nhiễm HIV. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được giải đáp về căn bệnh HIV hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Galant qua hotline 0943108138, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Các bài viết liên quan: