BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM 12 LOẠI KÝ SINH TRÙNG

STT
XÉT NGHIỆM
KÝ SINH TRÙNGĐƠN GIÁ
(VNĐ)
01XN196Giun Đũa Chó, mèo IgM (Toxocara Canis)120.000
02XN299Giun Đũa Chó, mèo IgG (Toxocara Canis)120.000
03XN294Sán lá gan IgM (Fasciola sp)120.000
04XN189Sán lá gan IgG (Fasciola sp)120.000
05XN298Giun lươn IgM (Stronglyloides)120.000
06XN195Giun lươn IgG (Stronglyloides)120.000
07XN355Giun Đầu Gai IgM (Gnathostoma)120.000
08XN190Giun Đầu Gai IgG (Gnathostoma)120.000
09XN253Sán Dây IgM120.000
10XN252Sán Dây IgG120.000
11Sán lá gan nhỏ120.000
12Sán lá gan lớn120.000
13Sán lá ruột120.000
14Sán lá phổi120.000
15XN354Amíp Gan IgM (E. Histolytica)120.000
16XN292Amíp Gan IgG (E. Histolytica)120.000
17Amíp Phổi IgM120.000
18Amíp Phổi IgG120.000
19Giun chỉ bạch huyết120.000
20XN304Giun Đũa IgM (Ascaris Lumbricoides)120.000
21XN351Giun Đũa IgG (Ascaris Lumbricoides)120.000
22XN289Giun Tròn IgM (Angiostrongylu)120.000
23XN184Giun Tròn IgG (Angiostrongylu)120.000
24Soi nấm160.000
25Soi da160.000

z2152252972728 e13c81ae02575a4e648bb35a1e1a05c7

Bệnh ký sinh trùng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh này gây nên bởi các ký sinh trùng và gây ra 25% cái chết mỗi năm trên toàn cầu. Vậy bệnh ký sinh trùng gồm những bệnh nào? Cách chữa trị ra sao? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể.

Bạn biết gì về bệnh ký sinh trùng?

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 1

Bạn biết gì về bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng thực chất là một bệnh nhiễm trùng và bị gây ra bởi loài ký sinh trùng. Có những loài ký sinh trùng không hề gây ra bệnh nhưng cũng có loài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của sinh vật sống (bao gồm cả động vật, thực vật và con người).

Theo thống kê, các bệnh gây ra bởi ký sinh trùng gây ra khoảng 12 triệu cái chết mỗi năm và chiếm 25% các ca tử vong trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong 4 nguyên nhân chính dẫn đến tử vong (theo WHO).

Ký sinh trùng là những loài sinh vật có kích thước nhỏ bé, chuyên bám vào bề mặt hoặc sống bên trong cơ thể của sinh vật sống khác. Chúng có thể ký sinh tạm thời  hoặc vĩnh viễn. Chúng trực tiếp hút chất dinh dưỡng từ vật chủ để sinh sôi và phát triển.

Bệnh ký sinh trùng lây nhiễm như thế nào?

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 2

Bệnh ký sinh trùng lây nhiễm như thế nào?

Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho các ký sinh trùng phát triển. Bệnh do ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho con người bằng rất nhiều hình thức như sau:

Đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ký sinh trùng chính là do người dân sử dụng đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh. Những đồ ăn này không được rửa sạch sẽ, không được nấu chín hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó, những ký sinh trùng từ đồ ăn thức uống không đảm bảo sẽ theo đường tiêu hóa đi vào cơ thể con người, gây nên các bệnh về ký sinh trùng. Những ký sinh trùng lây qua đường tiêu hóa thường là giun đũa, giun móc hoặc sán dây,…

Tiếp xúc với người nhiễm bệnh do ký sinh trùng

Đối với các ký sinh trùng như ghẻ, sán máng, chấy, giun kim thì có thể lây truyền khi tiếp xúc với người bệnh. Những ký sinh trùng này có khả năng lây nhiễm thông qua bề mặt da, thông qua những vết thương hở ngoài da. Do đó, khi chăm sóc những người mắc bệnh về ký sinh trùng ngoài da thì cần phải có biện pháp phòng tránh phù hợp. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng khi mắc phải sẽ gặp rất nhiều vấn đề phiền phức và bất tiện trong cuộc sống, người bệnh cũng kém tự tin hơn.

Lây qua đường tình dục

Bệnh về ký sinh trùng cũng có thể lây qua đường tình dục đối với một số ký sinh trùng như trùng roi (ký sinh ở cơ quan sinh dục) hoặc rận mu (sống ở lỗ chân lông vùng cơ quan sinh dục). Trong trường hợp này cũng có thể nhắc đến ghẻ (ký sinh trùng trên mọi vùng da). Chỉ cần quan hệ tình dục với người mắc bệnh ký sinh trùng tại cơ quan sinh dục thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh cũng rất cao.

Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng?

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 3

Những ai có thể mắc bệnh về ký sinh trùng?

Bệnh do ký sinh trùng có thể gặp ở tất cả mọi người, từ người già, từ nam cho đến nữ. Nếu không chủ động phòng tránh thì bất cứ lúc nào cũng có thể nhiễm bệnh. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:

  • Bệnh gặp phổ biến nhất ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu và chưa có nhiều ý thức về việc phòng tránh.
  • Bệnh cũng gặp nhiều ở những vùng quê trình độ văn hóa còn thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn và không có nguồn nước sạch để sử dụng.
  • Những người nuôi thú cưng nhưng không đảm bảo an toàn, khiến ký sinh trùng từ vật nuôi lây sang người.
  • Những người sống trong khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, HIV có hệ miễn dịch kém nên cũng dễ mắc bệnh ký sinh trùng hơn người bình thường.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường ăn sống.
  • Người đi du lịch tại những khu vực đang có dịch
  • Người quan hệ tình dục không an toàn

Dấu hiệu nhận biết một người đang mắc bệnh về ký sinh trùng

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 4

Dấu hiệu nhận biết bệnh ký sinh trùng

Làm thế nào để biết được một người đang mắc bệnh về ký sinh trùng? Thông thường, những người mắc bệnh về ký sinh trùng thường có đặc điểm như sau:

Nhận biết qua những dấu hiệu dưới da

Người bị bệnh về ký sinh trùng có thể phát hiện qua các dấu hiệu dưới da như phát ban, chàm hoặc một số dấu hiệu lạ khác xuất hiện trên da. Cũng có khi ký sinh trùng sống trên da khiến eosinophils trong máu tăng cao, dẫn đến vùng da bị tổn thương và sưng tấy, lở loét.

Nhận biết qua những triệu chứng ở hệ tiêu hóa

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 5

Nhận biết qua các triệu chứng ở hệ tiêu hóa

Khi mắc bệnh về ký sinh trùng đường ruột hoặc bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiêu hóa đều sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động bất thường. Người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng hoặc mắc bệnh về dạ dày. Bởi lẽ, trong quá trình ký sinh, những loài ký sinh trùng này sẽ thải ra các chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Ngứa ngáy ở hậu môn

Nếu bị giun kim ký kinh thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn. Nguyên nhân là do giun kim kí sinh và tồn tại xung quanh hậu môn.

Người bệnh mệt mỏi

Khi nhiễm ký sinh trùng, người bệnh thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, lúc nào cũng uể oải. Đây là biểu hiện của các vấn đề về đường ruột. Ký sinh trùng đã hút chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ủ rũ.

Người bệnh cảm thấy thèm ăn

Thói quen ăn uống của một vài người cũng bị thay đổi sau khi mắc bệnh ký sinh trùng. Nếu bạn cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn so với bình thường nhưng cân nặng lại bị giảm thì khả năng cao là đã mắc bị bệnh giun tròn hoặc sán dây. Sở dĩ người bệnh thèm ăn là do ký sinh trùng đã tiêu thụ mất lượng thức ăn mà đáng lẽ bạn dùng để cung cấp cho tế bào. Do đó, bạn sẽ thấy đói và ăn nhiều hơn.

Thiếu máu

Triệu chứng này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở một số trường hợp mắc bệnh về ký sinh trùng. Cụ thể khi bị nhiễm giun tròn hoặc giun đũa thì cơ thể sẽ thiếu sắt, từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Tình tình thất thường

Khi mắc bệnh về ký sinh trường, người bệnh có thể thay đổi tính tình thường ngày, trở nên thất thường hơn. Người bệnh sẽ có các biểu hiện lo lắng, bất an và những vấn đề này đều liên quan tới hệ tiêu hóa. Bởi lẽ, ký sinh trùng sẽ thải ra các chất độc trong quá trình sinh sôi và phát triển. Điều này khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, nặng nề, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.

Một số triệu chứng khác

  • Sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Rối loạn hệ tiêu hóa
  • Táo bón, đầy hơi, chướng bụng
  • Cơ thể gầy gò, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên xanh xao
  • Bị ngứa ngáy, nổi mề đay

Những loài ký sinh trùng thường gặp ở người

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 6

Những loài ký sinh trùng thường gặp

Con người có thể nhiễm những loại ký sinh trùng sau:

  • Loài ký sinh bắt buộc: Đây là những loài chỉ có thể sống khi ký sinh, nếu ra khỏi vật chủ thì sẽ chết. Các loài này gồm: giun đũa, giun tóc, giun kim,…
  • Loài ký sinh trùng tùy nghi: Những loài này có thể sống ở môi trường bên ngoài và sống ký sinh trên vật chủ như giun lươn strongyloides.
  • Nội ký sinh trùng: Những loài sống trong cơ thể vật chủ như giun kim, sán lá gan,…
  • Ngoại ký sinh trùng: Những loài sống bám trên bề mặt của cơ thể hoặc trong lớp thượng bì như chấy, rận, cái ghẻ, demodex,…
  • Ký sinh trùng lạc chỗ: Đây là những loài di chuyển tới một cơ quan khác với cơ quan mà chúng thường ký sinh. Ví dụ như giun đũa chui vào ống mật thay vì ở ruột non.
  • Ký sinh trùng lạc chủ: Loài này thường ký sinh trên động vật nhưng vô tình bám vào cơ thể con người. Ví dụ giun đũa chó Toxocara.

Điều trị bệnh về ký sinh trùng như thế nào?

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 7

Điều trị bệnh về ký sinh trùng như thế nào?

Tùy vào từng bệnh về ký sinh trùng cụ thể mà có những cách điều trị khác nhau. Hiện nay, phần lớn là sử dụng các loại thuốc đặc trị để diệt ký sinh trùng. Một số thuốc trị ký sinh trùng phổ biến hiện nay gồm:

  • D-Tox 550: Tiêu diệt toàn bộ ký sinh trùng trong cơ thể, tăng cường sức khỏe chung và giảm táo bón.
  • Detox herd: Thuốc diệt ký sinh trùng ở người
  • EcoClean: Thuốc diệt ký sinh trùng dạng viên nang, giúp thanh lọc cơ thể, giảm hôi miệng.
  • DTX: Thuốc diệt ký sinh trùng trị hôi miệng
  • Getridox: Thuốc diệt ký sinh trùng đường ruột 100% chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Detoxic: Thuốc trị giun sán nguồn gốc từ thảo dược
  • Bactefort: Thuốc diệt ký sinh trùng, loại bỏ hôi miệng và cảm giác uể oải
  • Detoxant: Thuốc diệt ký sinh trùng của Mỹ, trị hôi miệng tốt
  • Thiabendazole: Thuốc trị ký sinh trùng đặc hiệu dạng viên nén
  • Ivermectin: Thuốc trị ký sinh trùng cho cả trẻ em và người lớn

Thông thường khi sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ký sinh trùng sẽ bị tiêu diệt và bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, ký sinh trùng di chuyển đến các cơ quan khác như mắt, não,… gây nguy hiểm thì không thể chỉ sử dụng thuốc đặc trị. Lúc này cần nhập viện để điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Cách phòng chống bệnh về ký sinh trùng

bang gia xet nghiem 12 loai ky sinh trun 8

Những cách phòng tránh bệnh

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng chống các bệnh ký sinh trùng bằng các biện pháp sau:

  • Ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm sạch, sử dụng nguồn nước sạch
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần
  • Nếu nuôi thú cưng thì có những biện pháp nuôi an toàn, phòng chống cả bệnh về ký sinh trùng cho thú cưng bằng cách tiêm phòng, vệ sinh thú cưng sạch sẽ,…
  • Tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh về ký sinh trùng một cách an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ mình.
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh về ký sinh trùng thì cần đi khám ngay.

Trên đây là những thông tin về bệnh ký sinh trùng, các biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh. Các bạn hãy tham khảo bài viết để có những kiến thức hữu ích cho bản thân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *