Phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến? Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không?

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng virus HIV có ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Vì vậy có thể dễ dàng thực hiện xét nghiệm HIV bằng mẫu nước tiểu. Tuy nhiên việc này hoàn toàn bất khả thi. Vậy người ta sử dụng phương pháp nào để thực hiện xét nghiệm HIV? Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không? Bài viết dưới đây của Galant sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.

Phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến nhất

Phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến hiện nay chính là sử dụng mẫu máu. Thông thường, sẽ có ba loại xét nghiệm mẫu máu nhằm phát hiện virus HIV, bao gồm:

  • Phương pháp 1: Xét nghiệm sàng lọc bằng huyết thanh học. Điển hình là HIV test nhanh, HIV Combi PT, HIV Combo Ag/Ab.… Xét nghiệm này nhằm phát hiện kháng thể kháng virus HIV-1 và HIV-2. Chúng tồn tại trong huyết thanh và huyết tương của người bệnh.
  • Phương pháp 2: Xét nghiệm chẩn đoán bằng huyết thanh học/sinh học phân tử.
  • Phương pháp 3: Xét nghiệm theo dõi. Đây là phương pháp đo lượng virus HIV trong cơ thể người bệnh. Từ đó giúp đưa ra đánh giá và theo dõi quá trình điều trị. Nếu lượng virus còn lại trong cơ thể sau quá trình điều trị ở dưới ngưỡng phát hiện đồng nghĩa với việc quá trình điều trị đã thành công. Lúc này, khả năng lây lan virus HIV cho người khác là không còn hoặc rất ít.
Xét nghiệm huyết thanh học/sinh học phân tử nhằm chẩn đoán HIV
Xét nghiệm huyết thanh học/sinh học phân tử nhằm chẩn đoán HIV

Ý nghĩa của việc xét nghiệm máu trong khám tổng quát và chẩn đoán HIV?

Xét nghiệm máu mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh việc xác định nhóm máu, tình trạng những bệnh lý liên quan đến máu như thiếu máu, ung thư máu, sốt xuất huyết,… Việc thực hiện xét nghiệm máu còn giúp phát hiện và tầm soát những bệnh như ung thư, viêm gan, bệnh gút,… Cụ thể:

  • Xét nghiệm đường máu có thể phát hiện ra bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu nhằm phát hiện ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Xét nghiệm viêm gan nhằm chẩn đoán những loại viêm gan A, B, C, D, E…
  • Xét nghiệm máu nhằm sớm phát hiện ra một vài bệnh ung thư như ung thư tụy, ung thư gan,…
  • Xét nghiệm giun sán trong máu để xác định xem cơ thể có đang mắc loại giun sán nào hay không.
  • Xét nghiệm thai kỳ ở những giai đoạn sớm (1-2 tuần) nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Xét nghiệm máu nhằm phân tích ADN, giúp sàng lọc trước khi sinh, tầm soát vô sinh ở nam giới.
  • Đặc biệt, xét nghiệm máu giúp phát hiện cơ thể người bệnh có đang nhiễm virus HIV hay không. Để từ đó có những biện pháp điều trị và phòng chống lây lan hiệu quả.

Thông thường, những bệnh mang tính chất di truyền khi thực hiện xét nghiệm máu có thể cho kết quả chính xác lên tới 99,9%.

Xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh
Xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh

Ý nghĩa của việc xét nghiệm nước tiểu? Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không?

Nước tiểu là một sản phẩm từ thận. Thận sẽ có nhiệm vụ lọc chất thải ra khỏi máu. Từ đó giúp điều chỉnh lượng nước của cơ thể, bảo tồn lượng protein, các chất điện giải và hợp chất khác để có thể tái sử dụng. Tất cả những chất không cần thiết sẽ được thận loại bỏ trong nước tiểu.

Thông thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, tương đối trong suốt. Tuy nhiên màu sắc, số lượng, nồng độ hay hàm lượng các chất có thể thay đổi tùy vào từng người. Khi xét nghiệm nước tiểu, những chỉ số cần được quan tâm là glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể và vi khuẩn. Những chỉ số này có thể xác định những vấn đề về cơ thể như bệnh thận, bệnh về đường tiết niệu,…. Vậy xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không? Câu trả lời là Không. Việc xét nghiệm nước tiểu không thể xác định được HIV.

Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không?
Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không?

Thời điểm nên xét nghiệm HIV

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm HIV là khoảng từ 2 – 3 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với nguồn lây. Nếu thực hiện xét nghiệm trong khoảng thời gian này sẽ cho kết quả chính xác nhất. Thường sẽ có đến 95% người bệnh sẽ phát hiện ra bệnh khi thực hiện xét nghiệm dưới 5 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus HIV. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ phải lên đến 6 tháng mới có thể phát hiện. Vì vậy, hãy đến tái khám theo chỉ định của bác sĩ để chắc chắn rằng bạn có đang nhiễm HIV hay không.

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm HIV là khoảng từ 2 - 3 tháng
Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm HIV là khoảng từ 2 – 3 tháng

Hiểu hơn về những kết quả có thể gặp khi xét nghiệm HIV

Thông thường, sẽ có ba khả năng có thể xảy ra khi thực hiện xét nghiệm HIV. Cụ thể:

  • Kết quả âm tính: Kết quả âm tính nghĩa là trong máu của người xét nghiệm không có virus HIV. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh không nhiễm HIV. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp đặc biệt là người bệnh đang trong giai đoạn phơi nhiễm, giai đoạn cửa sổ”. Vì vậy, cần tuân thủ đúng khoảng thời gian tái xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Thường sẽ là từ 3 đến 6 tháng sau lần xét nghiệm đầu tiên.
  • Kết quả dương tính: Điều này cho thấy trong máu của người bệnh có virus và họ đang nhiễm HIV. Lúc này, người bệnh cần làm xét nghiệm lại bằng phương pháp xét nghiệm khẳng định hoặc những phương pháp xét nghiệm chuyên sâu khác. Kết quả của lần xét nghiệm thứ hai này sẽ cho biết chính xác họ có đang nhiễm HIV hay không.
  • Kết quả không xác định: Đây là một kết quả thường ít có khả năng xảy ra hơn. Kết quả không xác định giải thích cho việc người bệnh đang trong giai đoạn chưa thể phát hiện ra bệnh. Cũng có thể do người bệnh trước khi tiến hành làm xét nghiệm đã có sử dụng những loại thuốc nào đó. Loại thuốc này không may lại có khả năng gây ảnh hưởng đến mức độ chính xác của kết quả. Trong trường hợp này, bạn cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để có những phương án phù hợp. Có thể tạm ngưng sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến kết quả. Sau đó quay lại tái khám sau một khoảng thời gian nhất định. Hoặc có thể sử dụng đến những loại trang thiết bị, máy móc giúp phân tích kết quả chuyên sâu hơn.

Đối tượng cần xét nghiệm HIV?

Những đối tượng có khả năng lây nhiễm HIV cao cần được thực hiện kiểm tra, xét nghiệm thường xuyên. Trong trường hợp bạn là người đã có kết quả âm tính với HIV tại lần xét nghiệm cuối cùng khoảng một năm trước. Hoặc thuộc vào một trong những đối tượng dưới đây thì bạn cần đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. Những đối tượng bao gồm:

  • Những người có hoạt động quan hệ tình dục không an toàn với người đang dương tính với HIV.
  • Những người có quan hệ đồng tính nam.
  • Người đã quan hệ với nhiều người khác sau lần xét nghiệm cuối cùng.
  • Người từng tham gia vào hoạt động mua bán mại dâm.
  • Có sử dụng chung bơm kim tiêm, bông y tế,… với người khác.
  • Người đã từng được chẩn đoán và điều trị bệnh lao, viêm gan,…
  • Người đã từng được chẩn đoán và điều trị những bệnh lây qua đường tình dục.
  • Người đã từng có quan hệ tình dục với người thuộc một trong những nhóm đối tượng kể trên.
  • Phụ nữ mang thai thực hiện xét nghiệm HIV nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia, mỗi người nên xét nghiệm HIV một lần kể cả chưa tiếp xúc với nguồn lây. Đặc biệt là trước khi muốn kết hôn hoặc muốn có con. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Nên xét nghiệm HIV trước khi muốn kết hôn hoặc muốn có con
Nên xét nghiệm HIV trước khi muốn kết hôn hoặc muốn có con

Với tất cả những thông tin của bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn và chính xác về xét nghiệm HIV. Qua đó tìm được đáp án cho câu hỏi “xét nghiệm nước tiểu có phát hiện HIV không?”. Và nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín, chuyên nghiệp thì Galant chính là một lựa chọn hoàn hảo mà bạn không nên bỏ qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *