Từ A đến Z thông tin bệnh sùi mào gà ở nữ

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ nữ giới mắc bệnh sùi mào gà cao hơn nam giới gấp nhiều lần. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ luôn được khuyến cáo rộng rãi cho chị em phụ nữ. Ngay sau đây, bạn hãy bỏ túi ngay các thông tin hữu ích về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được Galant cung cấp cho mình!

Nguyên nhân sùi mào gà ở nữ

Bệnh sùi mào gà ở nữ chính là do virus HPV gây ra
Bệnh sùi mào gà ở nữ chính là do virus HPV gây ra

Sùi mào gà ở nữ hay còn được gọi với cái tên khác là mụn cóc sinh dục nữ. Bệnh lý này khởi phát do một loại virus có danh pháp khoa học là Human Papilloma Virus gây ra. Nó hiện có hơn 40 chủng khác nhau, nhưng chỉ có HPV-6 và HPV-11 là 2 chủng virus gây bệnh sùi mào gà cho chị em phụ nữ.

Hiện bệnh sùi mào gà nữ giới dễ dàng lây lan qua nhiều con đường như:

  • Lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn khiến Virus HPV dễ xâm nhập từ dương vật qua âm đạo.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con. Bệnh xuất hiện trong quá trình mang thai thông qua dây rốn.
  • Lây lan virus HPV qua đường máu do sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc do nữ giới tiếp xúc trực tiếp với vết máu của người bệnh.
  • Lây truyền gián tiếp khi người lành dùng chung đồ dùng có dính virus HPV của người bệnh.
  • Ngoài ra, chị em phụ nữ còn dễ bị nhiễm virus sùi mào gà khi ôm hôn người mắc bệnh truyền nhiễm có vết thương hở ở miệng. 

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nữ là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nữ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 9 tháng
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nữ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 9 tháng

Thông thường bệnh sùi mào gà sinh dục nữ cần thời gian đủ lâu để ủ bệnh và phát ra ngoài các triệu chứng đầu tiên. Cụ thể hơn là quá trình ủ bệnh này thường kéo dài từ 2 đến 9 tháng nhưng phổ biến nhất là trong khoảng thời gian 3 tháng sau khi bị nhiễm virus HPV.

Nhưng theo nhiều nghiên cứu cho thấy virus sùi mào gà có thể tấn công mạnh mẽ vào cơ thể người bệnh có hệ miễn dịch kém chỉ sau 2 – 3 tuần thâm nhập. Còn với người có khả năng miễn dịch khỏe, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lâu hơn.   

Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh sùi mào gà phát triển trong bao lâu? 

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ

Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới thường gắn liền với các giai đoạn nhiễm bệnh. Cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Ở giai đoạn này, virus HPV đang âm thầm tiến triển bên trong cơ thể nên ít gây ra triệu chứng. Hoặc nếu có thì nó cũng chỉ khởi phát ra bên ngoài các nốt mụn cóc có kích thước nhỏ dễ khiến chị em bỏ qua.

Các nốt sùi mào gà nhỏ ở giai đoạn đầu
Các nốt sùi mào gà nhỏ ở giai đoạn đầu

Giai đoạn khởi phát

Đây là lúc mà các nốt sùi mào gà có màu hồng hoặc xám phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng có thể xuất hiện thành từng đám tại âm đạo, âm hộ và thậm chí là cổ tử cung. Mặc dù chúng chưa gây ra đau đớn, nhưng nốt sùi sẽ khiến người bệnh khó chịu vô cùng.

Giai đoạn phát triển

Đến giai đoạn này, các nốt sùi phát triển to bất thường và vô cùng dày đặc. Chúng bắt đầu hình thành đám sùi mào gà hoặc bông súp lơ có mủ bên trong. 

Giai đoạn biến chứng

Các nốt sùi phát triển với kích thước cực đại bắt đầu bị vỡ ra làm tăng sinh tình trạng chảy mủ, chảy máu và có mùi hôi bốc lên. Nó khiến cho nguy cơ viêm nhiễm tăng cao và khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau rát, khó chịu. 

Các nốt sùi mào gà bị vỡ ra làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao
Các nốt sùi mào gà bị vỡ ra làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao

Giai đoạn tái phát

Kể cả khi bạn đã chữa trị thành công, thì bệnh sùi mào gà ở nữ giới vẫn có thể tái phát với các triệu chứng nêu trên. Bởi virus HPV vẫn còn lưu lại ít nhiều bên trong cơ thể để chờ thời điểm vàng bùng phát triệu chứng ngay.

Sùi mào gà ở nữ có ngứa không?

Như chúng ta cũng biết các nốt sùi xuất hiện khắp nơi chính là dấu hiệu của sùi mào gà nữ giới hết sức điển hình. Ở giai đoạn đầu, các nốt sùi này có kích thước khá nhỏ và thường không gây ra cảm giác khó chịu hay ngứa rát cho người bệnh. Nhưng càng về sau, chúng sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn và có cả máu mủ bên trong.

Nếu không được điều trị kịp thời, các nốt sùi không chỉ gây ngứa ngáy không ngừng, mà thậm chí chúng còn làm chị em cảm thấy đau đớn, khó chịu. Vô tình chung, nốt sùi mào gà khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống về sau. 

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có ngứa không? Có chữa được không?

Sùi mào gà nữ có nguy hiểm như mọi người hay truyền tai hay không?

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh ngay lập tức, nhưng bệnh sùi mào gà ở nữ giới có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, viêm nhiễm cổ tử cung và nhiều bệnh lý hiểm nghèo khác.
  • Theo đó, chị em sẽ đối mặt với nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới khi ống dẫn trứng bị viêm nhiễm dẫn đến bít tắt và thậm chí là ung thư cổ tử cung.
  • Nhiều chị em mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai còn có nguy cơ bị sảy thai và thai lưu rất cao.
  • Trẻ sơ sinh bị lây bệnh sùi mào gà từ mẹ dễ gặp phải tình trạng bị u nhú thanh quản, viêm khí quản và viêm phổi nặng gây tắc nghẽn đường thở.

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà gây ung thư có thật không? Nguyên nhân do đâu? 

Bệnh sùi mào gà ở nữ giới làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Cách điều trị bệnh sùi mào gà nữ giới

Để không phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm kể trên, bạn cần phải tiến hành thăm khám sàng lọc nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở nữ ngay từ sớm và điều trị kịp thời. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp trị liệu như sau:

  • Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mắc sùi mào gà thể nhẹ là Imiquimod (Zyclara, Aldara), Axit Trichloroacetic (TCA),  Sinecatechin (Veregen), Podophyllin – Podofilox (Condylox), Interferon hoặc 5-Fluorouracil,… Chúng không chỉ giúp tiêu diệt virus HPV tại chỗ, mà còn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Với các bệnh nhân mắc sùi mào gà nặng, bạn sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ nốt sùi. Một số phương pháp được áp dụng khi này là dùng liệu pháp áp lạnh, ứng dụng tia Laser hoặc dùng dao điện để cắt bỏ nốt sùi. 

Tất cả các phương pháp trị liệu hiện đại này đều đang có sẵn tại Phòng Khám Đa Khoa Galant nên bạn hãy nhanh tay liên hệ ngay. Đội ngũ y bác sĩ trình độ cao tại cơ sở y tế uy tín sẽ giúp bạn chữa trị dứt điểm bệnh lý xã hội với chi phí ưu đãi nhất!

Cách phòng chống bệnh sùi mào gà nữ 

Sau khi điều trị dứt điểm bệnh lý, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng chống tái nhiễm bệnh sùi mào gà ở nữ hiệu quả như sau:

  • Bạn cần xây dựng đời sống tình dục thuỷ chung 1 vợ 1 chồng hoặc chỉ với 1 bạn tình. Tuyệt đối không quan hệ bầy đàn, không quan hệ kiểu tình 1 đêm và luôn nhớ sử dụng bao cao su để bảo vệ mình lẫn đối tác tình dục.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không dùng chung đồ dùng cá nhân với ai.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh cùng với chế độ luyện tập thể thao hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học và nói không với các chất kích thích như rượu, bia.
  • 6 tháng 1 lần bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tầm soát bệnh lý xã hội cho mình.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV để phòng bệnh sùi mào gà và bệnh lý ung thư hiểm nghèo khác.

Xem thêm: Hướng dẫn cách phòng tránh sùi mào gà hiệu quả tại nhà 

Như vậy, bạn đã được tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ giới. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant ngay hôm nay!

Các bài viết liên quan: 

Sùi mào gà hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thuốc đông y trị sùi mào gà có hiệu quả không, nên lưu ý điều gì?

Đốt sùi mào gà bằng ala-pdt có đạt hiệu quả tốt nhất?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *