phơi nhiễm HIV là gì? Cách xử trí

Bất cứ người nào cũng có nguy cơ phơi nhiễm HIV nếu như vô tình tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Vậy phơi nhiễm HIV là gì? Xử trí ra sao nếu như không may bị phơi nhiễm HIV? Bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Galant sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Phơi nhiễm HIV là gì?

Phơi nhiễm HIV là gì? Theo các chuyên gia nhiễm, phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ nhiễm HIV.

phơi nhiễm hiv là gì

Phơi nhiễm HIV là tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ nhiễm HIV

Những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV đó là:

  • Bị kim tiêm đâm vào khi làm các thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu bệnh nhân nhiễm HIV làm xét nghiệm.
  • Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã sử dụng cho người nhiễm HIV/ AIDS chọc đâm vào gây chảy máu.
  • Bị tổn thương qua da do các ống đựng máy hoặc chất dịch của người bệnh vị vỡ đâm vào
  • Máu, chất dịch của người bị nhiễm HIV bắn vào vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc

Không phải tất cả những trường hợp nghi phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy hiểm của những hành vi đó.

Tham khảo thêm: DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM HIV (PEP)

Xử trí ra sao khi bị phơi nhiễm HIV?

Nắm được tình trạng phơi nhiễm HIV là gì? Vậy làm sao nếu như bạn phải đối mặt với tình trạng này.  Các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Galant sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV.

Xử lý vết thương tại chỗ

Với tổn thương da chảy máu: bạn cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn n (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.

Với trường hợp phơi nhiễm qua niêm mạc mắt, bạn cần rửa mắt bằng nước cất, nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.

Nếu bị phơi nhiễm qua niêm mạc miệng mũi, bạn cần rửa bằng nước cất hoặc nước muối  Nacl 0,9%, súc miệng bằng nước muối Nacl nhiều lần.

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Sau khi xử trí vết thương tại chỗ, bạn cần đánh giá nguy cơ phơi nhiễm qua những mức độ sau:

  • Nhóm nguy cơ cao: tổn thương vào da khá sâu, chảy máu nhiều. Máu và các dịch của người nhiễm HIV bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
  • Nhóm nguy cơ thấp: những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV thấp khi tổn thương da,chỉ xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít. Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương hay viêm loét.
  • Nhóm không có nguy cơ: máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.

Sau khi đánh giá mức độ nguy cơ phơi nhiễm. Nếu như người bị phơi nhiễm nằm trong nhóm có nguy cơ, cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và đánh giá lại nguy cơ một lần nữa để họ đưa ra quyết định nên điều trị dự phòng hay không và làm những xét nghiệm cần thiết..

phơi nhiễm hiv là gì

Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV

Với nhân viên y tế thì phải cần báo cáo cho người phụ trách, ghi rõ thời gian và hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm. Gặp bác sĩ chuyên khoa nhiễm để đánh giá mức độ vết thương, xác định mức độ nguy cơ phơi nhiễm. Làm các xét nghiệm cho người bị phơi nhiễm, kết quả âm tính sẽ điều trị bằng thuốc kháng virus dự phòng trong thời gian 4 tuần.

Tham khảo thêm: Thuốc PREP mua ở đâu giá tốt nhất?

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này Galant sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tình trạng phơi nhiễm HIV là gì? Và cách xử trí hiệu quả nếu như không may rơi vào tình trạng này. 

Các bài viết liên quan:

Thuốc phơi nhiễm HIV – Giá bán trên thị trường hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *