Phát ban giang mai có đặc điểm ra sao và điều bạn cần biết

Phát ban giang mai là một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh giang mai hoa liễu có khả năng truyền nhiễm cao. Nếu bỏ qua dấu hiệu bệnh lý này và chậm trễ việc điều trị, bạn sẽ phải nhận lấy rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác nhau. Vì vậy hôm nay Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ đưa bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về cơn sốt phát ban và các thông tin quan trọng có liên quan về bệnh lý giang mai để bạn bảo vệ chính mình.

Đặc điểm của các vết phát ban giang mai

Nhắc đến bệnh giang mai là chúng ta đang nói đến một căn bệnh xã hội được liệt vào hàng nguy hiểm số 1 hiện nay. Bởi ở giai đoạn đầu phát bệnh, các dấu hiệu triệu chứng hầu như không rõ ràng khiến nhiều người bệnh chủ quan bỏ qua. Trong đó các vết phát ban giang mai làm người ta dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh da liễu thông thường khác.

Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết vết phát ban ở bệnh lý giang mai thường có các đặc điểm điển hình qua từng giai đoạn như sau:

Vết phát ban giang mai giai đoạn 1

Ban giang mai giai đoạn 1 có dạng các nốt mụn nhỏ li ti
Ban giang mai giai đoạn 1 có dạng các nốt mụn nhỏ li ti
  • Sau từ 3 – 4 tuần lễ khi cơ thể nhiễm bệnh, các vết phát ban trổ ra bên ngoài dưới dạng các nốt mụn li ti. 
  • Mụn bệnh giang mai sau đó sẽ vỡ ra và tạo nên các vết loét nhỏ tại bộ phận sinh dục, trực tràng, miệng, lưỡi, môi và bao gồm cả hầu họng.
  • Chúng không gây đau đớn nên nhiều người bệnh lầm tưởng rằng các vết loét nhỏ này hoàn toàn vô hại. 
  • Sau từ 3 đến 6 tuần trổ nốt ban mụn đỏ kèm vết loét, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường dù bạn không hề sử dụng thuốc đặc trị.

Vết phát ban giang mai giai đoạn 2

Phát ban giang mai hình cánh đào trên da ở bệnh nhân giai đoạn 2
Phát ban giang mai hình cánh đào trên da ở bệnh nhân giai đoạn 2
  • Dấu hiệu triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 hay còn gọi là giang mau thứ phát thường bắt đầu xuất hiện sau khi giai đoạn 1 kết thúc từ 3 – 6 tuần.
  • Thay thế cho các vết loét nhỏ trên da, khắp lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng, ngực và nhiều vị trí khác trên cơ thể bắt đầu phát ban đào.
  • Vết ban đào thường có hình dáng giống cánh hoa đào và kích thước của chúng có thể to nhỏ khác nhau.
  • Không giống với các nốt phát ban da liễu khác, ban đào giang mai không hề gây đau đớn và ngứa ngáy cho người bệnh.
  • Đôi khi chúng còn có màu nhạt và nằm ẩn dưới niêm mạc da nên nếu không để ý bạn sẽ khó phát hiện bằng mắt thường.
  • Đi kèm với cơn phát ban là những triệu chứng điển hình khác của bệnh giang mai. Chẳng hạn như cơ thể bị nổi hạch giang mai, sốt cao trên 38 độ C, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân và mệt mỏi thường xuyên.

Giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn tiềm ẩn, các vết phát ban bệnh giang mai thường không biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, xoắn khuẩn gây bệnh vẫn tiếp tục phát triển trong cơ thể khiến bệnh lý nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn sau.

Vết phát ban bệnh giang mai giai đoạn cuối

Các vết ban lở loét trên da ở bệnh nhân giai đoạn cuối
Các vết ban lở loét trên da ở bệnh nhân giai đoạn cuối
  • Ở giai đoạn cuối, bệnh giang mai phát ban đã bước vào thời kỳ chuyển nặng. Vì vậy, các nốt phát ban trổ ra bên ngoài dưới hình dạng các vết loét không liền mặt có kích thước lớn.
  • Bên trong vết loét có cả mủ, máu và dịch nhầy kèm theo khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Không giống như các giai đoạn đầu, vết loét bệnh giang mai sẽ không tự biến mắt mà có xu hướng lây lan trên diện rộng.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, xoắn khuẩn sẽ khu trú vào tim, gan, thận, não bộ và nhiều cơ quan quan trọng khác. 

Nổi ban giang mai có nguy hiểm hay không?

Các vết phát ban giang mai trên da thường gây mất thẩm mỹ và gây hại cho sức khỏe nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối
Các vết phát ban giang mai trên da thường gây mất thẩm mỹ và gây hại cho sức khỏe nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối

Trước các nốt phát ban bệnh giang mai không đau, không ngứa rát ở giai đoạn đầu, nhiều người lầm tưởng rằng bệnh lý này không hề nguy hiểm chút nào. Tuy nhiên đây lại là một suy nghĩ vô cùng sai lầm dễ khiến bạn phải trả giá đắt.

Thực tế cho thấy khi ban đào xuất hiện trên cơ thể mà không được đặc trị, chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nốt ban đào ở dạng mụn viêm trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu cũng như nhiễm trùng da liễu nghiêm trọng.
  • Riêng các nốt ban đào khởi phát ở giai đoạn 2 nếu không được đặc trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến bệnh giang mai giai đoạn cuối đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Người mắc giang mai theo đó dễ bị biến chứng giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và giang mai mắt. Chúng sẽ dẫn đến tình trạng mù lòa, suy tim, viêm não và suy đa tạng khiến nguy cơ tử vong của người bệnh tăng cao.
  • Trường hợp bệnh giang mai được điều trị kịp thời, thì các vết phát ban dạng lở loét cũng dễ để lại sẹo thâm và sẹo rỗ trên mặt, chân, tay cũng như khắp cơ thể.
  • Chúng khiến cho bệnh nhân trở nên tự ti và thậm chí khiến người bệnh bị những người xung quanh kỳ thị vì mắc phải bệnh lý xã hội nguy hiểm.
  • Trong nhiều gia đình có bệnh nhân mắc giang mai khác, nguy cơ tan vỡ xảy ra khá cao. Vì khi này sự chung thủy của vợ hoặc chồng bắt đầu bị nghi ngờ. 
  • Thêm vào đó, người mắc bệnh giang mai phát ban thường không được quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh nên ảnh hưởng lớn đến đời sống gối chăn. 

Cách điều trị bệnh giang mai nốt đỏ hiệu quả

Tiêm kháng sinh là cách điều trị bệnh phát ban giang mai hiệu quả ở mọi giai đoạn
Tiêm kháng sinh là cách điều trị bệnh phát ban giang mai hiệu quả ở mọi giai đoạn

Để không phải đánh đổi sức khỏe và hạnh phúc gia đình, bệnh nhân mắc bệnh giang mai nốt đỏ được khuyên nên điều trị bệnh lý ngay từ sớm. 

Theo đó, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tầm soát bệnh giang mai khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý. Nếu phát hiện bản thân mắc xoắn khuẩn giang mai, bạn hãy tiến hành điều trị ngay để không bỏ lỡ cơ hội vàng giúp đẩy lùi bệnh tật một cách triệt để.

Hiện tại, bệnh giang mai phát ban được áp dụng nhiều phương pháp trị liệu sau đây:

  • Tiêm thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh Penicillin có tác dụng tiêu diệt tế bào xoắn khuẩn gây bệnh thường được sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc giang mai ở mọi giai đoạn. Ngoài ra thì các bác sĩ còn sử dụng thay thế một vài loại thuốc kháng sinh khác nếu cơ thể người bệnh quá nhạy cảm với loại thuốc kháng sinh này.
  • Vật lý trị liệu: Trong trường hợp bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn muốn có triệu chứng thần kinh và tim mạch bất thường, phương pháp vật lý trị liệu sẽ được áp dụng song song với việc sử dụng kháng sinh. Mục đích cuối cùng là kích hoạt tối đa hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại sự phát triển chóng mặt của xoắn khuẩn giang mai.
  • Kích hoạt cân bằng hệ miễn dịch DNA: Thông qua cơ chế kích hoạt cân bằng hệ miễn dịch DNA, sức đề kháng của cơ thể sẽ được tăng cường tối đa. Nhờ vậy mà bệnh nhân giang mai sẽ có được khả năng chống chịu tốt trước bệnh lý nguy hiểm mà mình đang mang.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần phải xây dựng một lối sống khoa học. Chẳng hạn như bạn nên giữ đời sống tình dục an toàn, chung thủy, không hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích gây hại cho sức khỏe. Song song đó, bạn cũng cần phải vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng, không dùng chung đồ dùng với người khác và áp dụng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt hợp lý. 

Cách phòng ngừa bệnh giang mai tái phát

Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tránh bệnh giang mai tái phát
Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tránh bệnh giang mai tái phát

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh giang mai tái phát ở nhiều bệnh nhân đã từng được chữa trị thành công bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên ngoài việc giữ gìn lối sống khoa học và lành mạnh nêu trên, bạn cũng cần phải tiến hành thăm khám định kỳ để chắc chắn rằng cơ thể mình đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Thời điểm tái khám lý tưởng nhất là ít nhất khoảng 6 tháng/lần và 2 lần trong năm. Quá trình thăm khám nên được thực hiện kéo dài từ 2 – 3 năm kể từ khi bạn được kết luận khỏi bệnh từ các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh giang mai

Nơi đặc trị bệnh phát ban giang mai uy tín số 1

Trong quá trình điều trị bệnh giang mai, việc nhận được sự hỗ trợ tận tình từ cơ sở y tế uy tín quyết định đến 90% khả năng khỏi bệnh. Vậy nên bạn chỉ nên liên hệ với những nơi có tiếng trong ngành như Phòng Khám Đa Khoa Galant.

Chúng tôi tự hào là nơi có đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh giang mai hiện đại và hệ thống phòng ốc khang trang phục vụ bệnh nhân. Đi kèm với đó là đội ngũ y bác sĩ giỏi luôn tận tâm với người bệnh của mình.

Galant cam kết hỗ trợ bệnh nhân giang mai điều trị tận gốc bệnh lý giai đoạn sớm. Mọi thông tin cá nhân của bạn sẽ được chúng tôi giữ kín để đảm bảo sự riêng tư tuyệt đối. Đặc biệt, mọi chi phí thăm khám và điều trị bệnh xã hội sẽ được Galant công khai minh bạch cho quý bệnh nhân cùng tham khảo.

Trên đây là các đặc điểm nhận dạng bệnh phát ban giang mai điển hình ở người mang xoắn khuẩn. Bạn hãy kiểm tra bản thân ngay để biết được cơ thể có đang mang các triệu chứng nguy hiểm của bệnh lý xã hội hay không. Nếu cần được thăm khám và chẩn đoán chuẩn xác nhất, bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant ngay hôm nay!

Các bài viết liên quan:

bệnh giang mai gây rụng tóc

giang mai có ngứa không

bệnh giang mai sống được bao lâu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *