Bên cạnh công dụng kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của HIV trong cơ thể. Thuốc PEP còn có những tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý khi sử dụng. Hãy cùng Phòng khám đa khoa Galant tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Thuốc PEP là gì?
Thuốc PEP có thể hiểu đơn giản là thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (Loại thuốc phòng ngừa sau khi tiếp xúc HIV) hiệu quả. Chúng được hoạt động dựa theo cơ chế chống lại các virus HIV và ngăn chặn tình trạng lây nhiễm. Chính vì thế, khi nghi ngờ mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao, bạn cần uống thuốc PEP càng sớm, càng tốt.
Những ai cần sử dụng thuốc PEP?
Thuốc PEP có thể được sử dụng cho bất cứ người nào mới phơi nhiễm HIV, chứ không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm.
Sau khi được xét nghiệm, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc PEP thích hợp dành cho bạn. Được dựa trên mức độ phơi nhiễm của bạn. Các nhân viên y tế cũng thường được xem xét dùng PEP khi họ phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Ngoài ra, PEP cũng được dùng để điều trị với những người bị phơi nhiễm với HIV sau một tai nạn ngoài ý muốn như: quan hệ tình dục không an toàn, nghiện chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm hoặc bị hiếp dâm,…
Những tác dụng phụ của thuốc PEP cần lưu ý khi sử dụng
- Đau đầu, choáng váng: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất ở các loại thuốc. Tác dụng phụ này có thể gặp khi trong phác đồ điều trị có các loại thuốc như: ZDV, lamivudine (3TC), IDV, SQV. Thường sẽ gặp sau khi bạn uống thuốc khoảng 1-2 tiếng hay thậm chí có thể kéo dài đến ngày hôm sau. Lúc này, bạn có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để giảm bớt đau đầu cho người bệnh.
- Mệt mỏi, cảm giác người lâng lâng: Biểu hiện cũng khá phổ biến khi bạn dùng thuốc PEP. Chính vì điều này nên bác sĩ luôn khuyên bạn dùng vào buổi tối để hạn chế các tác dụng phụ và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
- Buồn nôn: Triệu chứng này cũng thường gặp khi dùng các thuốc zidovudine (ZDV), stavudine (d4T), didanosine (ddI); abacavir (ABC), tenofovir (TDF), indinavir (IDV), saquinavir (SQV), lopinavir (LPV), ritonavir (RTV).
- Tiêu chảy: Thường gặp khi dùng các thuốc: TDF, SQV, LPV, RTV. Khi bị tiêu chảy cần bù nước điện giải đầy đủ bằng đường uống (oresol) hoặc đường truyền nếu nặng. Bạn có thể phải dùng các thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tiêu chảy tạm thời.
- Nổi ban đỏ, mẩn ngứa: Các loại thuốc: ddI, 3TC, ABC, EFV, NVP, LPV có thể gây dị ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa… Điều này sẽ hết khi điều trị bằng kháng histamin; nhưng cũng có thể bị dị ứng nặng như hội chứng Stevens Johnson, Lyell có thể đe dọa tính mạng (có thể gặp khi dùng các thuốc: EFV, NVP ). Khi bị dị ứng thuốc nặng cần ngừng thuốc ngay và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.
- Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng: Bạn sẽ hay gặp biểu hiện này khi dùng các thuốc sau: EFV, 3TC. Các triệu chứng này thường không kéo dài, bạn có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn trong thời gian ngắn.
- Độc cho gan: Thuốc NVP, EFV, ZDV và thuốc ức chế proteases rất độc với gan, gây huỷ hoại tế bào gan, tăng men gan. Bạn cần lưu ý ngừng thuốc nếu có tăng men gan gấp 5 lần bình thường.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc PEP
– Không tự ý mua thuốc PEP bên ngoài khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
– Chỉ nên dùng thuốc với những trường hợp thật sự có nguy cơ.
– Thuốc không phải biện pháp có thể thay thế cho việc dùng bao cao su. Chính vì thế để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, hãy luôn dùng bao cao su khi quan hệ bên ngoài.
Xem thêm: Đôi điều về thuốc Acriptega – Công dụng và cách dùng
Trên đây là các tác dụng phụ của thuốc PEP khi sử dụng mà bạn cần biết để sử dụng phù hợp. Qua bài viết trên, Phòng khám đa khoa Galant hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để hiểu biết rõ hơn về loại thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV này. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc thực hiện các xét nghiệm thì hãy liên hệ với chúng tôi để được trải nghiệm mọi dịch vụ được áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế nhé.