Cách điều trị HIV ở giai đoạn cửa sổ là gì? Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV

Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hoại hệ miễn dịch. Chúng khiến bệnh nhân dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm về nhiễm trùng cơ hội. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và biết cách điều trị hiệu quả, người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ. Vậy có cách điều trị HIV như thế nào tại giai đoạn cửa sổ? HIV có điều trị được không? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhiễm HIV là gì? Bài viết dưới đây của Galant sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hoại hệ miễn dịch
Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hoại hệ miễn dịch

HIV là gì?

HIV là một loại virus thuộc họ retrovirus vô cùng nguy hiểm. Chúng khiến hệ miễn dịch của cơ thể người bị suy giảm. Khi đi vào cơ thể, virus giết chết những tế bào như CD4, đại thực bào, tế bào tua.

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, cũng là điều kiện thuận lợi cho những căn bệnh về nhiễm trùng cơ hội, bệnh lý ác tính đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Một trong những loại tế bào được virus HIV “quan tâm” nhiều nhất chính là CD4. Khi đi vào cơ thể chúng xâm nhập vào tế bào bạch cầu CD4. Đây là một nơi hoàn hảo để virus phá huỷ và “ngự trị”, tận dụng để sản sinh ra vô vàn những bản sao. Khi lượng tế bào CD4 giảm xuống cũng là lúc số lượng virus HIV tăng lên. CD4 vốn dĩ có nhiệm vụ chống lại những tác nhân gây bệnh cho cơ thể người. Và khi số lượng tế bào này suy giảm, sức đề kháng của cơ thể cũng bị giảm xuống mạnh mẽ. Người bệnh nhiễm virus HIV sẽ dễ gặp phải những loại bệnh lý khác. Lượng virus HIV có trong máu càng cao, nguy cơ lây nhiễm virus ra cộng đồng càng mạnh.

HIV giai đoạn cửa sổ là gì?

Cơ thể người bệnh HIV sẽ mất khoảng từ 3 đến 6 tháng để sản xuất ra kháng thể kháng virus. Vì vậy, nếu thực hiện xét nghiệm HIV tại thời điểm này kết quả có thể là âm tính hoặc không xác định. Bởi lượng virus có trong cơ thể chưa đủ. Đây được gọi là giai đoạn cửa sổ của HIV. Nếu kết quả xét nghiệm tại giai đoạn là âm tính thì người bệnh vẫn có khả năng lây truyền virus cho người khác. Khi có nguy cơ lây nhiễm virus HIV và đang ở giai đoạn cửa sổ, người bệnh vẫn nên thực hiện xét nghiệm lại sau khoảng từ 3 đến 6 tháng nhằm xác định chính xác tình trạng nhiễm HIV.

Tại giai đoạn này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nhẹ như cảm cúm, sốt. Đây là thời điểm mà virus HIV sẽ bắt đầu di chuyển vào trong máu, số lượng được nhân rộng. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ xuất hiện những phản ứng như sưng, viêm,… Tuy nhiên, vẫn có những người không có những triệu chứng này.

Tại giai đoạn cửa sổ có thể xuất hiện những triệu chứng nhẹ như cảm cúm, sốt
Tại giai đoạn cửa sổ có thể xuất hiện những triệu chứng nhẹ như cảm cúm, sốt

HIV khi ở giai đoạn cửa sổ có điều trị được không?

Giai đoạn cửa sổ của căn bệnh HIV có trị được không? Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm HIV. Và trong giai đoạn cửa sổ cũng vậy. Vì vậy, khi nhiễm virus HIV, người bệnh sẽ phải sống với chúng suốt đời. Những cách điều trị HIV hiện nay chỉ nhằm mục đích làm chậm sự phát triển và lây lan của virus. Từ đó giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.

Bên cạnh đó, việc phát hiện và thực hiện điều trị sớm còn giúp những bệnh nhân HIV giảm thiểu chi phí, thuốc men, khám chữa.

Cách điều trị HIV giai đoạn cửa sổ

Cách điều trị HIV khi ở giai đoạn cửa sổ là cách mà người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc kháng vi rút HIV (ARV). Loại thuốc này giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của virus trong cơ thể. Cách điều trị sẽ phải phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng của bệnh cũng như số lượng tế bào CD4 trong cơ thể. Trong trường hợp số lượng tế bào CD4 < 350 tế bào/mm3, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị ARV. Quá trình này sẽ phải kéo dài cả đời. Nếu ngưng sử dụng, virus sẽ tiếp tục sao chép.

Thuốc ARV thường xuất hiện ít tác dụng phụ. Chúng cũng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và biến mất sau vài tuần. Bởi lúc này cơ thể cũng đã quen với thuốc. Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp hệ miễn dịch có thể hồi phục. Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, kéo dài tuổi thọ. Giúp những người bệnh HIV nhanh chóng có lại cuộc sống bình thường như bao người khỏe mạnh khác.

Sử dụng thuốc ARV là cách điều trị HIV khi ở giai đoạn cửa sổ mà người bệnh được chỉ định
Sử dụng thuốc ARV là cách điều trị HIV khi ở giai đoạn cửa sổ mà người bệnh được chỉ định

Tuy nhiên, để việc điều trị hiệu quả hơn, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm sớm. Đây cũng là cách giúp hạn chế nguy cơ lây lan virus HIV ra cộng đồng. Bạn có thể lựa chọn xét nghiệm và điều trị tại Galant để có cách điều trị HIV hiệu quả, tránh bị biến chứng. Tham khảo thêm tại đây.

Ai có thể điều trị HIV bằng ARV?

Không chỉ sử dụng thuốc ARV để điều trị HIV tại giai đoạn cửa sổ. Loại thuốc này còn được chỉ định sử dụng cho tất cả những bệnh nhân nhiễm HIV trong mọi giai đoạn. Cách điều trị này giúp hệ miễn dịch của người bệnh sớm trở lại bình thường. Làm giảm tối đa những nguy cơ mắc nhiễm trùng cơ hội.

ARV được chỉ định sử dụng cho tất cả những bệnh nhân nhiễm HIV trong mọi giai đoạn
ARV được chỉ định sử dụng cho tất cả những bệnh nhân nhiễm HIV trong mọi giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV

Một người bệnh HIV cần có chế độ dinh dưỡng nhiều hơn khoảng từ 10 đến 50%  năng lượng so với những người bình thường. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn, độ tuổi nhiễm bệnh để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nhưng nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cần phải tuân thủ về sự cân bằng giữa các dạng thức ăn.

  • Thức ăn tinh bột: Tinh bột chiếm khoảng 1/3 tổng lượng thức ăn mà người bệnh cần nạp mỗi ngày. Chúng cung cấp cho cơ thể carbohydrate giúp chuyển hóa thành năng lượng, khoáng chất, vitamin, chất xơ đi nuôi cơ thể. Những loại tinh bột nên được bổ sung như gạo nguyên cám, bánh mì, ngũ cốc, hạt kê, bột ngô, khoai tây, mì sợi,…
  • Trái cây và rau xanh: Cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh cần cố gắng ăn ít nhất năm phần trái cây hoặc rau xanh mỗi ngày. Bởi chúng có thể hỗ trợ ngăn ngừa những bệnh về tim mạch và ung thư.
  • Chất béo: Đây là một thành phần vô cùng cần thiết cho những bệnh nhân HIV không bị tiêu chảy, người có khả năng kém hấp thu mỡ. Những chất béo tốt thường có trong dầu cá, hạt, trái bơ, dầu ô liu. Những chất béo khác có trong thịt, phô mai,… nên hạn chế ăn.
  • Vitamin và chất khoáng: Giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Nạp đủ vitamin và khoáng chất có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của virus HIV.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân HIV cần phải tuân thủ về sự cân bằng giữa các dạng thức ăn
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân HIV cần phải tuân thủ về sự cân bằng giữa các dạng thức ăn

Bên cạnh việc ăn uống, người bệnh cần kết hợp cùng những bài tập thể dục để tối đa hóa hiệu quả của việc điều trị. Chế biến thức ăn an toàn cũng là vô cùng cần thiết. Bởi thời điểm này hệ thống miễn dịch của cơ thể thường rất yếu. Nếu chế biến thức ăn không an toàn và lành mạnh có thể khiến vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm về việc xét nghiệm và cách điều trị HIV tại đây. Mong rằng tất cả những thông tin về cách trị HIV ở giai đoạn cửa sổ, cũng như chế độ dinh dưỡng khi điều trị HIV của bài viết trên đã thật sự cần thiết và có ích với bạn đọc. Hãy luôn nghe theo sự tư vấn điều trị của những cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn như Galant. Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi nhiễm HIV cũng chính là cách bảo vệ cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *