Bệnh giang mai bẩm sinh là gì? Địa chỉ chẩn đoán giang mai uy tín

Bệnh giang mai bẩm sinh là một khía cạnh rất mới của loại bệnh xã hội nguy hiểm này. Lâu này, nhiều người vẫn nghĩ giang mai là một bệnh truyền nhiễm, rất hiếm trường hợp sinh ra đã nhiễm bệnh. Tuy nhiên, chính sự chủ quan đó đã khiến cho nhiều người không có sự chủ động phòng và chữa bệnh từ sớm. Nội dung bài viết hôm nay sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như phương án chữa trị đối với những trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?

Bệnh giang mai bẩm sinh là hiện tượng nhiễm trùng đa cơ quan gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Bệnh giang mai bẩm sinh được xác định phần lớn nguyên nhân đến từ việc mẹ mắc bệnh giang mai lay qua cho thai nhi trong thời gian thai kỳ. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ lây bệnh qua nhau thai là khoảng 60 đến 80%, và tỷ lệ này tăng lên trong nửa sau giai đoạn thai kỳ.

Tỷ lệ thai nhi sẽ nhiễm bệnh cao hơn nếu mẹ mắc giang mai thời kỳ 1 hoặc thời kỳ 2. Nhưng nếu mẹ mắc giang mai muộn hoặc giang mai thời kỳ 3 thì tỷ lệ nhiễm bệnh cho thai nhi rơi vào khoảng 20%. Thậm chí, với một số trường hợp nặng, nếu mẹ không sớm nhận biết và điều trị bệnh trong thời gian thai kỳ thì có thể gây tử vong cho trẻ.

Bệnh giang mai được hình thành bởi loại xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum
Bệnh giang mai được hình thành bởi loại xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum

Giang mai bẩm sinh có những loại nào, biểu hiện cụ thể ra sao?

Giang mai bẩm sinh có hai dạng chính là giang mai bẩm sinh sớm (xuất hiện trong hai năm đầu sau sinh) và giang mai bẩm sinh muộn (xuất hiện từ năm thứ hai sau sinh). Biểu hiện cụ thể của từng dạng sẽ có sự khác nhau nhất định, dưới đây là các thông tin chi tiết để mẹ sớm nhận biết:

Giang mai bẩm sinh sớm

Với những trẻ có dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh sớm thường sẽ được biểu hiện trong 3 tháng đầu đời. Cụ thể là:

  • Nổi các mụn nước, bọng nước hoặc dát màu đồng ở những vị trí như lòng bàn tay, chân. Xuất hiện các tổn thương sẩn, xuất huyết ở các bộ phận miệng, mũi và vùng đóng tã.
  • Khi nhiễm giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện hạch và gan lách to.
  • Tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện thường xuyên vì trẻ hay bị chảy nước mũi hoặc chảy máu mũi.
  • Một vài trẻ có biểu hiện nặng hơn thường sẽ đi kèm các bệnh lý khó chữa trị như viêm màng não, viêm màng mạch,não úng thủy, động kinh, hoặc bất thường trí tuệ.
  • Với những trẻ từ 8 tháng tuổi, xuất hiện tình trạng viêm xương khớp đặc biệt là xương sườn và xương sườn dài, dẫn đến việc bị giả liệt với những thay đổi đặc trưng trên x quang.
Giang mai bẩm sinh có hai dạng là giang mai xuất hiện sớm và xuất hiện muộn
Giang mai bẩm sinh có hai dạng là giang mai xuất hiện sớm và xuất hiện muộn

Giang mai bẩm sinh muộn

  • Những dấu hiệu tổn thương ở giai đoạn này được biểu hiện qua các vết  loét. Đây là những vết liên quan đến mũi, vách ngăn, khẩu cái cứng và tổn thương màng xương. Những tổn thương này sẽ dẫn đến xương chày lưỡi kiếm.
  • Thị giác có thể bị teo, viêm giác mạc kẽ, những triệu chứng thường tái phát và dẫn đến sẹo giác mạc hoặc nặng hơn là mù vĩnh viễn.
  • Khả năng nghe kém là một trong những biểu hiện của giang mai bẩm sinh muộn.
    Răng hutchinson hoặc răng hàm hình quả dâu tây (tên tiếng anh là: mulberry molars) hay do các vết nứt da quanh miệng.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh giang mai bẩm sinh

Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về căn bệnh giang mai bẩm sinh mà mọi người có thể quan tâm. Nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

Có phải tất cả trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh đều có triệu chứng?

Điều này không hoàn toàn đúng bởi có những trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai nhưng lại không có triệu chứng cụ thể. Đó là lý do khiến bố mẹ chủ quan, không đưa trẻ đi điều trị sớm dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về sau. Một số trẻ khi mới sinh không có biểu hiện bệnh nhưng vài năm sau đó sẽ nắng đầu có những triệu chứng nhất định. Vì thế, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử bị căn bệnh này thì việc cho trẻ đi chẩn đoán sớm ngay từ khi mang thai là điều nên làm để có sự chủ động trước những tiến triển của bệnh.

Không phải trẻ em nào mắc bệnh cũng có những biểu hiện cụ thể
Không phải trẻ em nào mắc bệnh cũng có những biểu hiện cụ thể

Phụ nữ khi mang thai có nên đi xét nghiệm bệnh giang mai không?

Lời khuyên của các bác sĩ tất cả các mẹ bầu đều nên tiến hành xét nghiệm bệnh giang mai ngay lần khám đầu tiên. Nếu không thực hiện ở lần khám đầu, bạn nên nhắc bác sĩ để thực hiện ở những lần tiếp theo, Thậm chí, các mẹ bầu nên thực hiện việc kiểm tra thường xuyên và đều đặn trong hầu hết các giai đoạn của thai kỳ.

Các sản phụ nên lưu ý là đôi khi mẹ mắc bệnh giang mai nhưng có thể cũng sẽ không có biểu hiện gì hoặc biểu hiện rất nhẹ, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Vì thế, xét nghiệm là cách duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh ở giai đoạn đầu.

Bệnh giang mai bẩm sinh lây từ mẹ sang con có thể chữa được?

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh giang mai bẩm sinh vẫn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc những biện pháp tiên tiến hơn. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh giang mai bẩm sinh bằng thuốc còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Thời gian phát hiện bệnh ở giai đoạn nào và trong bao lâu
  • Mức độ bệnh nặng hay nhẹ
  • Loại thuốc kháng sinh điều trị là gì
  • Sự phản ứng của cơ thể với thuốc ra sao

Những trẻ nếu mắc bệnh bẩm sinh thường sẽ được điều chỉ theo chủ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ từ quy trình đến liều lượng thuốc sử dụng. Quá trình điều trị phải được kiểm soát chặt chẽ bởi sức đề kháng của bé còn yếu, bất kỳ sơ xuất nào xảy ra đều có thể dẫn đến những biến chứng và hệ lụy nguy hiểm.

Trên thực tế, bệnh giang mai bẩm sinh vẫn có thể chữa trị
Trên thực tế, bệnh giang mai bẩm sinh vẫn có thể chữa trị

Quy trình điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cụ thể ra sao?

Đầu tiên, những đứa trẻ được sinh ra từ mẹ có tiền sử mắc bệnh giang mai sẽ được làm xét nghiệm phản ứng RPR trong máu để đảm bảo chắc chắn bé có lây từ mẹ hay không.

  • Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì 8 tháng cần duy trì việc xét nghiệm mỗi tháng 1 lần. Sau 8 tháng, nếu kết quả xét nghiệm âm tính và không có thêm các biểu hiện nào khác thì dừng quan sát. Tuy nhiên, nếu kết quả vẫn dương tính thì cần tiến hành các bước điều trị bệnh.
  • Trong trường hợp kết quả xét nghiệm lần đầu tiên là âm tính thì bạn nên cho bé đi nghiệm theo chu kỳ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng để đảm bảo chắc chắn bé có bệnh hay không.
  • Trường hợp mẹ chưa được điều trị bệnh giang mai, có tiêm vắc – xin hoặc điều trị 4 tuần trước khi sinh thì có thể điều trị dự phòng bệnh giang mai cho trẻ.
Cần có một quy trình điều trị giang mai phù hợp để tránh những biến chứng cho trẻ
Cần có một quy trình điều trị giang mai phù hợp để tránh những biến chứng cho trẻ

Galant – chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai bẩm sinh

Không ai mong muốn con mình bị nhiễm giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nếu bé dương tính, bố mẹ cần bình tĩnh để tìm kiếm một địa chỉ đủ uy tín và chất lượng để tiến hành điều trị. Phòng khám đa khoa Galant là gợi ý tốt nhất ở thời điểm hiện tại về việc chẩn đoán cũng như quy trình điều trị bệnh.

Với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, chuyên môn tay nghề cao, chúng tôi cam kết sẽ mang đến những giải pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả cho mọi bệnh nhân. Đây là một căn bệnh khó nói nên đội ngũ bác sĩ luôn tận tâm, cố gắng giải đáp thắc mắc và cùng đồng hành với bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Vật tự, trang thiết bị hiện đại cũng là ưu điểm giúp bệnh nhân an tâm khi thăm khám tại đây. Bệnh nhân sẽ được biết rõ bảng giá cụ thể cho tất cả những hạng mục điều trị, đặc biệt, mức giá mà chúng tôi cung cấp rất phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều đối tượng.

Lời kết

Nếu đang muốn tầm soát bệnh cho bé hoặc tìm kiếm một địa chỉ chữa trị bệnh giang mai bẩm sinh uy tín, quý bệnh nhân có thể liên hệ theo số hotline: 028 7303 2869 . Chúng tôi sẽ luôn ở đây và hỗ trợ tận tình cho bạn.

Các bài viết liên quan:

Bệnh giang mai có lây không?

Bệnh giang mai có chữa được không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *