Tiểu đường, một căn bệnh nguy hiểm trong thế giới hiện đại. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào?…Đây là những điều được rất nhiều độc giả quan tâm. Xuất phát từ tâm ý đó, bài viết sau sẽ giúp người bệnh phần nào phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất có thể.
Bệnh tiểu đường là nỗi lo của rất nhiều người
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn được gọi với một cái tên quen thuộc khác đó là bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh mãn tính, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự rối loạn quá trình chuyển hóa hydrat cacbon, dẫn đến sự thiếu hụt insulin. Chính vì vậy mà cơ thể bị tăng đường huyết và nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến bị mắc căn bệnh này.
Sự thiếu hụt insulin tùy thuộc vào mức độ để đánh giá người bệnh ở giai đoạn nào. Thường thì bệnh tiểu đường được chia làm 4 loại là: Đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.
Vậy bệnh tiểu đường là gì?
Vậy insulin là gì? Đây là một loại hormon do tuyến tụy tiết ra và khi gặp glucose do máu lưu thông đến sẽ giúp chúng đi vào các tế bào trong cơ thể. Chính điều này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
Vì vậy, nếu thiếu hụt insulin cơ thể chúng ta không thể sử dụng glucose. Điều này làm tăng lượng đường trong máu và biểu hiện rõ nhất là đường bị bài tiết qua đường nước tiểu.
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường là gì?
Thường thì các dấu hiệu ban đầu khởi phát bệnh tiểu đường thường không dễ phát hiện. Bởi thực chất chúng không quá rõ ràng, đa phần bệnh chỉ phát hiện được khi đã trở nặng. Tuy nhiên, không hẳn là chúng ta không có cách khắc phục. Quan trọng là bạn cảm nhận được sự thay đổi của bản thân. Vậy các dấu hiệu đó là gì?
Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Điều đặc biệt ở những những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 là dấu hiệu khá rõ rệt và xảy ra khá nhanh. Diễn biến của bệnh cũng nhanh không kém. Chỉ trong một thời gian ngắn khoảng vài ngày hoặc cũng có thể là vài tuần bệnh đã xuất hiện và diễn biến bệnh nặng lên trông thấy. Cụ thể các dấu hiệu mà người bệnh có thể tự cảm nhận như:
- Luôn cảm thấy đói và mệt mỏi: Như đã phân tích ở trên thì nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy đói và mệt mỏi bởi vì: Cơ thể không sản sinh ra insulin hoặc cơ thể bạn kháng insulin, làm cho lượng glucose không thể hấp thụ vào tế bào. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh không cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến người bệnh đói và mệt mỏi.
Những dấu hiệu dễ nhận biết của nhung benh nhan tieu duong tuyp 1
- Tiểu nhiều và luôn cảm thấy khát: Đối với cơ thể của một người khỏe mạnh thường thì đi tiểu tử 4-7 lần/ ngày. Tuy nhiên người bị tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn con số này bởi họ có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do thận không đẩy được hết lượng đường trong máu quay trở lại cơ thể. Vì vậy mà cơ thể phải tạo nhiều nước, dẫn đến tiểu nhiều và hiện tượng khát nước là đương nhiên.
- Sụt cân một cách mất kiểm soát: Đây là dấu hiệu cơ thể để bạn có cơ sở khẳng định cơ thể mình gặp vấn đề về sức khỏe. Cụ thể ở đây bệnh tiểu đường tuýp 1.
- Miệng khô, luôn khát nước và bị ngứa da: Nguyên nhân gây ra những dấu hiệu này là do cơ thể bạn đã và đang sử dụng nước trong cơ thể để đi tiểu. Vì vậy miệng khô, da khô và ngứa là điều đương nhiên đúng không nào?
Bệnh đái tháo đường tuýp 2.
So với bệnh đái tháo đường tuýp 1 thì bệnh đái tháo đường tuýp 2 không rõ ràng và rất khó phát hiện ra bệnh. Thường những bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 phát hiện ra bệnh hết sức tình cờ khi đi khám một số căn bệnh khác. Chỉ đến khi bệnh có dấu hiệu bị biến chứng mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, khi có biến chứng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng rồi đúng không các bạn? Cụ thể:
- Bị nhiễm trùng nấm men: Các ổ nấm thường nằm ở những vị trí đặc biệt như: Nếp gấp trên da và những vùng da ẩm như: Giữa các ngón chân và ngón tay, trong hoặc cũng có thể ở xung quanh bộ phận sinh dục. Nấm men phát triển bởi chúng sinh ra là để ăn glucose. Chính vì vậy chúng phát triển khá nhanh và nguy hiểm.
Xuất hiện những vết thương khó lành trên da
- Những vết thương trên da lâu hoặc khó lành: Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường tuýp 2 khó phát hiện, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Đây là nguyên nhân khiến hệ thần kinh bị tổn thương. Điều này ảnh hưởng tới chức năng sản sinh ra các tế bào mới. Đây là biến chứng đã ở giai đoạn nặng vì bệnh tiểu đường đã làm tổn thương hệ thần kinh.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Đây là vấn đề rất đáng lo đối với sức khỏe của cả thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu các mẹ tinh ý, phát hiện bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu thì vấn đề này không thực sự đáng ngại. Cụ thể những dấu hiệu đó lại rất dễ phát hiện như:
- Luôn luôn có cảm giác muốn đi tiểu tiện. Điều này cũng là đương nhiên đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chúng chỉ xảy ra khi thai nhi to, chèn ép bàng quang khiến chúng ta buồn đi tiểu tiện. Vì vậy các mẹ cần lưu tâm dấu hiệu này để phát hiện bệnh sớm để có những điều chỉnh phù hợp.
- Mẹ bầu luôn cảm thấy khát nước: Thường tiểu nhiều sẽ dẫn đến mất nước và hiện tượng khát nước là đương nhiên đúng không các bạn? Dẫn theo đó các bà bầu còn cảm thấy khô miệng và khô da.
Dấu hiệu để nhận biết của bệnh nhân bị đái tháo đường thai kỳ
- Một dấu hiệu nữa mà chúng ta không nên bỏ qua đó là dấu hiệu thèm ăn: Việc thèm ăn là điều cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu các mẹ thường bị ốm nghén và việc ăn uống dễ dàng là điều không bình thường. Cụ thể là khi ăn xong, các mẹ vẫn muốn ăn tiếp thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ các mẹ nhé.
- Bị viêm nhiễm âm đạo: Nguyên nhân do nấm men phát triển trong môi trường thừa glucose. Cụ thể dấu hiệu dễ nhận biết đó là: Tiểu dắt, tiểu buốt, có mùi hôi khó chịu… Nếu có những dấu hiệu này, các mẹ nên thăm khám và điều trị kịp thời.
- Bị giảm thị lực không rõ nguyên nhân: Bởi vì lượng đường trong máu tăng cao bất thường, khiến cho cơ thể không kịp thích nghi. Điều này dẫn đến các dấu hiệu bị giảm thị lực ở những phụ nữ mang thai bị tiểu đường.
Đây sẽ là cơ sở để các mẹ phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời để tránh những bất trắc làm tổn hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đái tháo đường thứ phát.
Tiểu đường thứ phát thường không nguy hiểm bằng đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Bởi nguyên nhân gây bệnh do những tác động từ yếu tố bên ngoài gây ra. Cụ thể như: Do dùng thuốc, do tăng nội tiết tố, do mắc các bệnh về gan, về tụy… Bệnh sẽ dừng và không phát triển nếu người bệnh ngừng không sử dụng các tác nhân bên ngoài.
Ai là người có nguy cơ dễ bị mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường không ưu ái bất cứ một ai. Bạn và tôi rất có thể là đối tượng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2. Vì vậy cách tốt nhất để tránh căn bệnh này là kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần các bạn nhé.
Tuy nhiên, có một vài đối tượng có nguy cơ khá cao rất dễ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể là:
Người bị mắc bệnh béo phì.
Đây là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Theo thống kê của tổ chức Diabetes UK thì thường những phụ nữ có vòng 2 trên 80cm và đàn ông trên 90cm thì nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 rất cao. Nguyên nhân là lượng mỡ trong nội tạng khá cao làm mất cân bằng giữa glucose và insulin.
Béo phì là đối tượng dễ bị mắc bệnh đái tháo đường
Bên cạnh đó thì những người có thành phần lipid cao trong máu thì nguy cơ bị tiểu đường là rất lớn. Bởi lipid là một trong những chất làm giảm quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Điều này rất dễ dẫn đến bị béo phì.
Những người bị cao huyết áp
Cụ thể đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp thì quá trình lưu thông máu qua thận gặp trở ngại rất lớn. Chính vì vậy mà cơ quan này rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Theo thống kê thì tỉ lệ những người bị tiểu đường có tới 60% bị cao huyết áp.
Bên cạnh đó thì một số thuốc điều trị cao huyết áp gây ra nhiều tác dụng phụ. Một trong những tác dụng đó là làm cản trở quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng đi tới các cơ quan bị hạn chế.
Những người bị rối loạn hàm lượng lipid trong máu.
Nói một cách đơn giản là lượng lipid trong máu là thành phần quan trọng giúp cho Cholesterol trong cơ thể được chuyển hóa. Cụ thể thì Cholesterol có 2 loại là loại tốt và loại xấu. Tuy nhiên, nếu hàm lượng lipid trong máu không ổn định sẽ rất dễ chuyển hóa lượng Cholesterol xấu trong máu. Vì vậy nguy cơ bị tiểu đường là rất lớn.
Tiểu đường do di truyền.
Thường những gia đình có cha hoặc mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ con bị tiểu đường là rất lớn. Tỉ lệ này lên đến 1,5 lần các bạn nhé. Ngoài ra thì những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thì con cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Đối với những nhóm đối tượng này nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để năng cao sức đề kháng. Đây thực sự là một chiến lược tốt để bạn tránh mắc phải căn bệnh này. Bởi bạn có nguy cơ bị mắc là rất cao đúng không nào?
Tham khảo thêm: ĐIỀU TRỊ ARV MACLEODS
Những người có lối sống không lành mạnh.
Cụ thể là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Lối sống không lành mạnh không chỉ khiến bạn bị mắc bệnh tiểu đường mà còn có nguy cơ rất cao mắc phải 1 số căn bệnh nguy hiểm khác như: Tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp…
Những người có lối sống ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Ngoài ra với những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang và những người kháng insulin cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Tham khảo thêm: BỆNH VẢY NẾN
Hy vọng với những nội dung mà Galant đã cung cấp trong bài viết, phần nào cũng giúp các bạn có một kiến thức cơ bản nhất để bạn phòng và chống căn bệnh này. Tiểu đường thực sự không nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng và tránh cho mình đúng không nào?