PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv là gì? PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv có cần thiết hay không và đối tượng nào nên sử dụng biện pháp PrEP?
PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv và những điều bạn cần biết
PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV là một chiến lược mới trong phòng/ chống HIV đang được bộ y tế áp dụng rộng rãi và khuyến khích mọi người thực hiện. Tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm Prep? Bạn không biết rõ dự phòng trước phơi nhiễm HIV là gì và ai là đối tượng nên tiếp cận với biện pháp này? Vậy thì bạn tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé vì chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.
PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV là gì?
Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn các vấn đề liên quan đến Prep chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm PrEP là gì trước đã. Vậy cụ thể PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV là gì?
PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV là gì?
PrEP chính là viết tắt của cụm Pre-Exposure Prophylaxis. Đây được xem là một chiến lược mới được xây dựng như là một biện pháp đắc lực giúp mọi người phòng tránh và chống lại HIV. Cụ thể, đây chính là biến pháp điều trị dự phòng dành cho những người chưa mắc HIV những có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao bằng cách sử dụng thuốc.
PrEP hoạt động bằng cách ngăn cản sự phát triển của các enzym – chất xúc tác sinh học có vai trò giúp các nhân tố HIV sinh sôi và phát triển trong cơ thể. Từ đó giúp giảm đi tối đa tỷ lệ mắc HIV ở những người có nguy cơ cao.
PrEP ở đây không phải là một phương pháp máy móc hay can thiệp vào cơ thể mọi người. PrEP ở đây chính là sự kết hợp của các loại thuốc đặc trị, bao gồm có TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg nằm trong 1 viên nén.
Đối tượng cụ thể nên sử dụng PrEP là ai?
Như ở phần thông tin chúng ta có đề cập qua thì PrEP chính là phương pháp được sử dụng cho những người, đối tượng có nguy cơ mắc HIV cao. Vậy ai là những người có nguy cơ mắc phải HIV cao ở đây?
- Những đối tượng là nam giới trong đời sống sinh hoạt có thực hiện quan hệ tình dục đồng giới, gọi chung là đối tượng MSM.
- Những đối tượng là người chuyển giới ( Người chuyển giới nữ – được gọi chung là TGW)
- Những đối tượng là phụ nữ bán dâm
- Đối tượng là các cặp đôi – bạn tình thuộc trường hợp các cặp dị nhiễm. Điều này có nghĩa là khi quan hệ tình dục, trong hai người chỉ có 1 người nhiễm HIV và người còn lại thì không. Thêm vào đó, người đang bị nhiễm HIV chưa thực hiện điều trị tình trạng này bằng thuốc đặc trị ARV hoặc thời gian điều trị chưa đủ 6 tháng. Bên cạnh đó trong trường hợp người này đã điều trị ARV trên 6 tháng tuy nhiên tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml thì bạn tình sẽ cần tiếp nhận điều trị PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Một số trường hợp xét nghiệm ở người bị nhiễm HIV mà tải lượng HIV của họ nhỏ hơn 200 bản sao/ml thì bạn tình sẽ không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm.
PrEP chính là phương pháp được sử dụng cho những người, đối tượng có nguy cơ mắc HIV cao.
Tính hiệu quả khi sử dụng PrEP có cao không?
Không phải ngẫu nhiên mà PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV lại được xem là một chiến lược mới trong “Cuộc cách mạng” phòng chống HIV hiện nay. Lý do chính được đưa ra nằm ở tính hiệu quả tuyệt vời mà phương pháp này mang lại cho người dùng.
Cụ thể:
- Đã có những nghiên cứu khoa học trên thế giới nghiên cứu và khẳng định về tính hiệu quả của phương pháp PrEP trong công tác dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Do đó, đây không chỉ là phương pháp được sử dụng tại Việt Nam mà còn được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
- Thực tế trên thế giới cũng chưa từng ghi nhận một trường hợp đối tượng MSM (cặp quan hệ đồng giới nam) bị nhiễm HIV trong khi họ sử dụng PrEP cả.
- Theo kết quả của nghiên cứu iPrEx, kết quả chỉ ra có tới 99% nhữn người sử PrEP hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách đều đặn đều được bảo vệ tốt khỏi căn bệnh thế kỷ HIV.
Theo kết quả của nghiên cứu iPrEx, kết quả chỉ ra có tới 99% những người sử PrEP hàng ngày đều được bảo vệ tốt khỏi HIV.
- Tác dụng phụ của PrEP là không quá đáng kể. Cũng trong nghiên cứu iPrEx cũng hiếm khi ghi nhận trường hợp đối tượng nào phải dừng điều trị PrEP do tác dụng phụ.
Qua đây chắc hẳn bạn đọc cũng đã có những cái nhìn toàn diện hơn, an tâm hơn và tin tưởng hơn vào biên pháp PrEP này rồi. Chính vì vậy hãy thay đổi những cái nhìn, quan điểm chưa đúng trước đó (nếu có) của bạn về căn bệnh thế kỷ này và tuyên truyền, động viên mọi người tiếp nhận nó để có thể bảo vệ chính mình và những người xung quanh một cách tốt nhất nhé.
Sử dụng PrEP và những vấn đề bạn cần biết
Tìm hiểu về việc sử dụng và tiếp nhận phương pháp PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV, có khá nhiều những vấn đề được đặt ra. Nếu bạn cũng có những thắc mắc nhất định liên quan đến vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin giải đáp sắp được đề cập ngay sau đây nhé.
PrEP sử dụng như nào?
Theo một số những thử nghiệm lâm sàng được diễn ra với sự tham gia của vài nghìn người thì PrEP chứng minh được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng đều đặn hàng ngày. Chính vì vậy theo hướng dẫn của Bộ Y tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, PrEP sẽ được sử dụng hàng ngày (mỗi ngày 1 viên) như một chương trình dự phòng chủ động nhất dành cho những người có nguy cơ cao mắc phải HIV.
theo hướng dẫn của Bộ Y tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, PrEP sẽ được sử dụng hàng ngày
Hiện nay, theo khuyến cáo mới nhất đến từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nhóm những người có quan hệ đồng giới nam thì có thể sử dụng thuốc PEP theo phương thức ED-PrEP. Cụ thể:
- Trước khi quan hệ tình dục đồng giới nam trong khoảng từ 2 đến 24h, bạn sẽ tiến hành uống 2 viên PrEP.
- Tiếp đó, kể từ 24h tính từ thời điểm bạn uống viên PrEP đầu tiên, bạn sẽ uống viên thuốc thứ 3.
- Viên thuốc thứ 4 sẽ được uống sau 24 giờ tiếp theo kể từ thời điểm bạn uống viên thuốc thứ 3.
Đây chính là phương pháp sử dụng thuốc dành cho những cặp đồng giới nam có tần suất quan hệ thấp (dưới 2 lần/ tuần). Trong trường hợp tần suất quan hệ tình dục nhiều hơn bạn tiếp tục sử dụng phương pháp sử dụng PrEP hàng ngày (mỗi ngày 1 viên) như bình thường.
Bắt đầu sử dụng PrEP như thế nào?
Không phải ai cũng phù hợp để điều trị PrEP. Chính vì vậy bạn không thể tự ý sử dụng loại thuốc này. Thay vào đó, bạn cần phải đến một cơ sở đáng tin cậy về điều trị PrEP. Tại đây bạn sẽ được tiến hành:
- Làm xét nghiệm HIV để chắc chắn bạn chưa bị lây nhiễm HIV, đây là điều kiện tiên quyết để có thể sử dụng PrEP.
- Tiến hành thực hiện một số các xét nghiệm liên quan, bao gồm có: xét nghiệm Creatinin, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác,…
- Sau khi có kết quả xét nghiệm và chắc chắn bạn đủ điều kiện để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định liều dùng. Cùng với đó bạn cũng sẽ được hẹn để kiểm tra định kỳ sau 1 thời gian sử dụng thuốc để kiểm soát tình hình.
Tham khảo thêm: ĐIỀU TRỊ HIV
Sử dụng PrEP thì có cần bao cao su khi quan hệ tình dục hay không?
Nhiều người có tâm lý sử dụng bao cao su chỉ để tránh HIV nếu không may. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều các căn bệnh truyền nhiễm tình dục có thể lây lan và gây ra nhiều nguy hiểm không kém gì HIV nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe bạn tình của mình. Chính vì vậy dù có sử dụng PrEP hay không thì việc dùng bao cao su vẫn được xem là vô cùng cần thiết để mọi người có thể bảo vệ bản thân mình.
Sử dụng PrEP thì có cần bao cao su khi quan hệ tình dục hay không?
Bên cạnh đó, bạn cần nhớ rằng PrEP là phương hướng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Chữ PrEP hoàn toàn không có; khả năng ngăn ngừa mang thai. Chính vì vậy để tránh có thể mang thai ngoài ý muốn, bao cao su chính là giải pháp tốt nhất bạn không thể bỏ qua.
Sử dụng PrEP trong bao lâu thì được? Có phải sử dụng trọn đời hay không?
PrEP là phương pháp điều trị dự phòng không phải là giải pháp điều trị HIV. CHính vì vậy không giống như điều trị HIV, người sử dụng PrEP có thể dùng thuốc khi họ không còn nguy có bị lây nhiễm HIV nữa.
Một vài những lưu ý khi sử dụng PrEP bạn cần biết?
Khi sử dụng PrEP bạn cần biết rằng:
- PrEP chỉ là một phần trong chiến lược dự phòng tổng thể HIV, sử dụng PrEP phải đi kèm với ý thức tự bảo vệ mình trước HIV bạn mới có thể tánh khỏi nó một cách tốt nhất.
- Khi quan hệ tình dục trong thời gian đầu mới sử dụng PrEP bạn tuyệt đối không nên bỏ bao cao su vì PrEP cần có thời gian nhất định để phát huy hiệu quả tác dụng.
- Đối với nhóm đối tượng có quan hệ đồng giới nam (MSM), PrEP sẽ đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất sau khi bạn sử dụng 7 liều thuốc.
- Đối với nhóm đối tượng là phụ nữ, PrEP sẽ đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất sau khi bạn sử dụng 12 liều thuốc.
- Trong 1 số trường hợp PrEP có thể gây ra những tác udngj phụ bao gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt nhẹ,… Tuy nhiên đây không phải vấn đề quá nghiêm trọng, chúng sẽ hết trong 1-2 tuần. Thế nhưng bạn cần lưu ý nếu sau 2 tuần các biểu hiện này không chấm dứt thì bạn cần liên hệ với trung tâm điều trị hoặc gặp ngay bác sĩ để giải quyết và được thăm khám kịp thời nhé.
Đối với nhóm đối tượng là phụ nữ, PrEP sẽ đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất sau khi bạn sử dụng 12 liều thuốc.
Tham khảo thêm: ED-PREP – DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của chúng tôi về PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV dành cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn có những cái nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn về phương pháp PrEP này. Bên cạnh đó nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc cần được giải đáp xoay quanh vấn đề này và muốn được tự vấn điều trị PrEP dự phòng thì hãy liên hệ với phòng khám đa khoa Galant nhé. Bên cạnh đó bạn cũng có thể truy cập địa chỉ website http://dieutrihiv.com/ để tìm hiểu nhiều hơn về các dịch vụ của chúng tôi.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM GALANT
Hà Nội:
- Số 15, ngõ 143, phố Trung Kính, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Hotline: 0964 269 100 Tel: 024 7300 1869
- Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamgalanthanoi
- Tìm đường Maps: Nhấp vào đây
TP.HCM:
Chi nhánh 1:
- Số 104 Trần Bình Trọng, P.1, Quận 5, TP.HCM
- Hotline: 0943108138 * Tel: 028 7303 1869
- Fanpage: https://www.facebook.com/GalantClinic
- Tìm đường Maps: Nhấp vào đây
Chi nhánh 2:
- Số 23 Yên Đỗ, P.1, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0976856463 * Tel: 028 7302 1869
- Fanpage: https://www.facebook.com/galantbinhthanh
- Tìm đường Maps: Nhấp vào đây
Chi nhánh 3:
- Số 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0901386618 * Tel: 028. 7304 1869
- Fanpage: https://www.facebook.com/Galantclinic3
- Tìm đường Maps: Nhấp vào đây
Chi nhánh 4:
- 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11 (Số 273 Lý Thường Kiệt, P15, Q11 RẼ PHẢI vào đường số 3 khoảng 30m)
- Hotline: 0932 623 048 Tel: 028 7300 5222
- Tìm đường Maps: Nhấp vào đây
Chi nhánh 5:
- 417/21 Quang Trung, P10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Hotline: 0906200902 Tel: 028 7305 1869:
- Tìm đường Maps: Nhấp vào đây