HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch gì? Điều trị thế nào?

HIV là căn bệnh thế kỷ, bệnh toàn cầu mà không một ai muốn mắc phải. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bất khả kháng, chúng ta vẫn phải đối mặt với tình trạng phơi nhiễm HIV. Và để có biện pháp ứng phó phù hợp với căn bệnh nay, bạn nên tìm hiểu xem HIV là gì, HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch gì cũng như các nguyên nhân lây bệnh và cách chữa trị. Bài viết này sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất có liên quan.

Banner 16

HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch gì?

Chúng ta vẫn thường nhắc đến HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Vậy HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch gì? Căn nguyên gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người chính là virus Human immunodeficiency virus (gọi tắt là virus HIV).

Virus HIV có kích thước vô cùng nhỏ chỉ như đầu mũi kim nhưng chúng chứa tới khoảng 16000 con và có sức tấn công cực kỳ lớn đối với hệ miễn dịch của con người. Cuối cùng sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bất hoạt.

Đặc điểm của virus HIV là chỉ có thể phát triển và sinh sản bên trong tế bào sống. Chính vì thế mà tính chất đặc trưng của HIV là có men sao chép ngược cùng với đó là khả năng ái tính cao với các tế bào của hệ miễn dịch. Trong đó gồm có cả lympho T helper (T-CD4), các đại thực bào, tế bào đơn nhân và một số tế bào có thụ thể với cấu trúc tương tự T-CD4 như tế bào thần kinh, da và niêm mạc, hạch lympho toàn thân,… Chính vì vậy, nếu virus HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám dính vào màng tế bào miễn dịch của con người sau đó bắt đầu tấn công bên trong một cách vô cùng mạnh mẽ.

Chu trình xâm nhập của virus HIV

Chu trình xâm nhập của virus HIV đó là: Sau khi vào cơ thể, chúng sẽ dùng men sao chép ngược để thực hiện tổng hợp ra các vật liệu trung gian. Tiếp đó là tận dụng những cấu trúc sẵn có của tế bào sống để làm phương tiện rồi tổng hợp ra nhiều virus HIV hơn nữa thông qua quá trình phân bào. Điều này sẽ khiến cho tế bào của chúng ra ngày càng bị hỏng cấu trúc và dần dần sẽ chết đi. Đây là thời điểm để virus có thể phóng thích những siêu vi mới sinh sản.

Ngay sau đó, các virus HIV mới sẽ lại chui vào các tế bào khác và tiếp tục lặp lại quá trình sinh sản cũng như phá hủy tế bào như trên. Sau một thời gian, biểu hiện suy giảm hệ miễn dịch của con người sẽ ngày càng rõ rệt. Điều này là do các tế bào T-CD4 bị tiêu diệt cuối cùng là các tế bào bị suy kiệt dẫn đến hệ miễn dịch của người bệnh không còn đủ khả năng để chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Lúc này đã là giai đoạn cuối của bệnh và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (gọi tắt là AIDS – Acquired Immuno Deficiency Syndrom).

Đường lây truyền của bệnh HIV

Virus HIV sẽ lây truyền thông qua các chất dịch cơ thể, đặc biệt là máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa mẹ, nước bọt và dịch tiết ra từ vết thương, da hay niêm mạc. Những bộ phận này có chứa virus HIV hoặc tế bào bị nhiễm từ đó càng khiến cho khả năng bệnh HIV lây truyền cực kỳ nhanh. Nồng độ virus càng cao thì tốc độ lây nhiễm càng nhanh ngay cả khi không có triệu chứng.

Ngoài ra, sự lây truyền qua nước bọt, giọt bắn dù có khả năng nhưng khả năng nhiễm là khá hiếm. Ngoài ra, Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người hoàn toàn không lây truyền qua tiếp xúc thông thường.

Sau đây sẽ là những tình huống lây nhiễm virus HIV thường xuất hiện:

  • Lây qua đường tình dục thông qua dịch tiết của cơ quan sinh dục, dịch trực tràng hoặc quan hệ bằng miệng.
  • Lây qua kim tiêm hoặc dụng cụ liên quan khi sử dụng chung với người nhiễm bệnh thông qua đường máu.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú.
  • Lây nhiễm khi tiến hành truyền máu hoặc phẫu thuật liên quan đến ghép tạng.
Thuốc sử dụng cho điều trị HIV
Thuốc sử dụng cho điều trị HIV

Tiến triển của suy giảm miễn dịch khi nhiễm virus HIV

Trong vài tuần đầu tiên sau khi người bệnh bị phơi nhiễm với virus HIV sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nguyên phát. Lúc này, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Cụ thể là:

  • Miễn dịch dịch thể: Trong vòng vài tuần sau khi bị phơi nhiễm, cơ thể của người bệnh sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus HIV. Nhưng các kháng thể này không thể kiểm soát hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh được bởi các dạng của virus HIV sẽ có sự biến đổi liên tục.
  • Miễn dịch tế bào: Khả năng miễn dịch trung gian qua các tế bào đóng vai trò quan trọng hơn giúp người bệnh kiểm soát mức độ cao phơi nhiễm HIV. Mức độ này sẽ trên 106 bản sao/mL. Tiếp đến trong quá trình sao chép, đột biến có thể xảy ra tạo điều kiện cho việc tạo ra virus HIV mới. Chúng sẽ có khả năng chống lại sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch cơ thể cũng như các loại thuốc kháng virus.

Sau khoảng 6 tháng lây nhiễm thì nồng độ virus HIV trong huyết tương thể hiện thông qua bản sao của ARN HIV/mL sẽ bắt đầu ổn định. Mức độ dao động trung bình sẽ rơi vào khoảng 30.000 đến 100.000 bản sao/mL. Nếu như mức độ này càng cao thì sẽ đồng nghĩa với việc số lượng tế bào T-CD4 càng giảm xuống mức nghiêm trọng hơn. Từ đó dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch (khi T-CD4 < 200/μL). Kết quả cuối cùng là gây ra AIDS.

Nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của hội chứng suy giảm miễn dịch sẽ được xác định bởi 2 yếu tố:

  • Số lượng T-CD4
  • Nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cơ hội

Khi T-CD4 dưới ngưỡng 200/μL đối với một số bệnh nhiễm trùng và dưới 50 /μL với các bệnh khác thì nguy cơ nhiễm trùng cơ hội lại tăng cao, cụ thể như sau:

  • Lượng T-CD4 < 200/μL: thì người bệnh có thể bị mắc Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii, viêm não do toxoplasma, và viêm màng não mô cầu do cryptococcus.
  • Lượng T-CD4 < 50/μL: Lúc này, người nhiễm HIV có nguy cơ mắc cytomegalovirus (CMV) và Nhiễm trùng phức tạp Mycobacterium avium (MAC)

Nguyên tắc điều trị bệnh HIV/AIDS

Khi có dấu hiệu phơi nhiễm HIV, Bệnh nhân cần phải được chẩn đoán về nồng độ virus và thực hiện liệu trình điều trị bắt đầu với liệu trình điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị bệnh HIV sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc:

  • Đối với bệnh nhân HIV, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội sẽ được thực hiện bất cứ khi nào có dấu hiệu. Nhưng phải điều trị với phác đồ kháng retrovirus (ARV) thực hiện khi có đủ chỉ định.
  • Điều trị kháng retrovirus thì phải thực hiện các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý cho người nhiễm HIV.

Thực hiện theo phác đồ điều trị HIV nào thì chúng ta cũng phải sử dụng ít nhất 3 loại thuốc ARV và tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra. Như vậy thì hiệu quả kháng virus mới cao.

https://www.dropbox.com/sh/5rh6fvjempv4ul0/AACVALTQg51klznw5emMUKyBa/Video%20d%E1%BB%8Bch%20v%E1%BB%A5?dl=0&lst=&preview=%C4%90i%E1%BB%81u+tr%E1%BB%8B+HIV+T%E1%BB%B1+tr%E1%BA%A3+ph%C3%AD+b%E1%BA%A3o+m%E1%BA%ADt.mp4

Phòng khám đa khoa Galant hỗ trợ điều trị HIV uy tín

Khi bị phơi nhiễm HIV chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hoang mang lo lắng. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải tìm được địa chỉ uy tín giúp chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Một trong những địa chỉ được nhiều người lựa chọn tại thành phố Hồ Chí Minh là phòng khám đa khoa Galant. Bạn hoàn toàn yên tâm vì mọi thông tin sẽ được bảo mật. Quy trình điều trị được các bác sĩ hàng đầu thực hiện nên bạn có thể yên tâm.

Chọn địa chỉ uy tín đề điều trị HIV hiệu quả
Chọn địa chỉ uy tín đề điều trị HIV hiệu quả

Hy vọng với những thông tin có liên quan đến vấn đề HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch gì được nêu ra ở trên bạn đã có thể hiểu hơn về căn bệnh này. Tìm hiểu thêm về phòng khám tại địa chỉ https://dieutrihiv.com/.

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *