Giang mai giai đoạn 2: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Khác với giai đoạn 1, bệnh giang mai giai đoạn 2 đã có những biểu hiện triệu chứng hết sức rõ ràng. Nếu phát hiện và điều trị căn bệnh xã hội nguy hiểm ngay từ bây giờ, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn là khá cao. Vậy biểu hiện của bệnh giai mai thời kỳ II ra sao? Bệnh lý truyền nhiễm này được điều trị bằng cách nào? Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ đem đến cho bạn các thông tin y khoa bổ ích ngay sau đây!

Nguyên nhân gây bệnh giang mai giai đoạn 2

Bệnh giang mai giai đoạn 2 do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên 
Bệnh giang mai giai đoạn 2 do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên

Bệnh giang mai giai đoạn 2 chính là quá trình tiến triển của bệnh giang mai giai đoạn 1 không được điều trị kịp thời. Vì vậy căn bệnh này cũng do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema Pallidum gây ra. 

Theo các bác sĩ phụ khoa cho biết xoắn khuẩn giang mai có thể đi vào cơ thể người lành qua nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn như chúng có thể xâm nhập qua đường máu, qua đường dịch tiết của người bệnh hoặc truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Quá trình ủ bệnh thường diễn ra theo 4 giai đoạn khác nhau là giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Vì nhiều người không trải qua giai đoạn tiềm ẩn nên với nhiều chuyên gia sức khỏe thì bệnh lý này chỉ có 3 giai đoạn là sơ cấp, thứ cấp và giai đoạn cuối.

Trong đó, bệnh giang mai thời kỳ 2 còn được gọi là giang mai thứ phát. Ở giai đoạn này, bệnh lý truyền nhiễm vẫn chưa tổn thương quá nặng nề vào cơ thể của người bệnh. 

Biểu hiện bệnh giang mai thời kỳ II

Các vết loét xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và nhiều bộ phận khác khi người bệnh mắc giang mai giai đoạn 2
Các vết loét xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và nhiều bộ phận khác khi người bệnh mắc giang mai giai đoạn 2

Nếu như ở giai đoạn 1 bệnh giang mai khởi phát triệu chứng không rõ ràng, thì bệnh giang mai thời kỳ 2 sẽ có những dấu hiệu cảnh báo rõ nét hơn. Thường thì giai đoạn phát bệnh thứ cấp sẽ kéo dài suốt từ 2 – 8 tuần liền sau giai đoạn sơ cấp.

Vì vậy, bạn không được chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể mình có những biểu hiện bất thường sau đây:

  • Các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân theo hướng khó kiểm soát. Chúng có xu hướng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể giống như những căn bệnh nhiễm trùng da liễu khác.
  • Tuy nhiên, nốt ban của giang mai thường sần sùi và có màu nâu đỏ. Chúng không hề khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngay như khi mắc bệnh da liễu thông thường.
  • Đi kèm với các nốt phát ban là hàng loạt các biểu hiện điển hình như người bệnh bị sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cả đầu và thậm chí là đau cơ.
  • Bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn II thường xuyên bị mệt mỏi, rụng tóc, sụt cân và cảm nhận được rõ ràng sự xuất hiện của các hạch bạch huyết sưng phù.
  • Thường thì các dấu hiệu kể trên sẽ kéo dài từ 2 – 6 tuần sau đó tự động biến mất. Nhưng không lâu sau chúng lại tái đi tái lại trong suốt 2 năm liền khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe. 

Xem thêm: giang mai giai đoạn 3

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh giang mai thời kỳ 2 gây ra

Bệnh giang mai giai đoạn 2 tiến triển gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng trên da và nhiều cơ quan khác
Bệnh giang mai giai đoạn 2 tiến triển gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng trên da và nhiều cơ quan khác

Bệnh giang mai cấp độ 2 nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Xoắn khuẩn giang mai phát triển trên diện rộng gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho da, tóc, niêm mạc và nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.
  • Theo đó, bệnh lý sẽ khiến cho hệ thống cơ xương khớp không còn chắc khỏe, thận, gan bị suy giảm chức năng và thậm chí là thị giác cũng bị mờ nhòe nghiêm trọng,…
  • Nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai tiếp tục sinh sôi nảy nở và đưa bệnh lý bước vào giai đoạn cuối. Trong trường hợp này, bạn sẽ đối diện với nguy cơ suy đa tạng, tổn thương nội tạng vĩnh viễn và thậm chí là tử vong. 

Phương pháp chẩn đoán giai đoạn 2 của bệnh giang mai

Bạn sẽ được làm xét nghiệm RPR để chuẩn đoán bệnh giang mai thời kỳ II
Bạn sẽ được làm xét nghiệm RPR để chuẩn đoán bệnh giang mai thời kỳ II

Trước mức độ nguy hiểm mà bệnh giang mai giai đoạn 2 gây ra, việc chẩn đoán bệnh lý chính xác để điều trị từ sớm là điều rất cần thiết. Thường thì bạn sẽ được áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau đây để có được kết quả chính xác nhất:

  • Lấy mẫu bệnh phẩm: Dựa trên các khai báo của người bệnh và quá trình thăm khám vết loét trên da, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm tại chỗ bị loét để soi dưới kính hiển vi. Qua đó, sự hiện diện của các xoắn khuẩn trên cơ thể người bệnh sẽ được phát hiện kịp thời.
  • Làm xét nghiệm RPR: Hay còn gọi là xét nghiệm máu. Phương pháp này giúp bạn tìm ra được các kháng nguyên kháng giang mai và kiểm tra được cả xoắn khuẩn trong nước ối. Vì vậy, xét nghiệm RPR còn được chỉ định cho phụ nữ mang thai để phát hiện bệnh lý giang mai trong thai kỳ.

Cách điều trị hiệu quả bệnh giang mai cấp độ 2

Đối với bệnh giang mai giai đoạn 2, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng 2 phương pháp phổ biến là:

  • Sử dụng kháng sinh: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin G liều cao dưới dạng tiêm tĩnh mạch để ức chế và tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai. Trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng với loại thuốc kháng sinh này, các bác sĩ sẽ chuyển sang sử dụng kháng sinh Tetracycline, Doxycycline hoặc Erythromycin khác.
  • Phương pháp kết hợp: Để hiệu quả điều trị bệnh đạt mức cao nhất, bạn cần phải áp dụng thêm nhiều biện pháp kết hợp khác. Chẳng hạn như không quan hệ tình dục khi điều trị, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên rèn luyện thể thao và tắm năng để tăng sức đề kháng.

Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, bạn nên nhập viện điều trị nội trú để được đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: cách chữa bệnh giang mai

Bệnh nhân bị giang mai giai đoạn 2 sẽ được chỉ định tiêm kháng sinh diệt xoắn khuẩn
Bệnh nhân bị giang mai giai đoạn 2 sẽ được chỉ định tiêm kháng sinh diệt xoắn khuẩn

Bệnh giang mai giai đoạn 2 có chữa được không?

Với các triệu chứng chưa quá nặng nề, bệnh giang mai thời kỳ II hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không để lại di chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, với những người bệnh đã chuyển sang giai đoạn tổn thương toàn thân như viêm gan, viêm thận và viêm khớp, thì quá trình điều trị sẽ gặp khó khăn và kéo dài hơn. 

Vậy nên Galant khuyên bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bệnh giang mai. Tốt nhất là bạn nên lựa chọn nơi có trình độ chuyên môn cao để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất. 

Lựa chọn lý tưởng cho các bệnh nhân mắc giang mai lúc này chính là Phòng Khám Đa Khoa Galant. Chúng tôi hiện có đầy đủ cơ sở vật chất khang trang, thiết bị khám chữa bệnh hiện đại và phương pháp điều trị bệnh giang mai hữu hiệu nhất. Vì vậy, bạn hãy gọi ngay cho Galant để nhận được sự hỗ trợ kịp thời ngay lập tức!

Tóm lại, bệnh giang mai giai đoạn 2 thường có các triệu chứng khá rõ ràng trên da, tóc, bộ phận sinh dục và cả các cơ quan nội tạng khác. Bệnh lý này có thể được chữa trị dứt điểm nếu được xử trí kịp thời. Chính vì thế, bạn hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant để được thăm khám và trị bệnh giang mai ngay từ sớm cho mình!

Các bài viết liên quan:

bệnh giang mai sống được bao lâu

bệnh giang mai có tái phát không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *