Bệnh lậu và cách điều trị , trước hết Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Đây là loại vi khuẩn được phát hiện từ năm 1879, có khả năng tồn tại mạnh mẽ trong môi trường cơ thể người nhưng lại rất yếu ngoài môi trường tự nhiên. Bệnh lậu có thể gặp ở cả nam và nữ, chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn (kể cả qua đường miệng, hậu môn).
Điều đáng lo ngại là bệnh lậu thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến người mắc không biết mình đang nhiễm bệnh và vô tình lây lan cho người khác. Theo thống kê, đối tượng dễ mắc bệnh lậu nhất là thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục..
Các con đường lây nhiễm bệnh lậu
Ngoài đường tình dục, bệnh lậu còn có thể lây truyền qua:
-
Từ mẹ sang con: Nếu người mẹ mắc bệnh lậu và sinh thường, trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở mắt, dẫn đến mù lòa nếu không được xử lý kịp thời.
-
Sử dụng chung vật dụng cá nhân: Dùng chung khăn tắm, đồ lót, dao cạo… với người mắc bệnh có thể khiến vi khuẩn lây lan.
-
Tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở: Dùng chung kim tiêm, truyền máu hoặc tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam và nữ
Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới thường rõ rệt hơn nữ giới:
-
Nam giới: Tiểu buốt, tiểu ra mủ, đau dương vật, sưng tinh hoàn.
-
Nữ giới: Khí hư bất thường, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt, tiểu buốt.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp ở nữ giới lại không có triệu chứng cụ thể, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường.
Bệnh lậu và cách điều trị hiệu quả
Tin vui là bệnh lậu hoàn toàn có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên cần lưu ý rằng vi khuẩn lậu đang ngày càng kháng thuốc nên không nên tự ý điều trị tại nhà.
Các phác đồ điều trị bệnh lậu hiện nay:
-
Lậu không biến chứng:
-
Tiêm bắp: Spectinomycin 2g hoặc Ceftriaxone 250mg liều duy nhất.
-
Kết hợp uống: Doxycyclin 100mg, 2 lần/ngày trong 7 ngày.
-
-
Lậu có biến chứng (viêm tinh hoàn, viêm phần phụ,…):
-
Tiêm bắp: Ceftriaxone 1g/ngày trong 3–7 ngày.
-
Uống: Doxycyclin như trên.
-
-
Điều trị cho cả vợ/chồng hoặc bạn tình:
-
Cả hai cần được khám, điều trị đồng thời để tránh tái nhiễm.
-
Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
-
Điều trị kết hợp các vi khuẩn lây truyền khác nếu có (C. trachomatis, liên cầu…).
-
Lưu ý: Người bệnh không nên tự mua thuốc uống hoặc dùng đơn thuốc của người khác. Cần đi khám để được bác sĩ chỉ định phác đồ phù hợp với tình trạng cụ thể.
Lưu ý khi điều trị bệnh lậu
-
Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
-
Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hoàn tất điều trị và được xác nhận khỏi bệnh.
-
Khám lại định kỳ để đảm bảo bệnh không tái phát hoặc còn sót vi khuẩn.
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
Galant – Địa chỉ hỗ trợ điều trị bệnh lậu uy tín
Phòng khám đa khoa Galant là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh xã hội, trong đó có bệnh lậu và cách điều trị hiệu quả. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và môi trường khám chữa thân thiện – Galant luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình bảo vệ sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục an toàn.
Liên hệ ngay với Phòng khám Galant để được tư vấn, thăm khám và điều trị nhanh chóng, hiệu quả.