Bệnh lậu và chlamydia – Những điều bạn nên biết

Bệnh lậu và chlamydia những bệnh ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lậu và chlamydia cũng như cách điều trị chúng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết về bệnh lý này nhé!

Bệnh lậu và chlamydia là gì?

Bệnh lậuchlamydia là những bệnh lây qua đường quan hệ tình dục. Thông thường, người bệnh bị mắc hai bệnh này cùng một lúc. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh có thể bị mình bệnh lậu hoặc chlamydia.

Bệnh lậu là bệnh do cầu khuẩn gram âm có tên là Neisseria gonorrhoeae gây ra. Còn chlamydia là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra.

Bệnh lậu và chlamydia là gì?

Bệnh lậu và chlamydia là gì?

Khi quan hệ tình dục không an toàn, bệnh có thể lây truyền qua đường miệng, hậu môn, âm đạo. Ngoài ra khi người mẹ bị nhiễm bệnh, mầm bệnh có thể lây truyền cho con trong quá trình sinh nở. Cả hai bệnh này đều ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng, cổ họng của cả đàn ông và phụ nữ. Đối với những bệnh nhân nữ, bệnh lý này lây nhiễm ở tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng. Còn đối với nam giới thường bị gây nhiễm ở mào tinh hoàn.

Triệu chứng cơ bản của bệnh lậu và chlamydia

Không phải lúc nào bệnh lậu và chlamydia cũng có triệu chứng rõ rệt ở tất cả các bệnh nhân. Một số người không có biểu hiện gì của bệnh nên không phát hiện ra bệnh ở gia đoạn đầu. Đến giai đoạn sau, khi những biểu hiện trở nên rõ rệt hơn thì bệnh lý mới được phát hiện. Một số biểu hiện của bệnh ở cơ thể nam giới và nữ giới như:

Đối với phụ nữ bị nhiễm bệnh thường thấy tiết dịch nhiều ở âm đạo, đi tiểu thường đau và nóng rát. Tại vùng bụng hoặc xương hố chậu xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ và đau đớn khi quan hệ tình dục. Ngoài ra người bệnh còn bị tiết dịch ở trực tràng, căng đau và khó chịu ở hậu môn. Đặc biệt, đối với những người bị lây nhiễm do quan hệ tình dục bằng miệng thường sẽ có các triệu chứng phổ biến như lở họng hay lở miệng.

Triệu chứng ở bệnh nhân nam thường thấy nhất là đi tiểu nhiều lần, tiểu són, sưng đau bìu và tinh hoàn. Ngoài ra, đau khi xuất tinh, tiết dịch ở niệu đạo và trực tràng. căn bệnh cũng sẽ khiến cho niệu đạo bị viêm đỏ, hậu môn cũng thường xuyên có cảm giác khó chịu nhiều lần.

Đôi khi các triệu chứng của bệnh lậu và chlamydia bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm phần phụ hay viêm hậu môn. Vì vậy người bệnh cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Xem thêm: Những dấu hiệu của bệnh lậu mà bạn nên biết?

Nguyên nhân gây bệnh lậu và chlamydia

Cả hai căn bệnh lậu và chlamydia đều do vi khuẩn gây ra. Chúng lây nhiễm qua khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, miệng và hậu môn. Bệnh cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua việc sinh nở.

Với những người đã từng mắc bệnh lậu và chlamydia hoặc những người có quan hệ tình dục không an toàn thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Xem thêm: Bệnh lậu lây qua đường nào và điều bạn cần biết

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu và chlamydia

Hiện nay, có nhiều phương pháp để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lậu và chlamydia. Một số phương pháp điều trị bệnh cụ thể như:

  • Khám thực thể: là phương pháp kiểm tra trực tiếp trên cơ thể người bệnh. Giúp rà soát các triệu chứng của bệnh, đồng thời kiểm tra sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp không thể thiếu để tìm vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu là một trong những biện pháp giúp người bệnh kiểm tra dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Phương pháp nuôi cấy mẫu vật tiết ra từ dương vật, âm đạo, hậu môn của người bệnh để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.

Xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn gây bệnh và dấu hiệu của bệnh

Xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn gây bệnh và dấu hiệu của bệnh

Điều trị bệnh lậu và chlamydia

Hiện nay phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho cả hai bệnh lậu và chlamydia là dùng kháng sinh. Đối với những người đã được chữa khỏi thì khả năng tái nhiễm bệnh vẫn rất cao nếu tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh. Vì vậy, để loại bỏ nguy cơ tái nhiễm cần  điều trị cho cả bạn tình của người bị bệnh.

Điều trị bệnh chlamydia

Bệnh chlamydia được điều trị hiệu quả bằng thuốc Azithromycin uống một liều duy nhất. Tuy nhiên, nếu uống Doxycycline dạng viên 2 lần mỗi ngày, thì người bệnh nên dùng liên tục trong trong 7 ngày. Nếu dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì các triệu chứng sẽ giảm dần.

Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị người bệnh cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được chữa trị khỏi.

Điều trị bệnh lậu

Hiện nay, để điều trị bệnh lậu các bác sĩ thường chỉ định dùng ceftriaxone dưới dạng tiêm. Đồng thời dùng azithromycin hoặc doxycycline đường uống để tăng khả năng chữa dứt điểm bệnh lậu. Cũng giống như bệnh chlamydia, người bị bệnh lậu cũng được khuyên không nên quan hệ tình dục trong khi đang điều trị bệnh để thuốc phát huy được hết tác dụng trong quá trình điều trị căn bệnh này.

Điều trị bệnh lậu và chlamydia theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị bệnh lậu và chlamydia theo hướng dẫn của bác sĩ

Để điều trị bệnh lậu và chlamydia hiệu quả, thì bạn tình của người bệnh trong vòng 60 ngày trước đó cần làm xét nghiệm để tìm các mầm bệnh lây qua đường tình dục và điều trị sớm nhất. Người bệnh cũng cần thông báo cho bạn tình của mình để họ làm xét nghiệm và điều trị, tránh tình trạng tái nhiễm sau khi đã điều trị khỏi bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu và chlamydia

Bệnh lậu và chlamydia nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ. Chẳng hạn một số biến chứng phổ biến như:

  • Khi mắc bệnh lậu hoặc chlamydia sẽ khiến người bệnh tăng khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV. Nếu bị bệnh lậu sẽ dễ bị mắc bệnh chlamydia và ngược lại.
  • Bệnh chlamydia gây nên biến chứng nguy hiểm khác đó là viêm khớp phản ứng. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu hay ruột với các triệu chứng như sưng, đau, căng tức ở các khớp hoặc mắt. Biến chứng này chỉ xảy ra đối với bệnh chlamydia, còn bệnh lậu thì không có tình trạng này.

  • Bệnh lậu và chlamydia có thể gây sẹo tử cung, tắc ống dẫn trứng dẫn đến vô sinh cho người bị bệnh.
  • Riêng với nam giới, hai bệnh này sẽ gây nhiễm trùng tinh hoàn, nhiễm trùng  tuyến tiền liệt. Những biến chứng này làm cho người bệnh bị đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh, đau vùng lưng dưới, thậm chí có thể bị sốt cao liên miên.
  • Đối với bệnh nhân nữ khi ống dẫn trứng hoặc tử cung bị nhiễm trùng sẽ gây viêm vùng chậu. Người bệnh nên điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng đối với cơ quan sinh sản. Đặc biệt, hai bệnh này còn tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Ngoài những biến chứng đối với người bị bệnh, 2 bệnh này còn gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Người mẹ bị bệnh sẽ lây nhiễm cho con trong quá trình sinh nở qua đường âm đạo, dẫn đến một số trẻ sơ sinh bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt.

Xem thêm: Bệnh lậu có nguy hiểm không? Nên làm gì khi mắc bệnh lậu?

Địa chỉ khám, chữa bệnh lậu và chlamydia uy tín

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở khám, chữa bệnh uy tín. Trong số đó phải kể đến Phòng Khám Đa Khoa Galant. Đây là một trong những phòng khám đa khoa hàng đầu chuyên khám và điều trị các bệnh xã hội. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh lậu, chlamydia và các các bệnh xã hội khác. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, người bệnh có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 028. 7303. 1869 để nhận những lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa I.

Lời kết

Bài viết đã chia sẻ với các bạn những nội dung chi tiết nhất về bệnh lậu và chlamydia. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và điều trị sớm các căn bệnh này. Hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Galant để được tư vấn và điều trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này nhé!

Các bài viết liên quan: 

Bệnh lậu lây qua đường nào và điều bạn cần biết

Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu nào hiệu quả nhất?

Bệnh lậu mãn tính là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *