Nhắc đến bệnh lý giang mai ắt hẳn trong chúng ta nhiều người đã không còn xa lạ. Nhưng không phải ai cũng biết được bản chất của căn bệnh xã hội này cũng như cơ chế lây lan và nguy cơ biến chứng của bệnh lý ra sao? Chính vì vậy mà hôm nay Phòng Khám Đa Khoa Galant sẽ đưa bạn đi tìm hiểu chi tiết về bệnh giang mai từ A đến Z!
Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Bệnh giang mai hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bệnh răng mai và giang mai hoa liễu. Đây là một trong những căn bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng diễn tiến rất âm thầm qua hàng chục năm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum gây ra. Các xoắn khuẩn này thường có hình dạng lò xo với kích thước siêu nhỏ nên chỉ có thể tìm thấy khi soi dưới kính hiển vi.
Chúng thường bám dính vào các vết loét trên cơ thể người lành rồi khu trú vào bên trong cơ thể để gây ra các vết săng giang mai. Đó là lý do tại sao gọi là bệnh giang mai!
Thường thì giang mai hoa liễu sẽ có 4 giai đoạn tiến triển khác nhau gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Ở giai đoạn sớm, bệnh có thể được điều trị dứt điểm mà ít để lại biến chứng trên cơ thể bệnh nhân. Nhưng càng ở giai đoạn sau, quá trình điều trị sẽ càng gặp nhiều khó khăn và nguy cơ tử vong của người bệnh là khá cao.
Xem thêm: nguyên nhân bệnh giang mai
Triệu chứng của bệnh giang mai hoa liễu là gì?
Các triệu chứng của bệnh giang mai thường khởi phát không rõ ràng, nhưng càng về sau thì càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy dấu hiệu điển hình qua từng giai đoạn của bệnh giang mai như thế nào? Bạn sẽ được biết ngay sau đây:
Giai đoạn 1
Vào thời kỳ này, bệnh lý thường không gây ra triệu chứng điển hình nào nhưng đây lại là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất. Quá trình ủ bệnh ở giai đoạn 1 sẽ kéo dài từ 3 – 4 tuần hoặc từ 9 đến 90 ngày kể từ khi người lành tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai.
Cụ thể hơn là ở giai đoạn đầu cơ thể người bệnh chỉ nổi lên các vết săng giang mai hình tròn hoặc hình bầu dục, không đau, không nhức và có đáy đỏ tươi. Chúng có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể bệnh nhân.
Sau từ 3 – 10 tuần kể từ khi vết săng giang mai xuất hiện, chúng sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Chính điều này đã khiến cho người bệnh chủ quan bỏ qua khiến bệnh lý nguy hiểm chuyển sang giai đoạn 2.
Xem thêm: giang mai giai đoạn đầu
Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn 2, người mắc giang mai sẽ bắt đầu sốt phát ban trên khắp cơ thể. Các nốt ban này có hình cánh đào và nằm ẩn bên dưới lớp niêm mạc da. Thường thấy nhất là các nốt ban đào xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực và cả bẹn, háng của bệnh nhân.
Song song với quá trình phát ban, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, đau khớp, đau cơ, đau đầu kinh niên, sưng hạch bạch huyết, giảm cân, rụng tóc và thậm chí là bị ảnh hướng đến hệ thần kinh.
Nhưng không lâu sau đó, chúng lại biến mất và tiếp tục chuyển sang giai đoạn thứ 3 với các nguy cơ tiềm ẩn ngày càng tăng cao.
Xem thêm: giang mai giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Không có dấu hiệu điển hình, không có triệu chứng lâm sàng chính là những nét đặc trưng của người bị bệnh giang mai giai đoạn 3. Nó được chia ra làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn tiềm ẩn sớm với thời gian ủ bệnh kéo dài dưới 2 năm và giai đoạn tiềm ẩn trễ có thời gian ủ bệnh trên 2 năm.
Có đến 70% người mắc bệnh giang mai không hề trải qua giai đoạn này mà đi thẳng đến giai đoạn cuối. Thường thì chỉ có các xét nghiệm lâm sàng mới phát hiện được người mắc bệnh giang mai giai đoạn 3.
Xem thêm: giang mai giai đoạn 3
Giai đoạn cuối
Ở những người bị giang mai giai đoạn cuối, xoắn khuẩn sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ tạo nên các củ giang mang lở loét trên da hoặc các gôm giang mai ở gan, thận, tim mạch, thần kinh,… Mặc dù ít có khả năng lây lan cho bạn tình, nhưng bệnh giang mai giai đoạn cuối lại gây ra tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan nội tạng khác nhau.
Chẳng hạn như người bệnh sẽ bị mù lòa, mất trí nhớ, đau đầu, phình động mạch chủ, suy tim, suy gan, suy thận và suy đa tạng dẫn đến tử vong. Vậy nên bạn cần phải điều trị bệnh giang mai giai đoạn sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Giải đáp câu hỏi: Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến rất nhiều các biến chứng sau đây:
- Xoắn khuẩn giang mai tạo nên các vết sưng, loét và u bã đậu trên da, xương, gan cùng nhiều cơ quan còn lại trên cơ thể.
- Khi xoắn khuẩn giang mai tấn công vào thần kinh, chúng sẽ gây viêm màng não, giảm thính lực, thị lực, sa sút trí tuệ và thậm chí là gây ra bệnh rối loạn thần kinh.
- Nếu xoắn khuẩn khu trú ở tim, chúng sẽ gây ra bệnh lý suy tim, phình động mạch chủ và có thể vỡ mạch máu bất cứ lúc nào.
- Ngoài ra thì giang mai còn gây ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình, khiến nhiều cặp đôi tan vỡ vì nghi kỵ lẫn nhau.
Xem thêm: tác hại của bệnh giang mai
Các con đường lây nhiễm bệnh giang mai có thể bạn không ngờ
Bệnh cạnh các thắc mắc về bệnh giang mai là bệnh gì, thì nhiều người còn quan tâm tìm hiểu các con đường lây lan của bệnh lý để phòng tránh hiệu quả. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh giang mai có thể lây lan qua đường máu, đường từ mẹ sang con và con đường quan hệ tình dục không an toàn.
Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm hoặc đồ dùng cá nhân với người bệnh thì nguy cơ bị lây nhiễm là khá cao. Ngoài ra thì việc quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ cũng làm tăng nguy cơ mắc giang mai ở người lành.
Người có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai là những ai?
Dựa trên các con đường lây lan bệnh giang mai, ta có thể xác định được những người có nguy cơ mắc bệnh cao là:
- Người có quan hệ tình dục bừa bãi với gái mại dâm và với nhiều bạn tình cùng một lúc.
- Người có quan hệ tình 1 đêm hoặc quan hệ đồng tính nam.
- Những người nhiễm HIV và đang bước dần sang giai đoạn AIDS.
- Người sống chung với bệnh nhân giang mai mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào.
Cách chuẩn đoán người bị giang mai hiện nay
Để phát hiện sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh giang mai hoa liễu, các bác sĩ sẽ thực hiện nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau như:
- Lấy mẫu bệnh phẩm: Nghĩa là bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chọc dịch vết loét để mang đi xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. Dưới lớp kính hiển vi, xoắn khuẩn giang mai sẽ được tìm thấy trong quá trình soi rọi.
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này được thực hiện với mục đích tìm kiếm các kháng thể kháng giang mai trong máu. Nếu cơ thể 1 người xuất hiện kháng thể này, nghĩa là họ đang bị nhiễm khuẩn giang mai.
- Chọc dịch não tủy: Các bác sĩ sẽ chọc dò thắt lưng để lấy dịch não tủy mang đi xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh nhân bị mắc giang mai thần kinh.
Liệu rằng người bị bệnh giang mai có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?
Mặc dù bệnh răng mai cực kỳ nguy hiểm, nhưng căn bệnh xã hội này hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm ở giai đoạn sớm. Thường thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin để tiêu diệt tế bào xoắn khuẩn giang mai qua đường tĩnh mạch của bệnh nhân.
Song song với đó, người bệnh còn được khuyến cáo không được quan hệ tình dục cho đến khi được điều trị dứt điểm. Đồng thời người bệnh cũng cần áp dụng chế độ luyện tập, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho mình.
Theo định kỳ, người mắc giang mai sẽ được kiểm tra, xét nghiệm máu để đảm bảo rằng cơ thể đang đáp ứng tốt với liều lượng thuốc kháng sinh diệt khuẩn. Ở trường hợp ngược lại, bạn sẽ được thay đổi liều lượng sử dụng hoặc thay bằng một loại kháng sinh khác cho hiệu quả đặc trị hơn.
Thực tế cho thấy phương pháp trị liệu trên cho hiệu quả khá cao nên bạn không được quá bi quan khi phát hiện bản thân mắc giang mai. Thay vào đó, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: cách chữa bệnh giang mai
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh răng mai ngay tại nhà
Muốn phòng ngừa giang mai hoa liễu hiệu quả nhất, bạn cần phải thực hiện đúng theo các khuyến cáo sau:
- Luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bằng bất kỳ hình thức nào.
- Giữ đời sống gối chăn lành mạnh, chung thủy, 1 vợ 1 chồng.
- Không dùng chung bất kỳ vật dụng cá nhân nào với người bị mắc bệnh giang mai.
- Không tiêm chích ma túy vì bất kỳ lý do gì.
- Thường xuyên kiểm tra và tầm soát bệnh giang mai theo đúng khuyến cáo.
Đến đây, bạn đã biết bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả ra sao! Bạn hãy áp dụng ngay hôm nay để phòng tránh lây nhiễm bệnh xã hội hiệu quả nhất cho bản thân và cho cả người bạn đời thân yêu.
Các bài viết liên quan: