BỆNH ZONA

Bệnh zona lây nhiễm như thế nào? Cách điều trị bệnh zona

c Đâu là phương pháp điều trị bệnh zona hiệu quả nhất? Bạn và mọi người xung quanh cần làm gì để ngăn chặn và phòng chống bệnh? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bìa viết dưới đây. Vì vậy đừng bỏ qua bài viết nhé!

benh zona 1

Bệnh zona thần kinh là một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam

Bạn biết gì về bệnh zona?

Zona thần kinh còn được biết đến với tên gọi khác là herpes zoster hoặc giời leo. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng do virus có tên Varicella-zoster gây ra (một loại virus gây nên căn bệnh thủy đậu). Sau khi bạn khỏi thủy đậu những con virus này vẫn có thể sinh sống nhiều năm bên trong các hệ thần kinh của bạn. Sau đó, virus tái phát và gây nên căn bệnh zona.

Đặc trưng để nhận biết căn bệnh này đó là phát ban da màu đỏ khiến người bệnh cảm thấy đau và rát. Căn bệnh này tuy không gây chết người nhưng lại khiến người bệnh đau đớn và khó chịu.

Mọi người nên tiêm vắc-xin nhằm giảm nguy cơ bị zona thần kinh. Bên cạnh đó tìm hiểu kỹ để có những phương pháp điều trị bệnh đúng cách, đúng khoa học. Tránh để bệnh diễn biến nghiêm trọng vì lúc đó sẽ rất khó điều trị.

Bệnh zona lây nhiễm như thế nào?

Một người đang bị zona thần kinh sẽ có thể truyền bệnh sang một người chưa từng bị bệnh thủy đậu. Những vết mụn nước của người bệnh zona khi vỡ ra sẽ lây sang người tiếp xúc với vết mụn nước đó.

Tuy nhiên khi vết mụn nước khô và đóng vảy thì virus sẽ không thể lây sang người khác được nữa. Khả năng truyền nhiễm của virus cũng bị mất đi. Vì vậy người bệnh khi có những vết mụn nước chưa khô thì nên tiến hành che chắn kỹ hoặc không tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.

benh zona 2

Bệnh lây từ người qua người bằng việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương

Người mắc bệnh zona sẽ không thể truyền bệnh sang cho người khác thông qua việc tiếp xúc nước bọt hoặc nước mũi. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng cao khi ai đó bị zona thần kinh ho hoặc hắt xì vào bạn thì bạn sẽ không bị nhiễm virus.

Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh zona?

Trong hầu hết các trường hợp bị zona thần kinh, bệnh sẽ khỏi trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Bệnh này thường hiếm xảy ra trên 1 lần ở cùng một người. Virus của bệnh zona sẽ dễ lây nhiễm hơn ở những người cao tuổi, người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém.

benh zona 3

Người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém dễ bị lây bệnh

Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể giảm thiểu những nguy cơ gây ra bệnh bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ. Vậy đâu là những yếu tố khiến một người dễ mắc phải bệnh zona thần kinh? Những yếu tố đó là:

●      Độ tuổi: Độ tuổi dễ mắc bệnh zona thường là người lớn trên 50 tuổi. Càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao. Theo những ước tính của các chuyên gia, khoảng 50% những người ở độ tuổi 80 trở lên sẽ mắc bệnh zona.

●      Khi mắc một số bệnh như HIV/AIDS hoặc ung thư thì nguy cơ mắc zona thần kinh sẽ cao hơn so với người bình thường. Bởi lúc này cơ thể người bệnh yếu, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu.

●      Những người đang điều trị xạ ung thư: Tiến hành những phương pháp như xạ trị hoặc hóa trị sẽ khiến đề kháng bị giảm, tăng nguy cơ bị zona thần kinh.

●      Thuốc: Có một vài loại thuốc khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho nguy cơ mắc phải căn bệnh zona tăng cao hơn bình thường. Ví dụ có thể kể đến đó là thuốc steroid prednisone.

Dấu hiệu nhận biết một người đang mắc bệnh zona

Một người khi bị bệnh zona dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất chính là vùng da bị bệnh đau và nóng rát. Những cơn đau thường sẽ xuất hiện ở một bên cơ thể và theo từng mảng phát ban đỏ. Cụ thể về những dấu hiệu của bệnh zona đó là:

●      Trên da có xuất hiện những mảng màu đỏ

●      Xuất hiện mụn nước có dịch và dễ vỡ

●      Tại cột sống có xuất hiện phát ban khu trú xung quanh

●      Trên mặt và tai cũng có thể xảy ra triệu chứng phát ban

●      Ngứa

Ngoài ra, sẽ có thêm một vài triệu chứng đi kèm nữa mà người bệnh có thể gặp phải:

●      Sốt cao

●      Ớn lạnh trong người

●      Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu

●      Các cơ bị yếu và mỏi

●      Cơ thể nhạy cảm với các loại ánh sáng

Những dạng zona thường gặp

Zona thần kinh trên vùng lưng, bụng, sườn

Khi bị zona trên những bộ phận này người bệnh sẽ bị phát ban, kèm theo đó là mụn phồng rộp thành nhiều vết trải dài. Khu vực da cụ thể có thể kể đến đó là mạn sườn, bụng, lưng hoặc quanh vùng eo. Đặc biệt chúng sẽ chỉ xuất hiện ở một bên.

benh zona 4

Bệnh zona thần kinh ở vùng bụng

Zona thần kinh vùng mặt

Lúc này virus gây bệnh sẽ tấn công những vùng da ở quanh mắt và trán. Gây cảm giác đau đớn tại khu vực nhiễm bệnh, xuất hiện mụn rộp, cơ bị mất sức, đau đầu

Zona thần kinh ở mắt

Nếu virus gây bệnh zona tấn công vào những dây thần kinh của mắt tức là người bệnh đã bị bệnh herpes zoster ophthalmicus. Chúng khiến lòng mắt bị đỏ, sưng và đau tại khu vực viền mắt. Nếu nặng hơn người bệnh có thể bị mất khả năng nhìn tạm thời

benh zona 5

Zona thần kinh ở mắt có thể khiến người bệnh bị mất khả năng nhìn tạm thời

Zona ở tai

Khi zona thần kinh bị ở khu vực tai, bên cạnh những dấu hiệu chung thì người bệnh có khả năng bị giảm khả năng nghe, đi kèm với đó là các cơ tại quanh khu vực tai sẽ bị yếu đi.

benh zona 6

Bệnh zona thần kinh ở vùng tai khiến khả năng nghe bị yếu đi

Zona thần kinh ở vùng miệng

Khi bị tại khu vực này, người bệnh sẽ bị đau xung quanh miệng, đau răng, các mô cứng hoặc mô mềm tại vòm miệng có khả năng bị tổn thương. Việc ăn uống của người bệnh cũng trở nên khó khăn.

benh zona 7

Zona thần kinh ở vùng miệng khiến việc ăn uống của người bệnh trở nên khó khăn

Điều trị bệnh zona thần kinh như thế nào?

Để điều trị bệnh zona một cách dứt điểm, người bệnh nên xác định rõ tình trạng của mình hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để có một phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời nhất.

Sử dụng các loại thuốc Tây

Bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng những loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi ngoài da dạng kem để làm giảm tình trạng đau nhức vùng da bị bệnh. Ngoài ra những loại thuốc này cũng giúp ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Dưới đây là một vài loại thuốc Tây mà bạn có thể tham khảo:

●      Valtrex: Thuốc phù hợp với bệnh nhân ở độ tuổi trên mười hai.

●      Acyclovir: Thuốc có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu.

●      Valacyclovir: Giống với acyclovir, chúng giúp cải thiện các triệu chứng.

●      Famciclovir: Loại thuốc có thể dùng cho những người nhiễm HIV đang xuất hiện triệu chứng của bệnh zona tại vùng miệng hoặc bộ phận sinh dục, hậu môn.

●      Prednisone: Thuốc được sử dụng để chống viêm cũng như ức chế hệ thống miễn dịch.

Sử dụng các bài thuốc Nam

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây, thuốc Nam cũng đã được rất nhiều người áp dụng để điều trị bệnh zona. Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào  bạn cũng nên tham khảo những lời khuyên của bác sĩ hoặc thầy thuốc để đạt điều kết quả điều trị tốt nhất nhé!

●      Sử dụng mật ong và dầu dừa: Bạn cần dùng một thìa cà phê dầu dừa, kết hợp với một thìa mật ong và một thìa nước ấm. Trộn đều hỗn hợp lên. Sau đó, người bệnh làm sạch phần da bị bệnh và dùng tăm bông để bôi dung dịch vừa trộn lên trên da. Để dung dịch thẩm thấu trên da khoảng 1 giờ rồi lau sạch bằng nước ấm.

●      Sử dụng nước nha đam để uống: Bạn lấy 20gr phần lõi của lá lô hội, sau đó đem chúng đi xay nhuyễn và cho vào nồi đun lên với 100ml nước. Đợi đến khi nước sôi lăn tăn thì cho vào nồi một hoặc hai cục đường phèn. Lấy đũa khuấy nhẹ để đường tan. Đợi đến khi nguội là người bệnh zona có thể sử dụng ngay.

benh zona 8

Sử dụng mật ong và dầu dừa điều trị zona thần kinh hiệu quả

Một số phương pháp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh zona

Sử dụng tinh dầu để làm giảm tình trạng kích ứng trên da do bệnh zona thần kinh: Dầu hoa cúc, dầu khuynh diệp hoặc dầu cây trà. Tuy nhiên, nên pha loãng dầu với chất vận chuyển trước khi dùng bôi lên da.

Sử dụng bột yến mạch để tắm: Trong bột yến mạch có chứa flavonoid và saponin giúp giảm viêm hiệu quả. Hãy pha nó với nước mả rồi dùng để vệ sinh cơ thể.

Cách ngăn chặn và phòng chống bệnh zona

Để phòng chống và ngăn chặn bệnh zona hiệu quả mọi người nên áp dụng những biện pháp dưới đây:

Đối với những người đang bị zona thần kinh

Để tránh lây zona sang cho người khác, người đang mắc bệnh cần phải:

●      Che chắn vết phát ban cẩn thận

●      Không gãi hoặc chạm vào vùng phát ban

●      Nên thực hiện rửa tay thường xuyên

●      Không tiếp xúc với những người sau bởi họ rất nhạy cảm, hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu:

+      Phụ nữ mang thai chưa từng bị thủy đậu;

+      Trẻ nhỏ bị sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân

+      Những người đang có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch yếu điển hình như: người đang tiến hành hóa trị liệu, người ghép tạng, nhiễm virus,…

Đối với những người chưa bị nhiễm zona thần kinh

●      Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh

●      Đăng ký tiêm chủng vắc xin ngăn ngừa bệnh (không tiêm cho phụ nữ có thai, cho con bú vfa người đang bị zona)

Bên cạnh những cách này, mọi người nên thực hiện đầy đủ những điều dưới đây:

●      Ngủ đủ giấc

●      Không uống rượu bia, hút thuốc

●      Tiến hành đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên

●      Ăn uống đầy đủ chất, nên nạp nhiều rau xanh và hoa quả để có vitamin.

Một cơ thể khỏe mạnh chính là lý do giúp bạn ngăn chặn bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh zona. Hy vọng rằng với bài viết này bạn sẽ có những cái nhìn  chính xác để điều trị và phòng tránh bệnh đúng cách.

Các bài viết liên quan: 

Bệnh rụng tóc 

Bệnh ngứa da 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *