BỆNH VẢY NẾN

Bệnh vảy nến có những dấu hiệu nhận biết như thế nào? Đâu là cách điều trị hiệu quả nhất của bệnh vảy nến? Click ngay bài viết để tìm đáp án nhé!

Đâu là dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ? Cách điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một loại bệnh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Căn bệnh này nếu không biết cách điều trị có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vừa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa làm mất thẩm mỹ. Vậy liệu bạn đã hiểu hết về căn bệnh này chưa? Điều trị bệnh vảy nến như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Cùng theo dõi nội dung trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Bạn biết gì về bệnh vảy nến?

Vảy nến là một căn bệnh viêm da mãn tính. Theo những thống kê của các chuyên gia, hiện nay có khoảng 2-3% người dân trên thế giới đang mắc căn bệnh này.

Nếu một người trong trạng thái bình thường lớp da cũ sau khi chết sẽ bị bong tróc ra. Và một lớp da mới sẽ được thay thế. Tuy nhiên những người mắc bệnh vảy nến thì quá trình này trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Quá trình da mới thay sẽ bị đẩy nhanh gấp 10 lần. Lúc này da cũ không kịp bong ra mà một lớp tế bào da mới đã xuất hiện. Chúng tích tụ lại thành những mảng vảy lớn nhỏ màu trắng hoặc bạc.

Người bệnh thường có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy. Bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng về tâm lý do mất thẩm mỹ từ những mảng vảy nến cũng như sự xa lánh của mọi người xung quanh.

Cho đến nay, số người mắc bệnh vảy nến tại Việt Nam đang rất nhiều với đa dạng thể bệnh và có xu hướng tăng nhiều hơn trong tương lai.

Bệnh vảy nến lây nhiễm như thế nào?

Những đường lây nhiễm dẫn đến căn bệnh vảy nến đó là:

  • Do di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở  những trường hợp bị bệnh vảy nến hiện nay. 
  • Do rối loạn hệ miễn dịch
  • Do nhiễm khuẩn: vệ sinh không thường xuyên, không đủ sạch sẽ sẽ làm khả năng nhiễm bệnh tăng cao hơn.
  • Do thuốc sử dụng thuốc không đúng cách: Bệnh vảy nến có thể xuất hiện do những tác dụng phụ của thuốc như corticoid, lithium,…
  • Do stress: Tâm lý quá căng thẳng liên tục trong thời gian dài có thể khiến bệnh khởi phát hoặc tái phát trở lại, nặng hơn.
  • Do ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời
  • Do tiếp xúc với ô nhiễm
  • Do chấn thương phần thượng bì
  • Do thời tiết thay đổi thất thường
  • Do béo phì

Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh vảy nến?

Những người nằm trong các nhóm đối tượng sau có khả năng dễ mắc bệnh vảy nến:

  • Gia đình có người mắc bệnh vảy nến.
  • Luôn bị căng thẳng quá mức
  • Những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu
  • Những người đang bị bệnh về nhiễm trùng dưới da

Thường thì ở lứa tuổi nào cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh vảy nến, tuy nhiên độ tuổi thường gặp nhất sẽ từ 15 đến 30 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết một người đang mắc bệnh vảy nến

Để nhận biết một người có thể mắc bệnh vảy nến chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Trên da xuất hiện những mảng da đỏ, da tạo vảy có màu trắng hoặc màu bạc
  • Xuất hiện những đốm vảy nhỏ (ở trẻ em nhiều hơn người lớn)
  • Da gặp tình trạng khô và nứt nẻ thậm chí chảy máu và ngứa
  • Những vùng da xuất hiện triệu chứng đỏ, có vảy bị nóng rát, ngứa hoặc đau nhức
  • Móng tay dày và xuất hiện vết lõm hoặc các đường rãnh
  • Khớp xương bị sưng và cứng

Những vùng da có thể xuất hiện vảy nhỏ như gàu hoặc là một vùng da lớn. Những vùng dễ bị nhất đó là: lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt hoặc trên da đầu.

Thường thì bệnh sẽ diễn biến theo từng chu kỳ, kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Sau đó sẽ thuyên giảm, biến mất và một thời gian sau lại tái phát.

Những loại vảy nến phổ biến

Bệnh vảy nến thường có rất nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là những dạng vảy nến xuất hiện phổ biến nhất.

Vẩy nến dạng chấm giọt

Dạng vảy nến này có thể sẽ xuất hiện những chấm nhỏ có đường kính khoảng 1 đến 2mm. Chấm có màu đỏ tươi, có xuất hiện một lớp vảy da trắng đục dễ bong. Những chấm nhỏ sẽ xuất hiện chủ yếu ở thân trên. Dạng vảy nến này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc người trẻ tuổi.

benh vay nen 1

Vảy nến dạng chấm giọt thường phổ biến ở trẻ nhỏ

Vảy nến dạng mảng

Vảy nến mảng là dạng xuất hiện phổ biến nhất ở căn bệnh này. Đây là một dạng mãn tính và có thể phát triển trong khoảng vài năm. Mang tính chất dai dẳng và rất khó để điều trị dứt điểm.

Những mảng vảy nến có kích thước tương đối lớn với đường kính từ 5 đến 10cm, thậm chí có thể lớn hơn. Khu vực dễ gặp phải vảy nến dạng mảng đó là lưng, ngực, đầu gối, vùng khuỷu tay, cẳng chân. Những mảng da rất dễ nhận biết bằng việc chúng sẽ nổi cộm lên, mẩn đỏ.

benh vay nen 2

Vảy nến dạng mảng dễ dàng nhận biết dưới da

Vảy nến dạng đồng tiền

Đây cũng là một dạng vảy nến khá phổ biến hiện nay. Giống như tên, chúng thường là những phần da bị tổn thương có hình dạng như đồng tiền xu, đường kính từ 1 đến 4cm. Bệnh vảy nến dạng này có thể xuất hiện nhiều từng đám trên cơ thể. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì dạng vảy nến này có khả năng tiến triển thành mãn tính. Dẫn đến bệnh tình dai dẳng và cực kỳ khó điều trị.

benh vay nen 3

Vảy nến dạng đồng tiền

Vảy nến đỏ da toàn thân

Bệnh vảy nến với tình trạng đỏ toàn thân là một dạng nghiêm trọng và rất ít gặp. Chúng chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số những trường hợp mắc bệnh hiện nay. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở dạng này đó là chúng làm da toàn thân có màu đỏ tươi, căng, phù nề. Thậm chí bị rớm dịch và xuất hiện lớp vảy mỡ ẩm ướt.

Khắp cơ thể người bệnh dạng này sẽ không có vùng da nào lành lặn. Những cơn ngứa dữ dội liên tục xuất hiện. Tại những vùng da bị gấp có thể gặp tình trạng lở loét, nứt nẻ, xuất hiện mủ và vô cùng đau đớn. Có những trường hợp nghiêm trọng khiến người bệnh tử vong.

benh vay nen 4

Vảy nến với tình trạng đỏ da toàn thân rất nghiêm trọng và hiếm khi gặp

Vảy nến dạng viêm khớp

Bệnh vảy nến ở dạng viêm khớp còn được gọi là thấp khớp vảy nến hoặc vảy nến thể khớp. Dạng vảy nến này cũng rất hiếm khi gặp phải. Người bệnh khi bị vảy nến dạng viêm khớp sẽ bị tổn thương khớp và tế bào da một cách nghiêm trọng. Thường thì vảy nến sẽ làm tổn thương da và lan ra cơ thể, gây ảnh hưởng đến khớp xương. Bệnh có thể diễn biến thành mãn tính gây thấp khớp hoặc các khớp xương bị biến dạng.

benh vay nen 5

Vảy nến dạng viêm khớp gây sưng đau

Vảy nến dạng đảo ngược

Đây là dạng vảy nến xuất hiện chủ yếu tại những vùng nếp gấp trên da như nách, dưới ngực, rốn, bẹn,… Đặc điểm chính của dạng vảy nến đảo ngược đó là da hình thành nên những vùng da đỏ và chúng được giới hạn một cách rõ ràng. Sau đó có thể lan ra những khu vực lần cận,

benh vay nen 6

Vảy nến dạng đảo ngược gây bong tróc da

Vảy nến dạng mủ

Đây là một dạng vảy nến rất ít gặp phải. Đặc điểm của chúng là gây nên những tổn thương mụn mủ. Xuất hiện trên một mảng da rộng hoặc tại những vùng da nhỏ hơn như bàn tay, bàn chân.

Dạng này khá hiếm gặp, có thể gây ra các tổn thương mụn mủ rõ ràng, xảy ra ở một mảng rộng (vảy nến thể mủ toàn thân) hoặc ở các khu vực nhỏ hơn như lòng bàn tay, lòng bàn chân.

benh vay nen 7

Vảy nến dạng mủ thường xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân

Vảy nến trẻ em

Dạng bệnh này thường sẽ xuất hiện ở những trẻ mới lớn hoặc trẻ trong giai đoạn dậy thì. Bệnh xuất hiện chủ yếu sau khi trẻ được tiêm chủng hoặc sau khi bị nhiễm những bệnh liên quan đến đường hô hấp trên. Đặc điểm của dạng bệnh này là xuất hiện đột ngột mà không có triệu chứng từ trước. Chúng có dạng chấm giọt sau đó tạo thành những lớp vảy mỏng.

benh vay nen 8

Bệnh vảy nến ở trẻ em thường xuất hiện một lớp vảy mỏng trên cơ thể

Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Những phương pháp điều trị thường được các bác sĩ sử dụng và đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đó là:

  • Điều trị tại chỗ: Phương pháp này sẽ được áp dụng cho những bệnh nhân có tình trạng nhẹ hoặc trung bình. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp cùng những phương pháp khác nhằm mục đích đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Những loại thuốc thường được dùng để điều trị tại chỗ như: corticosteroid, retinoid, anthralin, acid salicylic hoặc các dẫn xuất vitamin D3, thuốc làm ức chế calcineurin.
  • Điều trị toàn thân: Những trường hợp bị bệnh vảy nến nặng sẽ được áp dụng phương pháp này. Những loại thuốc thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định đó là: methotrexate, cyclosporine và sulfasalazine.
  • Quang trị liệu: Phương pháp này sẽ sử dụng những tia sáng như UVA, UVB, laser để tiến hành điều trị vảy nến. Những tia tử ngoại tấn công vào da làm những vùng da nhiễm bệnh bị tổn thương, các tế bào bị tiêu diệt.

Cách phòng chống bệnh vảy nến

Để tránh gặp phải bệnh vảy nến hoặc ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển nặng hơn bạn nên thực hiện những biện pháp phòng chống dưới đây:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Việc duy trì cân nặng một cách khoa học và hợp lý sẽ tránh được tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
  • Sử dụng thực đơn cùng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch: Hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa sẽ làm cơ thể khỏe mạnh hơn, hỗ trợ làm bệnh vảy nến được cải thiện.
  • Hạn chế việc sử dụng những thực phẩm làm kích thích vảy nến như: thịt đỏ,…
  • Hạn chế uống bia rượu: Uống rượu bia quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bệnh chuyển biến xấu hơn hoặc tái phát
  • Bổ sung đầy đủ vitamin: Bệnh nhân cần được bổ sung các loại thực phẩm chức năng dạng uống hoặc thực phẩm chứa vitamin. Điều này nhằm hỗ trợ giúp cải thiện hệ miễn dịch. giúp ngăn chặn bệnh vảy nến cũng như giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
  • Nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng liên quan đến bệnh vảy nến hãy đi khám ngay lập tức. Tránh để bệnh diễn biến nặng thành mãn tính.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh vảy nến như dấu hiệu, nguyên nhân cùng với cách điều trị, phòng tránh bệnh. Hy vọng rằng với bài viết này bạn sẽ có những thông tin hữu ích cho bản thân.

Các bài viết liên quan: 

Bệnh rụng tóc

Bệnh ngứa da

Bệnh da đầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *