Bệnh mề đay

Mề đay là căn bệnh khá phổ biến, có xu hướng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh này không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn dẫn tới sốc phản vệ.

Những ai dễ mắc bệnh mề đay? Làm thế nào để chữa trị dứt điểm?

Mề đay là căn bệnh khá phổ biến, có xu hướng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh này không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn dẫn tới sốc phản vệ. Một vài trường hợp có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh lây nhiễm như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ra sao?

me day 1

Không nên chủ quan khi mắc bệnh mề đay

Bạn biết gì về bệnh mề đay?

Mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay, dị ứng, mẩn ngứa, căn bệnh thường xuất hiện khi da có phản ứng mao mạch. Tùy vào từng yếu tố khác nhau mà có người bị phù cấp, mãn tính ở trung bì.

Căn bệnh này rất phổ biến, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bên cạnh đó, bệnh dễ nhận biết nên người bệnh dễ dàng nhanh chóng xử lý kịp thời. Dựa theo tiến triển, bệnh được chia làm hai dạng: Dị ứng cấp (kéo dài 24 giờ) và dị ứng mãn tính (trên 6 tuần).

Bệnh mày đay có thể điều trị dứt điểm tùy vào số lượng, biểu hiện và cơ địa của mỗi người. Đối với mức độ nhẹ, bệnh nhanh chóng tự hết trong vài ngày. Ngược lại, bệnh ở giai đoạn nặng bắt buộc phải điều trị chuyên khoa, dùng thuốc can thiệp lâu dài.

Xem thêm: Bệnh vảy nến 

Bệnh mề đay lây nhiễm như thế nào?

Được biết, bệnh mày đay dị ứng không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Sau khi tự hết, bệnh có thể tái phát trở lại do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như:

  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng mỹ phẩm
  • Dị ứng các loại thuốc điều trị
  • Do di truyền
  • Côn trùng cắn (kiến, gián, ong,…)
  • Do bệnh lý
  • Nguyên nhân tự phát

 

me day 2

Dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm,…xuất hiện các nốt mày đay ngứa ngáy khó chịu

Những ai có nguy cơ mắc bệnh mày đay cao?

Mặc dù bệnh không lây truyền nhưng dễ tái phát và có nguy cơ mắc bệnh cao ở các đối tượng sau đây:

Phụ nữ

Theo thống kê Y tế Việt Nam, cứ 100 người thì có 10 – 15 người mắc phải căn bệnh này từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Trong đó, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao so với nam giới.  Nhất là phụ nữ đang trong thai kỳ, sau sinh, tiền mãn kinh,…dễ mắc mày đay dị ứng cấp tính. Có người khỏi ngay sau 3 – 5 ngày, cũng có người tái đi tái lại nhiều lần dù áp dụng cách điều trị kịp thời.

Người trẻ tuổi

Người trẻ tuổi thường có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng mỹ phẩm và dùng thuốc sai cách. Đây cũng là lý do vì sao đối tượng từ 15 – 20 tuổi có nguy cơ mắc mày đay cao hơn so với những đối tượng khác.

Người đang điều trị các bệnh lý

Bệnh nhân mắc và đang điều trị một trong những bệnh lý như: Tuyến giáp, lupus ban đỏ,…cũng dễ bị bệnh mày đay dị ứng khi dùng thuốc. Lúc này cơ thể vốn ốm yếu, bị tấn công bởi các tác nhân từ bên ngoài càng khiến dị ứng tiến triển sang mức độ nặng hơn.

me day 3

Bệnh nhân điều trị chứng lupus ban đỏ cũng có thể mắc mày đay dị ứng

Di truyền trong gia đình

Ngoài những yếu tố kể trên, mày đay dị ứng cũng do di truyền trong gia đình gây ra. Nếu trong gia đình bạn có bố lẫn mẹ tình mắc bệnh thì nguy cơ con sinh ra cũng bị ảnh hưởng theo.

Đối với trường hợp gia đình chỉ có bố hoặc mẹ từng có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì tỉ lệ con bị di truyền bởi căn bệnh này chiếm khoảng 25%.

Dấu hiệu nhận biết một người đang mắc bệnh mề đay

Không phải cứ xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên da là bệnh mày đay dị ứng. Để có hướng điều trị bệnh kịp thời, an toàn và dứt điểm, mỗi người cần nhận biết rõ dấu hiệu của căn bệnh này. Điển hình là những dấu hiệu phổ biến sau:

Da nổi nhiều mẩn đỏ

Các nốt mẩn đỏ xuất hiện ở một vùng da nhất định: Cánh tay, chân, lưng, ngực, mặt hoặc toàn thân. Kích thước nốt mẩn đỏ to/nhỏ không đồng đều nhau, có chỗ xuất hiện thưa thớt cũng có chỗ mọc dày đặc tạo thành cụm nhỏ.

Nổi mảng sần

Một vài người khi bị mày đay thường thấy da có mảng sần nổi lên chi chít hoặc gom thành mảng sần sùi. Mảng sần màu đỏ mọc ở vị trí chủ yếu như: Vòm họng, môi và mí mắt. Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với vết muỗi cắn, côn trùng đốt.

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu

me day 4

Mề đay mẩn ngứa để lại cảm giác ngứa ngáy, khiến người mắc bệnh cực kỳ khó chịu

Đây là dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất, ngay khi bệnh xuất hiện sẽ kèm theo cơn ngứa thành đợt hoặc từng cơn. Đi kèm với nốt mẩn đỏ, người bệnh sẽ có cảm giác muốn gãi liên tục. Tuy nhiên, càng gãi càng khiến bệnh tình trở nên trầm trọng, da bị tổn thương do gãi quá mạnh.

Cơn ngứa gây nóng rát, bức bối và kéo dài từ lúc bệnh khởi phát cho tới giai đoạn nặng hơn. Không ít bệnh nhân chủ quan, sử dụng thuốc, mỹ phẩm bôi ngoài da để giảm ngứa, nếu chữa sai cách càng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Xem thêm: Bệnh ngứa da

Thời gian xuất hiện của bệnh

Đối với trường hợp mày đay dị ứng cấp tính, bệnh thường tiến triển và tự hết trong vòng 24 giờ hoặc vài giờ. Nếu bệnh không thuyên giảm và chuyển sang giai đoạn mãn tính, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thậm chí gây sốc phản vệ và tử vong.

Một vài dấu hiệu khác của bệnh

Bệnh mày đay dị ứng không chỉ để lại các dấu hiệu kể trên, có một vài bệnh nhân xuất hiện kèm những triệu chứng như: Người nôn nao khó chịu, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, mạch tim đập nhanh, sốt cao,…

Những loại mề đay thường gặp ở người

Như đã chia sẻ ở phần trên, bệnh mề đay ở người không chừa bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Bệnh có những loại chủ yếu sau đây:

Mày đay thông thường (cấp tính và mãn tính)

  • Mày đay cấp tính có thời gian kéo dài từ 1 đến 6 tuần, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Dùng thuốc, dị ứng thực phẩm, thay đổi nội tiết tố hoặc nhiễm trùng da.
  • Mày đay mãn tính: Bệnh kéo dài từ 6 tuần trở lên, không xác định chính xác nguyên nhân. Giai đoạn này chiếm khoảng 5 – 20% trường hợp, phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

 

me day 5

Bệnh mày đay cấp tính kéo dài từ 1 – 6 tuần và tự hết nhanh chóng

Mày đay vật lý

  • Do kích thích cơ học: Hội chứng mày đay muộn, da vẽ nổi do căng thẳng tinh thần, áp lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Do thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng tác động tới vùng da nhất định hoặc toàn thân. Chủ yếu là mày đay cholinergique và mày đay do nhiệt độ lạnh.
  • Do ánh nắng mặt trời: Tác động của tia cực tím không chỉ làm da xuất hiện nốt mẩn đỏ mà còn khiến da trở nên xấu xí, xuất hiện sắc tố melanin gây lão hóa sớm.

Phù mạch (phù Quincke)

Bệnh mày đay này xuất hiện sâu, lan thành mảng lớn thường có cảm giác đau nhức, bỏng rát cực kỳ khó chịu. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân và vị trí dễ mắc bệnh nhất: Lòng bàn tay, chân, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,…

Khi mắc bệnh này, người bệnh có triệu chứng sốt cao, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, đau đầu kéo dài. Nặng nhất là dấu hiệu trụy tim do sốc phản vệ, cần được xử trí và điều trị kịp thời.

Các dạng mày đay khác

Bên cạnh những dạng trên, bệnh nhân có thể mắc dạng mày đay tiếp xúc hoặc viêm mạch mày đay.

Điều trị bệnh mề đay như thế nào?

Bệnh mày đay tuy không nguy hiểm nhưng tác động rất lớn tới sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, mỗi người cần có kiến thức nhận biết bệnh từ sớm cũng như tìm hướng điều trị an toàn.

me day 6

Điều trị bệnh mày đay an toàn, đúng cách

Điều trị không dùng thuốc

Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Xác định đúng mức độ mệnh và chỉ định có nên dùng thuốc hay không.

Đối với trường hợp không bắt buộc dùng thuốc, để giảm triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần: Nghỉ ngơi, tránh để tinh thần căng thẳng, không nên gãi quá mạnh trên da. Lưu ý cần kiêng kỵ thực phẩm (trứng, cà chua, dâu tây, chocolate,…) và thuốc (Aspirin, morphine, codeine, NSAIDs,…) gây dị ứng.

Sử dụng thuốc

Với trường hợp bị mày đay dị ứng nặng bắt buộc phải dùng thuốc, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định kê đơn gồm:

  • Thuốc kháng Histamin: Có thể gây một vài tác dụng phụ và tương tác thuốc không mong muốn. Chủ yếu là thuốc Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine, Levocetirizene,…
  • Thuốc Corticoid toàn thân: Dạng thuốc dùng uống hoặc tiêm bắp có tác dụng điều trị dứt điểm mày đay cấp tính, có dấu hiệu phù thanh quản.
  • Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng thay thế huyết tương, truyền tĩnh mạch đối với trường hợp bị mày đay nặng, có kháng trị.

Lưu ý: Khi điều trị bệnh mày đay ở phụ nữ có thai, mẹ bỉm cho con bú hay trẻ nhỏ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Cách phòng chống bệnh mề đay

Bệnh mày đay khi khởi phát cần được điều trị kịp thời nếu không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Thay vì để mắc bệnh, tốt nhất mỗi người nên có ý thức phòng tránh bệnh ngay từ sớm bằng những cách đơn giản sau:

me day 7

Phòng ngừa bệnh mày đay

Chú ý chế độ ăn uống

Bạn cần tránh các nhóm thực phẩm dễ gây ra bệnh mày đay: Thức ăn cay nóng, thực phẩm giàu protein, đồ ngọt và các chất kích thích. Bên cạnh đó bạn cũng không nên ăn thức ăn lạ mỗi khi đi du lịch trong và ngoài nước.

Dùng mỹ phẩm an toàn

Mỹ phẩm nên chọn sản phẩm có thương hiệu, phù hợp và an toàn với làn da nhằm tránh gây dị ứng. Đối với vùng da xuất hiện nốt mẩn đỏ chỉ nên thoa kem dưỡng loại nhẹ.

Bảo vệ và che chắn da kỹ càng

Một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh mề đay hiệu quả chính là bạn cần phải chăm sóc, bảo vệ làn da kỹ càng. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ quá nóng/lạnh,…cần có vật dụng che chắn mỗi khi làm việc ngoài trời kết hợp dùng kem chống nắng phù hợp.

Như vậy, bệnh mề đay rất phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải nếu không biết cách phòng ngừa từ sớm. Bệnh do nhiều nguyên nhân, không có khả  năng lây nhiễm nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Do đó mỗi người cần cập nhật kiến thức về bệnh để có hướng điều trị, ngăn chặn hiệu quả.

Các bài viết liên quan: 

Bệnh zona 

Bệnh rụng tóc 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *