Song song với bệnh sùi mào gà, bệnh lý giang mai cũng là căn bệnh xã hội đặc biệt nguy hiểm được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rộng rãi. Nhưng thực tế cho thấy không phải ai cũng biết bệnh giang mai là gì? Các giai đoạn bệnh giang mai tiến triển như thế nào và cách điều trị, phòng ngừa ra sao? Chính vì vậy mà hôm nay Phòng Khám Đa Khoa Galant xin chia sẻ đến quý đọc giả các thông tin hữu ích để bạn có thể tự bảo vệ chính mình.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai về bản chất vẫn là một bệnh lý nhiễm trùng khởi phát từ xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Tùy vào từng cấp độ bệnh lý, mà người ta sẽ chia nó ra làm các giai đoạn bệnh giang mai với những triệu chứng khác biệt.
Được biết, xoắn khuẩn giang mai thường xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua các vết xước ở cơ quan sinh dục trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển trong cơ thể người bệnh dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường khác.
Bệnh giang mai lây lan bằng cách nào?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết mặc dù các giai đoạn của giang mai phát triển với nhiều dấu hiệu khác nhau, nhưng con đường lây lan ban đầu là hoàn toàn giống nhau. Nghĩa là xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ đi từ người bệnh sang người lành thông qua những cách sau đây:
- Bệnh giang mai lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn như nam giới không sử dụng bao cao su khi quan hệ với gái mại dâm hoặc nữ giới có quan hệ tình 1 đêm mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào.
- Xoắn khuẩn giang mai lây lan qua đường máu trong quá trình tiêm chích hoặc truyền máu kém vệ sinh.
- Ngoài ra thì căn bệnh này còn có thể lây lan từ mẹ sang con trong quá trình phát triển của thai nhi.
Xem thêm:bệnh giang mai có lây qua nước bọt không
Các giai đoạn bệnh giang mai phát triển
Như đã nói ngay từ đầu bệnh giang mai diễn tiến âm thầm qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy rốt cuộc bệnh giang mai có mấy giai đoạn? Bạn sẽ được biết ngay sau đây:
Giang mai giai đoạn 1
Bệnh giang mai giai đoạn 1 thường bắt đầu khởi phát trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 90 ngày tiếp theo kể từ khi người lành tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng điển hình nhất ở giai đoạn này là:
- Các hạch bạch huyết xung quanh háng bắt đầu bị phì đại mà không rõ nguyên nhân.
- Các vết săng giang mai hình tròn hoặc bầu dục, có bờ đều với kích thước từ 0.3 – 3cm bắt đầu xuất hiện ở âm hộ, môi lớn và môi bé của âm đạo hoặc nở rộ ở miệng sáo, bao quy đầu, dương vật và bìu của “cậu bé”.
- Chúng thường không gây đau nhức, ngứa ngáy và tự biến mất sau khoảng từ 3 đến 6 tuần phát bệnh.
Giang mai giai đoạn 2
Sau khoảng từ 2 đến 10 tuần xuất hiện các triệu chứng bệnh đầu tiên, bạn có biết bệnh giang mai phát triển như thế nào khi bước sang giai đoạn 2? Đó chính là:
- Cơ thể người bệnh bắt đầu phát ban đào theo kiểu đối xứng. Sở dĩ gọi là ban đào là bởi vì các nốt ban có hình cánh hoa đào. Chúng thường biến mất khi bạn dùng tay ấn nhẹ vào đây.
- Trong miệng, âm đạo, hậu môn và cả dương vật bắt đầu xuất hiện các vết loét to nhỏ khác nhau.
- Cơ thể người bệnh có triệu chứng sốt cao, giảm cân, rụng tóc, đau đầu và đau cơ. Lúc nào bệnh nhân cũng cảm thấy mỏi mệt cực độ nhưng sau tầm vài tháng đến 1 năm triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất dù không cần được điều trị.
Giang mai giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3 hay còn gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Nghĩa là bệnh lý xã hội ở giai đoạn này tiến triển rất âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng và không phải ai cũng trải qua giai đoạn 3 này.
Giang mai giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối là một trong các giai đoạn bệnh giang mai nguy hiểm nhất. Bởi khi này căn bệnh đã bắt đầu xuất hiện nhiều triệu chứng trầm trọng hơn sau từ 5 – 15 năm ủ bệnh như:
- Hệ thần kinh và não bộ bị tổn thương nghiêm trọng dễ khiến bệnh nhân bị đột quỵ não.
- Tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm quanh tủy sống, màng não bắt đầu phát triển theo hướng khó kiểm soát.
- Tay chân bệnh nhân bắt đầu cảm thấy tê, điếc, thị lực bắt đầu giảm sút và thậm chí là bị mù lòa.
- Khi xoắn khuẩn giang mai tấn công đến tim, chúng sẽ gây ra bệnh lý hở van tim, nhiễm trùng tim và rối loạn nhịp tim với các triệu chứng khó thở cực độ.
- Ngoài ra thì người bệnh còn có nguy cơ cao mắc chứng phình động mạch hoặc viêm mạch máu nguy hiểm.
- Đối với thai nhi hoặc trẻ nhỏ, bé dễ bị chết lưu, sinh non, nhẹ câng và phát triển cơ thể bất thường như gan to, vàng da, chết não,…
Cách ngăn chặn các giai đoạn bệnh giang mai phát triển mạnh
Qua các thông tin hữu ích nêu trên, bạn đã biết bệnh giang mai có mấy giai đoạn và tiến triển ra sao. Vậy làm thế nào để ngăn chặn bệnh lý tiến triển nặng? Dưới đây là những lời khuyên vàng mà bạn nên bỏ túi ngay cho mình:
- Một là khi nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu mắc bệnh giang mai, bạn hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám sàng lọc và phát hiện bệnh lý giai đoạn sớm.
- Hai là nếu bạn thật sự mắc bệnh xã hội, bạn hãy tiến hành điều trị ngay để ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của xoắn khuẩn giang mai. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh lý, mà bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật kết hợp thuốc đặc trị giang mai cho mình.
- Ba là bạn nên ưu tiên lựa chọn những cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao trong việc điều trị bệnh giang mai các giai đoạn. Đây phải là nơi có cơ sở vật chất khang trang, thiết bị thăm khám hiện đại và phương pháp điều trị bệnh lý hiệu quả số 1.
Gợi ý lý tưởng nhất cho bạn khi này là Phòng Khám Đa Khoa Galant được hàng ngàn bệnh nhân tin dùng hiện nay. Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ chăm sóc y tế hiệu quả, chất lượng giúp bạn chấm dứt triệt để căn bệnh xã hội cực nguy hiểm!
Cách phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả nhất
Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bởi dù bệnh lý được chữa hết thì bạn vẫn có thể phải chịu các tổn thương nhất định trên cơ thể. Vậy nên Galant khuyên bạn hãy chủ động phòng ngừa bệnh giang mai theo các khuyến cáo như sau:
- Bạn hãy xây dựng cho mình đời sống hôn nhân thủy chung, không quan hệ đồng giới, quan hệ với gái mại dâm hoặc có tình một đêm khi vui chơi.
- Trong quá trình quan hệ kể cả với người yêu hay vợ chồng, thì bạn cũng nên sử dụng bao cao su để tránh lây lan bệnh tình dục.
- Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng sản phẩm chăm sóc chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn và vi nấm gây hại.
- Áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học và tích cực rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng cho chính mình.
Trên đây là tất cả các giai đoạn bệnh giang mai và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất. Bạn hãy cập nhật ngay cho mình để biết cách tự bảo vệ sức khỏe của bản thân lẫn các thành viên trong nhà. Nếu có vấn đề cần được giải đáp thêm, bạn hãy liên hệ với Galant ngay hôm nay!
Các bài viết liên quan: