Bệnh dị ứng da luôn gây ra cảm giác khó chịu và ngứa ngáy với những người bị mắc phải. Vậy thì chúng ta nên điều trị chứng dị ứng da như nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Bệnh dị ứng da là gì? Cách điều trị và phòng ngừa chi tiết nhất
Bệnh dị ứng da là một trong số những bệnh lý phổ biến có thể gặp phải ở bất cứ ai. Theo như thống kê thì có tới trên 2/3 người Việt Nam có thể bị dị ứng da. Bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân, cách điều trị chứng dị ứng da để phản ứng kịp thời nếu gặp trường hợp này.
Hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh dị ứng da.
Khái niệm bệnh dị ứng da
Bệnh dị ứng da là một loại tình trạng bệnh lý mà người mắc phải sẽ bị kích ứng da tạm thời. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng, phát sinh mỗi khi gặp tác động gây rối loạn hệ miễn dịch của da. Các tác động có thể gặp phải như là môi trường, sinh hoạt, bẩm sinh, thực phẩm…. Khi cơ thể gặp phải sự tác động này thì histamin sẽ được sinh ra để phản ứng lại gây ra dị ứng.
Trên thực tế thì chứng dị ứng da không mang tới sự nguy hiểm tới sức khỏe, chỉ là những triệu chứng đơn giản. Tuy nhiên thì nếu như không có cách điều trị đúng hoặc là tác động mạnh như là gãi lên các vùng bị dị ứng thì có thể gây ra nhiễm trùng hoặc là bị bội nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng da
Cũng như thống kê của viện da liễu Việt Nam thì nguyên nhân gây dị ứng da có tới hơn 2000. Tuy nhiên thì các nguyên nhân chính là bởi các dị nguyên xâm nhập, lúc đó histamin được sinh ra để chống lại dị nguyên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số tác động khiến sinh ra histamin và gây dị ứng da.
Bị do di truyền
Trong số các trường hợp bị dị ứng da thì có tới 4/5 (80%) là bởi yếu tố di truyền. Việc di truyền có thể là do bố mẹ mắc phải những triệu chứng viêm da, cơ địa mẫn cảm cho nên di truyền sang con cái. Đặc biệt là đối với những trường hợp sinh đôi cùng trứng với nhau thì các triệu chứng của dị ứng da có nguy cơ di truyền cao lên tới trên 75%.
Đa số chứng dị ứng da là bởi di truyền.
Tác động môi trường
Cơ địa của mỗi người có một mức độ nhạy cảm khác nhau. Với những người mà làn da có độ nhạy cảm lớn thì nguyên nhân gây ra dị ứng da có thể là bởi tác động đến từ môi trường. Lúc này thì do sự thay đổi của nhiệt độ, thời tiết… khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, khiến cho histamin được sinh ra và gây nên hiện tượng kích ứng da tạm thời. Một số tác động từ môi trường có thể gây ra dị ứng gồm:
- Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
- Phấn hoa, các loại phấn, chất gây dị ứng với cơ thể.
- Mạt bụi, bụi bẩn, không khí môi trường bị ô nhiễm.
- Ánh sáng của mặt trời, các loại côn trùng tiếp xúc.
- Thực phẩm, nguồn nước sử dụng có tác nhân gây dị ứng.
Nội tiết rối loạn
Yếu tố về nội tiết tố cũng khiến cho bệnh dị ứng da xuất hiện. Nội tiết được xếp vào nhóm dị ứng cơ địa, khi cơ thể gặp phải căng thẳng hoặc là sinh lý thay đổi (đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con….) thì nội tiết của cơ thể bị thay đổi. Sự thay đổi đột ngột này làm cho cơ thể chưa có đủ thời gian để thích nghi gây ra triệu chứng dị ứng ngoài da.
Hệ miễn dịch yếu
Thông thường thì cơ thể con người với hệ miễn dịch đủ khỏe thì sẽ chống lại được những tác nhân gây bệnh hoặc là những dị nguyên. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy giảm, các dị nguyên xâm nhập thì histamin được sinh ra khiến cho tỷ lệ mắc phải dị ứng tăng cao. Đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch của da yếu nói riêng, bị mắc phải mụn trứng cá, viêm da… thì tỷ lệ gặp dị ứng cũng cao hơn thông thường.
Hệ miễn dịch yếu làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
Dị ứng thực phẩm
Việc dị ứng bởi thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng là nguyên nhân phổ biến và thường gặp. Thông thường thì khi bị dị ứng bởi thực phẩm thì triệu chứng sẽ không quá nghiêm trọng, trong thời gian ngắn ngừng sử dụng thực phẩm và chăm sóc sức khỏe thì các triệu chứng dần biến mất. Mỗi người thường có một số những thực phẩm gây dị ứng khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ là hải sản.
Dấu hiệu nhận biết bệnh dị ứng da
Để nhận biết bệnh dị ứng da rất phức tạp, bởi vì nhiều bệnh lý liên quan tới da liễu đều có triệu chứng tương tự giống nhau. Tuy nhiên một đặc điểm của bệnh dị ứng giúp phân biệt được với nhiều bệnh lý về da khác đó là triệu chứng sẽ lặp lại nhiều lần. Vậy thì những triệu chứng gặp phải khi bị dị ứng da là gì?
Da nổi mẩn đỏ
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và gặp phải ở toàn bộ những trường hợp bị dị ứng da. Tùy vào cơ địa từng người mà hiện tượng nổi mẩn đỏ cũng khác nhau như là có mụn màu đỏ nổi lên, có vết loét gây đau rát, mặt hoặc tay chân có mẩn đỏ. Một số trường hợp khác thì các mụn nước lại có màu trắng và sần sùi, các mụn này khi vỡ sẽ gây ra hiện tượng viêm da dị ứng.
Da bị ngứa ngáy
Hiện tượng da bị ngứa ngáy khác so với việc da mẩn đỏ, tuy nhiên chúng thường đi cùng với nhau và xuất hiện đồng thời. Việc da bị ngứa chính là một cảnh báo của não bộ dành cho cơ thể rằng có dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, khiến cho histamin được giải phóng để kháng lại. Thông thường những chỗ bị ngứa cũng chính là nơi có mẩn đỏ xuất hiện.
Khi bị dị ứng thì da sẽ rất ngứa.
Da bị phù nề
Tùy theo từng người mà tình trạng phù nề có thể xảy ra hoặc là không. Nếu như bị phù nề thì những chỗ bị phù cũng chính là nơi có mẩn đỏ và bị ngứa. Khi phù nề thì vùng da trở nên dày hơn, mất đi cảm giác hoặc là cảm thấy nóng và ngứa. Phù nề khiến cho người bị dị ứng gãi nhiều và gây ra hiện tượng viêm rất nghiêm trọng cho nên các bạn cần đặc biệt chú ý.
Da khô tróc vảy
Nếu như nguyên nhân của bệnh dị ứng da là bởi tiếp xúc với tác nhân từ môi trường, các loại hóa chất… thì việc da bị khô và tróc vảy là thường thấy. Đây là biểu hiện cho thấy rằng người bị dị ứng đang mất nước và có nguy cơ bị phù nề. Nếu da bị tróc vảy thì sẽ rất nguy hiểm bởi dễ kéo theo các tình trạng viêm nhiễm cũng như là gây mất thẩm mỹ.
Da có dịch vàng
Khi da chảy ra dịch vàng nghĩa là triệu chứng của dị ứng da đã trở nên khá nặng. Lúc này người bị mắc dị ứng sẽ cảm thấy ngứa ngáy và muốn được cọ sát tại những nơi có dịch vàng. Nếu như không chăm sóc cẩn thận, các mụn nước chứa dịch vàng vỡ và khiến cho chứng dị ứng lây lan ra những vùng khác trên cơ thể. Triệu chứng này rất nguy hiểm cho nên tuyệt đối không được chủ quan.
Điều trị bệnh dị ứng da như thế nào?
Trong trường hợp bị mắc phải bệnh dị ứng da với mức độ nhẹ thì chỉ sau vài giờ hoặc 1-2 ngày thì các triệu chứng sẽ suy giảm và biến mất. Tuy nhiên nếu bị dị ứng da ở mức độ cấp tính thì cần phải thực hiện xử lý.
Nên làm sao để khắc phục tình trạng dị ứng da?
Trị bằng phương pháp thuốc Nam
- Tắm lá khế: sử dụng lá khế tươi cho vào một nồi nước và đun sôi. Sau khi nước lá khế sôi thì đổ ra chậu để hòa cùng với nước sao cho nhiệt độ vừa phải rồi lấy để tắm.
- Ăn tỏi đen: lấy tỏi đen để ăn sống hoặc là ngâm với rượu và thoa lên những vùng da bị dị ứng, tỏi đen sẽ giúp cho histamin bị đào thải bớt và giảm triệu chứng dị ứng.
- Đắp lá lốt: lấy lá lốt và cắt nhỏ để giã nát, sau đó lấy phần lá đã giã để đắp lên những nơi bị dị ứng. Bạn cũng có thể đun lá lốt lên để uống hàng ngày.
- Dùng lá trà: lấy lá trà để đun lên với nước và uống hàng ngày nhằm đào thải độc tốt rất tốt. Bạn cũng có thể đun lá trà lên để tắm cùng với một chút muối.
- Lá sài đất: dùng lá sài đất để đun lên cùng với cây sả hoặc là gừng rồi rửa cho những nơi bị dị ứng hàng ngày giúp chống viêm và thải độc cực kỳ tốt.
Trị bằng phương pháp thuốc Tây
Như đã nói thì bệnh dị ứng da bị gây ra bởi sự sản sinh histamine, chính bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể dùng các loại thuốc kháng histamin để giúp cho triệu chứng được cải thiện tốt hơn. Thuốc kháng histamin có thể được dùng ở dạng kem thoa hoặc là viên nén để uống. Đây là thuộc được bán không kê đơn cho nên các bạn hoàn toàn có thể mua ở những hiệu thuốc.
Ngoài ra thì cũng có một số các loại kem được dùng nhằm giảm bớt triệu chứng của dị ứng da. Bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ để mua những loại kem giảm ngứa, làm mềm da và chống viêm. Những loại kem này sẽ giúp cho triệu chứng của dị ứng da giảm bớt và tạo cảm giác dễ chịu, sau khoảng vài ngày sử dụng thì hiện tượng dị ứng sẽ hoàn toàn biến mất.
Có thể dùng một số loại kem chữa dị ứng da.
Cách phòng tránh bệnh dị ứng da
Bệnh dị ứng da cho dù bị gây ra bởi nguyên nhân nào, nhưng khi các triệu chứng trở thành mãn tính thì việc điều trị dứt điểm đều rất khó khăn. Chính bởi vậy mà chúng ta hãy luôn chủ động để phòng tránh được bệnh bằng cách tuân thủ những nguyên tắc trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tuyệt đối không nên tắm bằng nước nóng cho dù là mùa lạnh, chỉ nên tắm bằng nước ấm để tránh kích ứng da.
- Luôn chú ý tới độ ẩm của da, đặc biệt là mỗi khi thời tiết trở nên hanh khô hoặc là trở lạnh.
- Không nên thực hiện các hành động gãi mạnh, chà sát nhiều đối với da dị ứng hoặc là da nhạy cảm.
- Luôn cung cấp nước cho cơ thể, mỗi ngày bổ sung khoảng 2 lít nước dù là nước lọc hay nước hoa quả.
- Không nên sử dụng những loại xà phòng, dầu gội hoặc là sữa tắm chứa quá nhiều chất hóa học, hướng tới sử dụng chiết xuất tự nhiên.
- Sử dụng những loại quần áo được làm từ vải thoáng mát, không gây bí bách cho cơ thể, tránh cho cơ thể ẩm ướt bởi mồ hôi.
- Chú ý tới không gian sống, đảm bảo môi trường thông thoáng và sạch sẽ.
- Không nên sử dụng những loại hóa chất có khả năng tẩy rửa mạnh trong các hoạt động lau dọn nhà cửa, giặt quần áo….
Trên đây những thông tin cần biết về bệnh dị ứng da, mong rằng bài viết sẽ mang lại được sự hữu ích đến với bạn đọc, giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh dị ứng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Chúc bạn thành công.
Các bài viết liên quan: