Hắc Lào là bệnh gì ?

Hắc lào là một bệnh lý thường gặp về da liễu. Vậy bệnh hắc lào là gì? Cách điều trị và phòng tránh như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào – Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Hắc lào là bệnh lý da liễu thường gặp ở người. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể dưới dạng các triệu chứng khác nhau. Bệnh hắc lào nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh, để lại sẹo da gây mất thẩm mỹ. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị đối với căn bệnh này nhé.

Bạn biết gì về bệnh hắc lào?

Bệnh hắc lào hay còn được gọi là nấm da – là một chứng bệnh da liễu gây ra bởi các loại vi khuẩn nấm. Tùy tình trạng nấm da gặp phải mà bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng ở những vùng khác nhau trên cơ thể.

hac lao 1

Ảnh 1: Bệnh hắc lào gây ra bởi các loại vi khuẩn nấm. (Nguồn: Internet)

Bệnh hắc lào được phân loại dựa trên các bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh. Chẳng hạn như nấm da toàn thân, nấm da tay, nấm da đùi,…

Bệnh nếu không được kịp thời điều trị sẽ tiến triển thành bội nhiễm vi khuẩn. Lúc này chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi làn da mất thẩm mỹ. Ngoài ra, đây còn là một chứng bệnh rất dễ tái phát. Chính vì vậy, đối với bệnh lý này mọi người nên tích cực phòng ngừa và phát hiện điều trị sớm.

Bệnh hắc lào lây nhiễm như thế nào?

Khí hậu ở Việt Nam đặc trưng bởi tính chất nóng ẩm, mưa nhiều. Là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn nấm có cơ hội phát triển và lây lan. Nấm da có thể lây nhiễm cho con người bằng rất nhiều hình thức như sau:

Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân

Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh là con đường lây lan nhanh và ngắn nhất. Vi khuẩn nấm và những yếu tố kích thích bệnh có thể ký sinh trên da người trong quá trình tiếp xúc và gây bệnh trong thời gian ngắn.

Sử dụng chung vật dụng với người mắc bệnh

Vi khuẩn nấm trực tiếp gây nên bệnh hắc lào có khả năng tồn tại trong vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo,… của bệnh nhân. Vì vậy, sử dụng chung các vật dụng này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan và nhiễm bệnh đối với người xung quanh.

Quan hệ tình dục với người mắc bệnh

Nguyên nhân gây bệnh nấm da có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể người bệnh, bao gồm cả vùng kín. Trong quá trình nhiễm bệnh, nếu người bệnh có quan hệ tình dục với người khác sẽ nâng cao khả năng lây bệnh cho đối phương.

hac lao 2

Ảnh 2: Bệnh nấm da có thể lây lan qua nhiều con đường tiếp xúc. (Nguồn: Internet)

Tiếp xúc thú cưng, vật nuôi

Vi khuẩn nấm gây bệnh hắc lào cũng có thể ký sinh trên cơ thể thú cưng, vật nuôi xung quanh người bệnh. Khi người bình thường tiếp xúc với chúng sẽ vô tình tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh trú ngụ và tấn công cơ thể mình.

Tiếp xúc với môi trường bị nhiễm nấm

Vi khuẩn nấm có khả năng phát tán ra môi trường bên ngoài rất cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho một số người khỏe mạnh đột ngột bị nhiễm bệnh cho dù đã có biện pháp phòng bệnh cơ bản.

Môi trường chung như phòng ngủ, phòng làm việc, bể bơi,… là những môi trường mà vi nấm rất dễ phát triển. Do vậy, nên hạn chế các vấn đề ngủ chung, làm việc chung phòng với người bệnh hoặc đi bơi khi không có sự chuẩn bị kỹ để tránh nguy cơ mắc bệnh hắc lào.

Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh hắc lào?

Bệnh hắc lào có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ người già tới trẻ em không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Nếu không chủ động phòng tránh thì bất cứ lúc nào cũng có thể nhiễm bệnh. Bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn nếu như:

  • Sống trong điều kiện môi trường ấm áp, ẩm ướt.
  • Có sự tiếp xúc gần gũi với người bệnh hoặc vật nuôi xung quanh người bệnh.
  • Dùng chung đồ dùng như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường,… với người bị nhiễm nấm.
  • Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da trực tiếp như đấu vật,…
  • Thường mặc trang phục bó sát khiến da bị bí, tạo điều kiện cho vi nấm hình thành.
  • Hệ thống miễn dịch cơ thể yếu.

Dấu hiệu nhận biết một người đang mắc bệnh hắc lào

hac lao 3

Ảnh 3: Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh hắc lào là gì? (Nguồn: Internet)

Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, cần có biện pháp nhận biết người mắc bệnh hắc lào ở xung quanh. Những dấu hiệu điển hình cho thấy một người đang nhiễm bệnh đó là:

  • Có triệu chứng điển hình nhất là ngứa. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị bong tróc hoặc khô nứt ở vùng da bị bệnh.
  • Bệnh nấm da bắt đầu bằng việc hình thành các mảng nổi nhẹ hình tròn gây ngứa ngáy cho người bệnh. Trên bề mặt da có thể xuất hiện mụn nước hoặc có vảy khô bong tróc.
  • Khi bệnh nhân cào hoặc gãi ngứa khiến vết thương chảy dịch sẽ bị lây lan qua những vùng da khác và có thể tiến triển nặng thành nhiễm trùng.

Những dạng bệnh hắc lào thường gặp ở người

Bệnh hắc hào xuất hiện trên cơ thể người dưới nhiều dạng như:

Bệnh nấm da đùi

Một dạng bệnh hắc lào thường phát triển ở mặt trong của đùi. Nấm da đùi gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh bởi nhiều cơn đau nhức, ngứa ngáy rất khó chịu. Khi phát bệnh, trên bề mặt da thường xuất hiện các nốt ban đỏ hình vòng có khả năng lây lan nhanh chóng qua những vùng da khác.

Bệnh nấm da chân

Bệnh nấm da thường xuất hiện ở vùng kẽ ngón và mặt mu bàn chân. Ảnh hưởng từ căn bệnh này là các cơn phát ban, ngứa ngáy, bong tróc da gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nấm da chân cũng khiến cho phần chân bệnh nhân bị bốc mùi khó chịu.

hac lao 4

Ảnh 4: Nấm da gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp thẩm mĩ của người bệnh. (Nguồn: Internet)

Bệnh nấm da đầu

Triệu chứng ban đầu khi bệnh khởi phát là vùng da đầu bị sưng tấy, nổi mẩn và tóc rụng nhiều. Nguyên nhân là vì bệnh khiến cho phần chân tóc yếu đi nên dễ bị đứt gãy hơn bình thường. Phần da đầu có thể hình thành các mảng mụn mủ dạng tổ ong, sưng tấy và ngứa ngáy. Khi tiến triển nặng hơn, bệnh có thể gây hoại tử da đầu ở một số người bệnh. Hệ quả thường gặp ở dạng bệnh này đó là người bệnh bị sốt cao và có thể mắc chứng viêm hạch bạch huyết.

Bệnh nấm da đa sắc

Nấm da đa sắc thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Tuy nhiên ở một số người bệnh sẽ cảm giác ngứa ngáy trên da và tiết mồ hôi nhiều hơn. Bệnh thường xuất hiện ở vùng cánh tay, lưng, cổ và mặt. Triệu chứng dễ thấy nhất là trên bề mặt da người bệnh có thể xuất hiện các vết vảy nhỏ màu nâu đỏ và bị bong tróc nhẹ. Ngoài ra khi tiếp xúc với ánh nắng thì vùng da bị nhiễm bệnh cũng không bị sạm nắng như những vùng da khác.

Các biện pháp điều trị bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào gây ra những tổn thương khá lành tính nên việc điều trị cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên đây lại là một chứng bệnh dễ bị tái phát và lây lan. Do đó không nên chủ quan mà cần tích cực điều trị cho tới khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị tại chỗ

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một số dạng thuốc bôi ngoài da như: ketoconazol, miconazol, clotrimazol,… Ưu điểm của chúng là không màu, không mùi, không đi kèm với các tác dụng phụ như gây lột da, gây sưng đau ở vùng cơ thể bị bệnh. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc thì có thể có hiện tượng dị ứng nhẹ.

Bệnh nhân cũng có thể dùng những loại thuốc cổ điển như: ASA, BSI, mỡ Benzosali,… với công dụng tương tự. Tuy nhiên tác dụng phụ đi kèm là sẽ gây lột da nhiều và đau rát. Ngoài ra cũng khiến cho da dễ bị bắt nắng hơn bình thường.

Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, người bệnh cần lưu ý bôi thuốc đều đặn để hạn chế các cơn đau ngứa và tình trạng lan rộng. Cần hạn chế gãi, cào xước những phần da bị tổn thương để tránh gây bội nhiễm vi khuẩn.

hac lao 5

Ảnh 5: Điều trị hắc lào bằng các loại thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ. (Nguồn: Internet)

Điều trị toàn thân

Bệnh nhân tiếp nhận điều trị bằng một số thuốc kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… Nếu tình trạng ngứa quá nặng có thể dùng kết hợp thuốc kháng Histamin. Hoặc những loại kháng sinh theo chỉ định khác nếu thấy xuất hiện mủ hoặc có triệu chứng bội nhiễm.

Thông thường các trường hợp nhiễm bệnh chỉ cần điều trị bằng cách dùng thuốc bôi ngoài da có chỉ định. Để phòng ngừa tình trạng tái phát, khi bệnh khỏi nên tiếp tục bôi thuốc thêm một tuần trên vùng da nhiễm bệnh trước đó.

Cách phòng chống bệnh hắc lào

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng chống các bệnh nhiễm nấm da bằng các biện pháp như sau:

  • Giữ gìn cơ thể sạch sẽ; thường xuyên rửa tay để hạn chế nhiễm bệnh lây lan; thường xuyên vệ sinh các môi trường sinh hoạt chung như các trường học, trung tâm thể dục, bể bơi công cộng,…
  • Giữ cho cơ thể được khô thoáng; khi thời tiết ấm áp nên hạn chế mang những trang phục dày và kín trong thời gian dài; khi cơ thể đổ mồ hôi cần vệ sinh sạch sẽ và thay quần áo.
  • Không tiếp xúc với các động vật bị nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Thông thường sẽ rất khó để nhận biết dấu hiệu bị bệnh trên cơ thể vật nuôi. Do đó bạn nên nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ thú y trong trường hợp cần thiết.
  • Không sử dụng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Tránh việc sử dụng nhà tắm ở những nơi công cộng.
  • Nên mang những dạng đồ lót thoải mái để phần da đùi không bị bí quá mức.
  • Mang tất mềm và giày có phần thiết kế gồm các lỗ thông hơi tốt để giữ phần chân được khô thoáng.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh hắc lào, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho quý độc giả bạn đọc.

Các bài viết liên quan: 

Bệnh rụng tóc 

Bệnh ngứa da 

Bệnh Zona 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *